Lính Trung Quốc bị bắt trong chiến tranh biên giới phía Bắc 1979
Những ngày qua, dư luận đang nổ ra một cuộc tranh luận gay gắt xung quanh cuộc
chiến tranh biên giới phía Bắc 1979. Vào đúng dịp kỷ niệm 37 năm chiến tranh
biên giới phía Bắc 1979, nhiều bài viết, nhiều ý kiến đã được nêu ra, trong đó
rất nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc chúng ta phải trả lại những gì đúng với
giá trị lịch sử của cuộc chiến vệ quốc này.
Thiếu tướng, Anh hùng LLVT Lê Mã Lương cho rằng “Đã đến lúc chúng ta cần phải tôn vinh một
cách đầy đủ, chính trực và đàng hoàng với các liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc
chiến này. Cần đưa nội dung này vào trong chương trình giáo dục một cách đầy
đủ. Lịch sử cần trở lại với lịch sử và trả lại những giá trị vốn có của nó”. Thiếu
tướng Lê Mã Lương còn khẳng định “Cuộc chiến tranh này là một chương trong
lịch sử dân tộc. Lịch sử vốn dĩ rất công bằng, không ai có thể bóp méo được. Vì
vậy, chúng ta phải trả lại sự công bằng vốn có của nó”.
Trong khi đó, Trung Tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV
khẳng định: “Trong cuộc chiến tranh
để bảo vệ biên giới năm 1979, quân và dân ta đã giành chiến thắng. Chẳng có lý
do gì để những người đã nằm xuống vì sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước bị lãng
quên”.
Đồng thời, tướng Thước cũng nói thêm “Sự kiện tháng 2/1979 nằm trong hệ
thống âm mưu xuyên suốt của Trung Quốc, ép Việt Nam phải lệ thuộc vào họ, tạo
điều điều cho nhà cầm quyền Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng của mình ở Biển Đông... Những
người đã từng cầm súng chiến đấu như chúng tôi mới thấu hiểu được nỗi đau, mất
mát của những người đồng đội đã ngã xuống vì dân tộc này. Chúng ta phải nói rõ
cho các thế hệ sau biết bản chất thật của Trung Quốc trước những hành động xâm
lược đó”.
GS.TS Vũ Minh Giang thì cho rằng: “Bộ Giáo dục cần triển khai nhanh hơn,
kịp thời hơn, sự kiện chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 vào sách giáo khoa để
tôn trọng lịch sử, hướng tới giáo dục truyền thống và hướng tới tương lai tốt
đẹp”.
Như vậy, hầu hết các quan điểm đều cho rằng, đã đến lúc chúng ta cần trả lại
những giá trị vốn có của lịch sử đối với cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979.
Có thể vì những vấn đề nhạy cảm, tế nhị trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước
mà cuộc chiến này thời gian qua ít được đề cập nhiều. Tuy nhiên, đã đến lúc
chúng ta phải trả lại lịch sử những gì thuộc về nó. Chúng ta không thể lãng
quên được sự hy sinh xương máu của quân và dân ta để làm nên thắng lợi vẻ vang
của cuộc chiến này. Nếu lãng quên chiến tranh biên giới 1979 là
có tội với những người cầm súng, chiến đấu, hi sinh vì độc lập dân tộc, có tội
với tổ tiên, tổ quốc. Chiến tranh biên giới 1979 phải được đặt ngang hàng với
các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc từ xưa tới nay. Bản
thân tác giả bài viết này cũng hoàn toàn đồng ý với quan điểm đó.
Hải chiến Hoàng Sa 1974
Bên cạnh
cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979, hiện nay còn một cuộc chiến nữa cũng đang
thu hút được sự quan tâm sâu sắc của dư luận, đó là cuộc “Hải chiến Hoàng Sa”
năm 1974. Có một điểm chung giữa cuộc chiến tranh biên giới 1979 và cuộc “Hải
chiến Hoàng Sa” khi những kẻ đã tạo nó không ai khác là quân xâm lược Trung Quốc.
“Hải
chiến Hoàng Sa” là cuộc chiến nổ ra giữa quân xâm lược Trung Quốc và chính phủ
Việt Nam Cộng hòa (Ngụy quyền Sài Gòn). Kết quả của cuộc chiến này là chúng ta
đã đánh mất quần đảo Hoàng Sa vào tay quân xâm lược Trung Quốc (lúc này quần đảo
Hoàng Sa thuộc quyền quản lý của chính phủ Việt Nam Cộng hòa). Trong cuộc chiến
này, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã thất bại một cách nhanh chóng, 74 lính Việt
Nam Cộng hòa đã tử trận, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam kể từ đó nằm trong sự
kiểm soát của Trung Quốc.
Nói về
cuộc chiến này, cũng như khi nói đến 74 lính Việt Nam Cộng hòa đã tử trận, hiện
nay có ý kiến, quan điểm cho rằng, chính phủ Việt Nam hiện tại cần phải công nhận
74 lính Việt Nam Cộng hòa là liệt sĩ, cần phải tôn vinh 74 lính Việt Nam Cộng
hòa, bởi vì đã là người Việt Nam, dù ở chiến tuyến nào đã chiến đấu, hy sinh vì
Tổ quốc thì đều phải được công nhận là liệt sĩ.
Lập luận
đó mới nghe thì có vẻ hợp lý, tuy nhiên nếu nhìn lại vào cuộc chiến này, đặt nó
vào bối cảnh của cuộc chiến thì lại không hợp lý một chút nào. Tại sao lại như
vậy?
74
lính Việt Nam Cộng hòa đã chiến đấu vì ai? Vì cái gì? Tại sao họ lại tử trận?
Đó là câu hỏi mà nhiều người còn chưa lý giải được. Đại tá Hải quân Việt
Nam Cộng hòa Hà Văn Ngạc, người có mặt trên con tàu HQ-5 trong vai trò trực
tiếp chỉ huy Hải đoàn VNCH đối mặt với lính Trung Quốc đã thừa nhận rằng “xét
về thông số, lực lượng tàu chiến của VNCH có thể dễ dàng đánh bại Hải quân
Trung Quốc nhờ vào ưu thế về trang bị. Tuy nhiên, kết quả trận đánh lại là một
thất bại nhanh chóng cho VNCH”. Vì sao lại như vậy?
Đại tá Hà Văn Ngạc còn nói thêm, vì sai mấy
phát đạn của HQ-5 lại bắn trúng vào tàu HQ-16, gây thiệt hại nặng cho đồng đội?
Vì sao, chỉ sau ít phút tham chiến, VNCH mất một tàu do hỏa lực của chính mình
bắn vào đồng đội, hai tàu khác thì quay đầu rút lui? Vì sao khi hạm trưởng HQ-10 bị thương thì một
số thủy thủ nhát gan cũng bỏ tàu nhảy xuống biển chứ không lo chiến đấu tiếp?
Tại sao lực lượng lực lượng không quân của
VNCH ở sân bay Đà Nẵng khá mạnh (bao gồm 120 máy bay phản lực Northrop F-5)
nhưng lại không được phép cất cánh để tham chiến?...
Tất cả đều được trả lời một cách rành mạch
rằng, đó là vì sự chia chác lợi ích giữa Trung Quốc và Mỹ trên xương máu của
người Việt Nam. VNCH thất bại nhanh chóng, vì chính họ đã bị “cha đỡ đầu” là Mỹ
đã yêu cầu như vậy.
Nếu VNCH chiến đấu và chiến đấu đến cùng vì
lợi ích, toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc này thì chúng ta đã không bao giờ mất
Hoàng Sa. Vậy, bây giờ chúng ta lại tôn vinh chính những kẻ đã giày xéo lên
từng tấc đất của tổ tiên.
Lịch sử là lịch sử, lịch sử luôn là chân
thực nhất. Bởi vậy, không thể tôn vinh những người đã bán rẻ lịch sử dân tộc
mình. Lịch sử phải được trả lại đúng với lịch sử của nó.
Việt Nguyễn