Quang cảnh Hội nghị cấp cao đặc biệt Mỹ - ASEAN
Sáng 17/2, tại Trung tâm Hội nghị Sunnylands, bang California, Hoa Kỳ, Hội
nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ đã ra Tuyên bố chung. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng
và dự đoán của nhiều người, vấn đề Biển Đông, một trong những vấn đề đang thu
hút được sự chú ý của dư luận quốc tế và khu vực lại ít được đề cập đến trong “Tuyên
bố chung” này hoặc có đề cập nhưng lại rất chung chung.
Cụ thể, tại Điểm 7 và Điểm 8 của “Tuyên bố
chung Mỹ - ASEAN” nêu:
7/ Cùng cam kết giải quyết các tranh chấp
bằng biện pháp hoà bình, bao gồm việc tôn trọng các tiến trình ngoại giao và
pháp lý, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với các nguyên tắc được thừa
nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật
Biển năm 1982 (UNCLOS);
8/ Cùng cam kết duy trì hòa bình, an ninh
và sự ổn định trong khu vực, bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải, bao gồm cả
quyền tự do hàng hải, hàng không và các mục đích sử dụng biển hợp pháp khác và
thương mại hàng hải hợp pháp không bị cản trở như đã được nêu trong Công ước
Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) cũng như phi quân sự hoá và tự kiềm
chế trong các hoạt động.
Như vậy,
trong “Tuyên bố chung Mỹ - ASEAN” hoàn toàn không đề cập trực tiếp tới vấn đề tranh
chấp trên Biển Đông, cũng như không hề nhắc tới Trung Quốc - một nhân tố chính
làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, mặc dù trước đó đích thân Tổng thống Mỹ
Barack Obama đã tuyên bố trong
cuộc họp báo sáng 17/2 (giờ Việt Nam) rằng, ông và các nhà lãnh đạo ASEAN đã
“thảo luận những bước cụ thể để hạ nhiệt căng thẳng trên Biển Đông, bao gồm ngừng
bồi lấn, xây đảo nhân tạo và quân sự hóa các khu vực tranh chấp”.
Thay vì nhắc đến Trung Quốc, Tuyên bố chung
Sunnylands lại khẳng định nguyên tắc chính của hợp tác Mỹ - ASEAN, trong đó có
“tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và độc lập chính trị của tất
cả các quốc gia… và một cam kết chung để giải quyết hòa bình các tranh chấp”.
Vậy, lý do tại sao trong “Tuyên bố” này vấn đề Biển Đông lại không được đề cập
một cách rõ ràng và Trung Quốc lại hoàn toàn không được nhắc đến trong tuyên
bố?
Theo một số nguồn tin, một số nước thành viên ASEAN thân cận với Trung Quốc đã phản
đối việc đưa vấn đề Biển Đông vào tuyên bố chung. Điều đó cho thấy những bất đồng
vẫn còn hiện hữu trong nội bộ ASEAN trong giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển
Đông.
Ngoài ra, còn một lý do khác đó chính là thái độ thiếu
cứng rắn và nhất quán của nước chủ nhà Mỹ. Mặc dù, Mỹ đã nhiều lần lên án Trung
Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp tại Trường Sa cũng như điều máy bay và tàu chiến
áp sát đảo nhân tạo để khẳng định tự do hàng không và hàng hải ở Biển Đông. Nhưng
trên thực tế, theo nhiều chuyên gia cho rằng, Mỹ "hành động chưa
tới". Hơn nữa, Trung Quốc cũng vừa là đối tác với Mỹ. Trước đó, Trung Quốc
cũng đã khéo léo nhắc về chuyện Bắc Kinh sẽ chia sẻ những lợi ích chung với Mỹ
ở Biển Đông.
Bởi vậy, trông đợi vào Hội nghị đặc biệt Mỹ - ASEAN để
giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề không thực sự lấy làm khả
thi. Hơn lúc nào hết, chúng ta vẫn phải chủ động, phát huy nội lực của mình để
bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Nam Phong
Giữa các nước Asean và Mỹ đều có quan điểm nhất quán về vấn đề giải quyết các tranh chấp trên Biển đông bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế. Còn trông đợi những biện pháp cụ thể mạnh tay hơn trong quan hệ quốc tế là khó khả thi, chúng ta chỉ tranh thủ sự ủng hộ từ quốc tế để bảo vệ chính nghĩa, tự lực cánh sinh là chủ yếu.
Trả lờiXóaNhững tuyên bố chung kiểu rất chung chung này thì đúng là không thể trông đợi gì vào được nhiều. Cha chung không ai khóc với cả khi Trung Quốc đã nói bóng gió về lợi ích và các nước thân Trung Quốc đều không lên tiếng nói gì thì chúng ta phải dựa vào sức mình lào chính thôi.
Trả lờiXóaTQ là đối tác hàng đầu của rất nhiều quốc gia đi chăng nữa nhưng những hành động xâm hại vùng biển các quốc gia trong khu vực là không thể chấp nhận. VN sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo đến cùng, đồng thời kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế kịch liệt lên án hành động bất chấp luật pháp của TQ.
Trả lờiXóathực hiện hợp tác chug tay phản đối đấu tranh với các hành vi ngang ngược, xâm phạm của Trung Quốc, không thì sau này hậu quả sẽ rất khó lường về vấn đề hòa bình và hợp tác trong khu vực cũng như trong quốc tế. đó là mục đích hướng đến của các nước trong asean.
Trả lờiXóaCó thể thấy với tư cách là một nước có vai trò quan trọng trong Liên hợp quốc, trong trường quốc tế, nhưng Mỹ hiện nay chưa thể hiện được vai trò của mình trong giải quyết các tranh chấp quốc tế. Mà cụ thể ở đây là tranh chấp ở biển Đông, khi mà trong tuyên bố chung Mỹ - ASEAN vấn đề tranh chấp ở biển Đông không được nêu ra một cách cụ thể, không đưa ra được một giải pháp hiệu quả, quyết liệt nào để ngăn chặn các hoạt động ngang ngược của Trung Quốc ở biển Đông.
Trả lờiXóaViệt Nam phải tiếp tục tự lực đấu tranh, dựa vào cộng đồng quốc tế và các quốc gia ủng hộ để giải quyết vấn đề biển Đông, chứ không thể dựa vào Mỹ được
Thấy rằng Trung Quốc đang cố tình lẩn tránh những vấn đề liên quan đến mình ở Biển Đông. Phải chăng Mỹ dù là nước mang danh nhân quyền, có tiếng mà chẳng có hành động? Dù gì thì lẽ phải luôn đúng, đâu phải Mỹ nắm cán cân công lí đâu. Không nói về vấn đề này thì chứng tỏ một điều hơn cả , Mỹ vẫn dè chừng Trung, và lợi ích của Mỹ thì dù giá trị có sai trái cỡ nào cũng không dám lên tiếng. Chúng ta cần phải bình tĩnh trước các vấn đề xung quanh trên biển không lại mắc vào cái bẫy chết người thì khổ
Trả lờiXóaThật ra bây giờ cũng đang ở mức báo động rồi, cho dù là Trung Quốc là đối tác hàng đầu của rất nhiều quốc gia đi chăng nữa nhưng những hành động xâm hại vùng biển các quốc gia trong khu vực là không thể chấp nhận. Việt Nam sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo đến cùng, đồng thời kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế kịch liệt lên án hành động bất chấp luật pháp của Trung Quốc. Chúng ra hãy đoàn kết nhay lại để làm nên những điều kỳ diệu
Trả lờiXóaĐây cũng không phải là lần đầu tiên mà có sự bất đồng quan điểm trong các nước khối ASEAN về biển Đông, Vì một số nước đã bị TQ mua chuộc rồi, họ nhận lợi của TQ nên đứng về phía TQ và phản lại lẽ tự nhiên. Phải chăng Trung Quốc có ảnh hưởng quá lớn, ngay cả Mĩ cũng không giám làm gì Trung Quốc, các nước ASEAN khác chắc đã bị trung quốc mua chuộc bằng những lợi ích kinh tế và những đe dọa khác, để cho nước này có thể lộng hành, dù sao Trung Quốc cũng là nước lớn, nên kinh tế Trung quốc có tầm ảnh hưởng toàn cầu, nên cũng rất khó cho chúng ta.
Trả lờiXóaThật là buồn cười khi thay vì nhắc đến Trung Quốc, Tuyên bố chung Sunnylands lại khẳng định nguyên tắc chính của hợp tác Mỹ - ASEAN, trong đó có “tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và độc lập chính trị của tất cả các quốc gia… và một cam kết chung để giải quyết hòa bình các tranh chấp”. Phải chăng Mỹ và Trung Quốc đã đàm phán và chia sẻ lợi ích với nhau trên biển Đông rồi chăng? Mỹ cũng chỉ nói mà chưa có hành động thực tế nào cả, chỉ là đang rung cây dọa khỉ mà thôi. Chúng ta hãy đoàn kết nhau lại để chủ động, phát huy nội lực của mình để bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Trả lờiXóaViệc các lãnh đạo Mỹ và ASEAN không đề cập các hành động của Trung Quốc hay Biển Đông trong tuyên bố chung Sunnylands cho thấy sự bất đồng tồn tại trong ASEAN. Chúng ta không thể trông chờ vào hội nghị Mỹ ASEAN để giải quyết những tranh chấp với Trung Quốc trên biển
Trả lờiXóaThay vì nhắc đến Trung Quốc, Tuyên bố chung Sunnylands lại khẳng định nguyên tắc chính của hợp tác Mỹ - ASEAN, trong đó có “tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và độc lập chính trị của tất cả các quốc gia… và một cam kết chung để giải quyết hòa bình các tranh chấp”. Vẫn còn những bất đồng, có những lý do để vấn đề đó không được đưa ra. Nếu hy vọng vào hội nghị này để giải quyết vấn đề tranh chấp thì có vẻ quá xa vời
Trả lờiXóaLý giải việc tuyên bố chung Mỹ-ASEAN không đề cập đến tranh chấp trên Biển Đông, nhiều nguồn tin cho rằng một số nước thành viên ASEAN thân cận với Trung Quốc đã phản đối việc đưa Biển Đông vào tuyên bố chung, thể hiện những bất đồng vẫn còn hiện hữu trong nội bộ ASEAN về những tranh chấp chủ quyền trên vùng biển này.
Trả lờiXóaAi cũng biết quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam không thể tranh cãi. Vào năm 1974, lợi dụng tình hình phức tạp ở Việt Nam, Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng trái phép. Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc trao trả Hoàng Sa nhưng Trung Quốc đều từ chối. Nay với việc Trung Quốc triển khai tên lửa ra Hoàng Sa, Trung Quốc đang gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng: Không bao giờ có chuyện trao trả Hoàng Sa cho Việt Nam.
Trả lờiXóaKhi đã triển khai đầy đủ các căn cứ, thiết bị quân sự tại Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc sẽ tiến tới thiết lập vùng nhận dạng phòng không và tiến hành kiểm soát các nguồn tài nguyên, các tuyến đường biển huyết mạch trong biển Đông, biến biển Đông trở thành ao nhà của mình.
Trả lờiXóaAi cũng biết quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam không thể tranh cãi. Vào năm 1974, lợi dụng tình hình phức tạp ở Việt Nam, Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng trái phép. Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc trao trả Hoàng Sa nhưng Trung Quốc đều từ chối. Nay với việc Trung Quốc triển khai tên lửa ra Hoàng Sa, Trung Quốc đang gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng: Không bao giờ có chuyện trao trả Hoàng Sa cho Việt Nam.
Trả lờiXóaGần đây nhất, Trung Quốc lại một lần nữa thể hiện bản chất xảo trá, nói một đằng làm một nẻo, hành xử theo kiểu côn đồ nước lớn bất chấp luật pháp quốc tế khi quyết định triển khai tên lửa đất đối không tại quần đảo Hoàng Sa, vốn thuộc chủ quyền Việt nam bị Trung Quốc cưỡng chiếm.
Trả lờiXóaKhông chỉ là vấn đề tranh chấp với Việt Nam, khác với các hoạt động dân sự mà Trug Quốc tiến hành trước nay, việc triển khai tổ hợp tên lửa có thể xem là một bước đi mạnh tay của Trung Quốc, thể hiện quyết tâm quân sự hóa biển Đông của Trung Quốc để thực hiện cho âm mưu độc chiếm biển Đông của mình. Trung Quốc sẽ gia tăng sự hiện diện quân sự ở Hoàng Sa và tiến tới kiểm soát vấn đề tự do hàng hải của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trả lờiXóaTrung Quốc vẫn luôn tuyên bố sẽ giữ nguyên trạng hiện trạng tranh chấp biển Đông, không có những hành động làm gia tăng căng thẳng trên biển Đông. Tuy nhiên hành động này thêm một lần nữa khẳng định rằng Trung Quốc luôn nói một đằng làm một nẻo. Và những ai tin rằng Trung Quốc sẽ tuân thủ pháp luật quốc tế, Trung Quốc sẽ tôn trọng các quốc gia khác có tranh chấp, Trung Quốc sẽ ứng xử như một nước lớn sẽ là những người ngây thơ.
Trả lờiXóaNgoại trưởng Trung Quốc lại to tiếng nói rằng “Trung Quốc có quyền” tự vệ và duy trì sự phòng thủ theo luật pháp quốc tế khi lắp đặt "các cơ sở phòng vệ cần thiết và hạn chế" trên các đảo và đá ngầm, nơi binh lính Trung Quốc đang đóng quân. Ông ta cũng đề cập đến các ngọn hải đăng và phương tiện cứu hộ nhưng không nói gì đến hệ thống tên lửa phòng không.
Trả lờiXóaTQ thường xuyên thể hiện bản chất bành trướng trong “bóng tối”, lời nói của chúng hoàn toàn không có sự nhất quán, bản thân các lãnh đạo thể hiện sự mâu thuẫn. Sự thật đã được phơi bày khi TQ ngày càng bị các nước trong khu vực, trên thế giới vạch trần bản chất của chúng.
Trả lờiXóaGiành hẳn hai điều cho vấn đề biển Đông. Tới quốc gia không có biển như Lào còn lên tiếng ủng hộ thì quả là sự quá đáng của Trung QUốc làm cho rất nhiều quốc gia phản đối mạnh mẽ
Trả lờiXóaVới việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa, Trung Quốc có thể tiến tới tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không và sử dụng hệ thống tên lửa này để đe dọa các chuyến bay gần đó cũng như đe dọa tự do hàng hải trong khu vực.Trung Quốc đang muốn dùng vũ lực, dùng sức mạnh quân sự để cưỡng hiếm cả biển Đông.Trung Quốc đang thách thức cả thế giới.
Trả lờiXóaPhía TQ đã chịu sự phản ứng gay gắt từ công luận quốc tế, song tư tưởng bành trướng của TQ vẫn không hề từ bỏ, miệng lưỡi của TQ vẫn được gọi là thứ miệng lưỡi không xương. Các tướng TQ, từ chủ tịch đến phát ngôn viên, cùng các tướng quân đội đều phủ nhận việc đưa tiên lửa cùng các bệ phóng ra phú Lâm (Thuộc quần đảo Hoàng Sa chủ quyền của Việt Nam) là hoàn toàn không phải, hoặc là lý giải bằng cách chỉ là nhằm mục đích phòng vệ, phòng thủ.
Trả lờiXóatrông đợi vào Hội nghị đặc biệt Mỹ - ASEAN để giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề không thực sự lấy làm khả thi. Hơn lúc nào hết, chúng ta vẫn phải chủ động, phát huy nội lực của mình để bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Trả lờiXóaChắc chắn là Mỹ sẽ luôn đặt lợi ích riêng của họ trong bất cứ vấn đề gì, kể cả vấn đề biển Đông. Và không chỉ riêng Mỹ, quốc gia nào cũng sẽ đặt lợi ích lên trên hết trong các vấn đề quốc tế, chỉ là họ mong muốn lợi ích mang lại ở mức độ nào và khía cạnh nào thôi. Vậy nên cũng đừng trông mong gì chuyện các ông lớn khác nhảy vào để kiềm chế lẫn nhau, có chăng bọn họ chỉ nhảy vào để xâu xé lấy miếng mồi lợi ích thôi.
Trả lờiXóa