Nhạc sĩ Tuấn Khanh
Nhân dịp Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam và Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức buổi lễ
đặt viên đá, khởi công xây dựng Khu tượng đài “Nghĩa sĩ Hoàng Sa”, ngày 17/1
vừa qua, nhạc sĩ Tuấn Khanh (đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh) đã có
một bài viết mang tính suy diễn hết sức nguy hiểm, xuyên tạc sự kiện lịch sử
của dân tộc đăng tải trên RFA.
Trong bài
viết này, nhạc sĩ Tuấn Khanh đã khiến dư luận hết sức bất bình với việc xuyên
tạc và trà đạp lên lịch sử dân tộc khi làm phép so sánh lực lượng hải quân Việt
Nam cộng hòa với bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam. Theo đó nhạc sĩ Tuấn Khanh
phán rằng, 64 liệt sĩ hy sinh tại trận chiến bảo
vệ đảo Gạc Ma năm 1988 không xứng đáng được tôn vinh bằng những lính ngụy chết
trong vụ bán độ lịch sử của Mỹ ngụy ở Hoàng Sa năm 1974.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh viết: "74 người lính (của Quân đội Việt Nam cộng hòa trước đây - tử
trận trong hải chiến Hoàng Sa) đó không phải là nghĩa sĩ. Tấm bia giả
dối chỉ ghi một nửa sự thật đó, rồi một ngày sẽ phải thay đổi. Nghĩa sĩ chỉ là
những người có tấm lòng, và hành động trong một bối cảnh bị dồn ép. Nhưng 74
anh lính đó là những quân nhân nhận được mệnh lệnh trực tiếp từ chỉ huy của họ,
của tổ quốc mình, rằng phải sống mái với giặc thù để giành lại đảo, giành lại
biển, và họ trở thành tử sĩ.
Rõ ràng,
quyết tâm và hành động của thiếu tá Ngụy Văn Thà và đồng đội của mình hoàn toàn
khác hẳn với 64 binh sĩ của quân đội Nhân Dân Việt Nam trên đảo Gạc Ma, bị thảm
sát năm 1988: đó là những người bộ đội bị giết chết uất ức vì theo lệnh của chỉ
huy trên đất liền là không được đánh trả. Thậm chí xác của họ không được trục
vớt, thông tin bị ém nhẹm suốt nhiều năm, họ từng bị bỏ quên trong trong nhiều
năm một cách đau xót. Chính những người đó đã hy sinh trong vai trò của nghĩa
sĩ. Ngày 19/1/1974 không có nghĩa sĩ mà chỉ có những người hy sinh vì đất nước,
những tử sĩ của quốc gia".
Chẳng biết vì không hiểu biết lịch sử hay vì bản tính lộng
ngôn, xảo trá của mình mà nhạc sĩ Tuấn Khanh đã đổi trắng thay đen về cuộc “hải
chiến Hoàng Sa” 1974 và “hải chiến Trường Sa” năm 1988 khiến dư luận phẫn nộ.
Về trận “hải chiến Hoàng Sa” năm 1974, chính Đại tá Hải quân
VNCH Hà Văn Ngạc, người có mặt trên con tàu HQ-5 trong vai trò trực tiếp chỉ
huy Hải đoàn VNCH đối mặt với lính Trung Quốc đã thừa nhận rằng “xét về thông
số, lực lượng tàu chiến của VNCH có thể dễ dàng đánh bại Hải quân Trung Quốc
nhờ vào ưu thế về trang bị. Tuy nhiên, kết quả trận đánh lại là một thất bại
nhanh chóng cho VNCH”. Vì sao lại như vậy?
Có một sự thật mà ít người biết được đó là tại sao với lực
lượng lớn mạnh hơn nhưng VNCH lại nhanh chóng thất bại trong trận chiến bảo vệ
Hoàng Sa. Quần đảo Hoàng Sa vào thời điểm này thuộc quyền kiểm soát của VNCH
(chế độ ngụy quyền Sài Gòn, dưới sự bảo trợ của Mỹ). Tuy nhiên, trước đó giữa
Mỹ và Trung Quốc đã có sự ngả giá, chia chác lợi ích trên xương máu của người
Việt Nam. Vì vậy, trước khi quân đội Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng
Sa, VNCH đã được lệnh “án binh bất động” từ những người điều hành mình.
Đại tá Hải quân VNCH Hà Văn Ngạc còn cho biết, các chỉ huy
VNCH đã không lập sẵn kế hoạch cơ động tác chiến nếu có nổ súng, dẫn đến việc
tác chiến bị động: Trong trận đánh, Phân đoàn I (gồm 2 tàu hiện đại nhất là
HQ-4 và HQ-5) chỉ ở bên ngoài "nhìn và đợi", và vì quá lo sợ Trung
Quốc, HQ-5 chỉ bắn vào lòng chảo 5 - 7 phát trước khi cùng HQ-4 rút lui. Mấy
phát đạn này của HQ-5 thì lại bắn trúng vào tàu HQ-16, gây thiệt hại nặng cho
đồng đội. Vậy là chỉ sau ít phút tham chiến, VNCH mất một tàu do hỏa lực của
chính mình bắn vào đồng đội, hai tàu khác thì quay đầu rút lui. Chỉ còn HQ-10 nhưng
đây là tàu nhỏ yếu nhất. Khi hạm trưởng HQ-10 bị thương thì một số thủy thủ
nhát gan cũng bỏ tàu nhảy xuống biển chứ không lo chiến đấu tiếp. Trận hải
chiến vì vậy mà thất bại.
Trong khi đó, lực lượng không quân của VNCH ở sân bay Đà
Nẵng khá mạnh (bao gồm 120 máy bay phản lực Northrop F-5) nhưng lại không được
phép cất cánh để tham chiến do sức ép từ Mỹ (Trước đó, Herikisinge đã bắt tay
với Trung Quốc, bán đứng Hoàng Sa cho Trung Quốc).
Khi lính Trung Quốc đổ bộ lên đảo, binh lính VNCH đã không
tổ chức bắn trả mà bỏ chạy vào khu bụi cây giữa đảo, sau đó thì buông súng đầu
hàng. Chỉ từ 10 giờ sáng tới xế trưa, lính Trung Quốc đã bắt được 49 tù binh
(lính VNCH) trên các đảo mà không cần nổ súng, hoàn tất chiếm các đảo một cách
nhanh chóng.
Còn về trận “hải chiến Trường Sa” năm 1988, nhạc sĩ Tuấn
Khanh cho rằng “những người bộ đội bị giết chết uất ức vì theo lệnh của chỉ
huy trên đất liền là không được đánh trả”. Tuy nhiên, việc có được bắn trả hay không thì hãy nghe cựu binh
Gạc Ma Lê Hữu Thảo nói: "Tôi là
người trực tiếp dưới đảo Gạc Ma vào sáng ngày 14/3/88, là tiểu đội trưởng chỉ
huy tổ bảo vệ cờ, có 2 khẩu AK 47.
Tôi chưa từng nghe ai lệnh cho tôi
là không được nổ súng, và tôi không hề phát biểu về có lệnh hay không có lệnh
nổ súng và bằng chứng trong clip vẫn còn đó”.
Hơn nữa, nếu có lệnh không được đánh trả thì tại sao khi lính
Trung Quốc bắn trung úy Trần Văn Phương, bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam lại
nổ súng và kết quả là 6 lính Trung Quốc chết, 18 tên khác bị thương!
Vậy xin hỏi nhạc sĩ Tuấn Khanh và phóng viên Mặc Lâm rằng,
giữa một bên là những kẻ đã chủ động rút quân, không cầm súng để đến nay chúng
ta không còn một mảnh đất cắm dùi ở Hoàng Sa với một bên là những người lính đã
chiến đấu đến cùng để bảo vệ Trường Sa, bên nào có công bên nào có tội?
Nhạc sĩ Tuấn Khanh không biết hay giả vờ không biết? Nếu
không biết thì hãy đọc và nghiên cứu để cho biết, còn nếu biết rồi mà vẫn làm
càn thì hãy thôi cái trò xảo trá, đểu cáng của mình, đừng cầm súng bắn vào lịch
sử dân tộc mình như thế.
Việt Nguyễn
Chiến tranh đã đi qua gần 40 năm, vết thương ở vĩ tuyến 17 đã "liền da", nhưng vết thương trong lòng người vẫn còn đó. Và hòa hợp chính là để hàn gắn vết thương, để mọi người Việt Nam dù ở trong nước hay ngoài nước cũng cùng nhìn về phía trước để suy nghĩ và hành động vì tương lai dân tộc, vì một đất nước giàu mạnh,... Ðó là công việc chính đáng. Nhưng sự chính đáng đó không thể được thực hiện bởi việc làm trái đạo lý và sự thật. Hòa hợp phải mang theo sự chân thành, chân thành với nhau và chân thành với đất nước, với lịch sử. Chân thành với nhau là đến với nhau mà không mang theo thiên kiến thù hận. Buồn cho Nhạc sĩ Tuấn Khanh không hiểu vì nhận thức chính trị thấp kém hay ông đang muốn nổi tiếng theo cái cách của làng dân chủ
Trả lờiXóaSự thật lịch sử cho thấy, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam là một cuộc chiến đấu chống xâm lược. Và sự thật lịch sử cũng cho thấy, khi Mỹ can thiệp vào Việt Nam đã có một số người lầm lạc, chĩa súng vào đồng bào, gây nên nhiều tội ác. Nhạc sĩ Tuấn Khanh có biết điều này không?
Trả lờiXóaHòa hợp, đoàn két dân tộc xuất phát từ tâm sáng lòng ngay đặc biệt là nhận thức lịch sử đúng bản chất. Hòa hợp nôm na là giao hòa tình cảm, bỏ qua quá khứ cùng hợp tác trên tinh thần anh em, máu mủ đồng bào. Được vậy thì hòa giải đương nhiên lại càng không cần đặt ra. Trên tinh thàn HHĐKDT thì người ta phải biết đặt lợi ích chung lợi ích dân tộc lên trên, nhận thức đúng đắn lịch sử đất nước và lịch sử bản thân mà điều chỉnh trong cuộc sống. Chứ không phải đem mấy người lính đó ra đế rồi mặc cả theo kiểu "anh vinh danh người của tôi thì tôi mới hòa hợp với anh."Nhạc dĩ Tuấn Khanh hãy hiểu điều đó
Trả lờiXóaNhạc sĩ Tuấn KHanh đã tự vẽ con đường tăm tối cho bản thân hắn. Từ một nhạc sĩ có tiếng giờ bản thân hắn đã trở thành kẻ có tương tưởng và hành động phản động một cách cực đoan
Trả lờiXóaviệc Tuấn Khanh và đài RFA coi những chiến sĩ hi sinh ở Trường Sa năm 1988 như những người “bị giết chết uất ức vì theo lệnh của chỉ huy trên đất liền là không được đánh trả” là một sự xúc phạm không thể dung thứ anh linh những người đã khuất.
Trả lờiXóaVậy xin hỏi nhạc sĩ Tuấn Khanh và phóng viên Mặc Lâm rằng, giữa một bên là những kẻ đã chủ động rút quân, không cầm súng để đến nay chúng ta không còn một mảnh đất cắm dùi ở Hoàng Sa với một bên là những người lính đã chiến đấu đến cùng để bảo vệ Trường Sa, bên nào có công bên nào có tội?
Trả lờiXóaNếu nhìn một cách toàn diện, thì hình như gã nhạc sỹ này đang ngày càng tự tung tự tác, không kiểm soát được lỗ “mồm” mình. Từ kỳ thị vùng miền, đến đưa nội dung sai trái và bây giờ là sự xúc phạm không thể dung thứ anh linh những người đã khuất. Liệu chăng các cơ quan chức năng nên vào cuộc trước một kẻ loạn ngôn mang danh nhạc sỹ.
Trả lờiXóaKhán giả cứ thắc mắc Tuấn Khanh của “Rêu phong” sao không ra thêm bài nào hot nữa, họ thắc mắc tới, thắc mắc lui rồi cũng cho cái tên Tuấn Khanh vào quên lãng. Nhưng khán giả nào biết nhạc sỹ Tuấn Khanh vẫn sáng tác ấy chứ, bền bỉ vô cùng, chỉ có điều, khi dính đến hai từ “xã hội” thì âm nhạc của Tuấn Khanh bỗng trở nên vô vị đến lạ lùng.
Trả lờiXóaTôi không thể tin được một người nhạc sỹ, một người của công chúng như ông nhạc sĩ Tuấn Khanh lại có thể phát biểu như vậy được. Chắc hẳn ai cũng cảm thấy phẫn nộ và bất bình khi thấy người nghệ sĩ này cố tình xuyên tạc và xúc phạm lịch sử dân tộc khi làm phép so sánh lực lượng hải quân Việt Nam cộng hòa với bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam. Theo đó, 64 liệt sĩ hy sinh tại trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988 không xứng đáng được tôn vinh bằng những lính ngụy chết trong vụ bán độ lịch sử của Mỹ ngụy ở Hoàng Sa năm 1974. Làm cái nghề nghệ sỹ thì đạo đức và kiến thức là cái không thể thiếu, thế nhưng cái mà chúng ta nhìn thấy thì thực sự là thiếu. Mong rằng Nhạc sĩ Tuấn Khanh hãy quách tỉnh ngay lập tức trước khi quá muộn
Trả lờiXóaTôi nghĩ rằng việc nhạc sĩ Tuấn Khanh coi những chiến sĩ hi sinh ở Trường Sa năm 1988 như những người “bị giết chết uất ức vì theo lệnh của chỉ huy trên đất liền là không được đánh trả” là một sự xúc phạm không thể dung thứ đối với anh linh những người đã khuất. Nhạc sĩ Tuấn Khanh nói những điều ngu xuẩn, xúc phạm lịch sử dân tộc mình như vậy có thấy hổ thẹn với lương tâm của bản thân và đối với những người đã khuất hay không? Thật đáng buồn cho một kẻ mang trên mình cái danh nhạc sĩ.
Trả lờiXóaNhạc sĩ là con người của công chúng, đáng lẽ ra họ phải hiểu một điều trước khi viết hay phát biểu điều gì đó thì phải thận trọng, tránh gây hiểu nhầm cho lực lượng "fan",vậy mà cái ông Tuấn Khanh lại làm vậy, có đơn giản đây chỉ là sự hiểu biết hay là sự xuyên tạc, muốn quay ra chống phá nhà nước ta. Dù sao thì mong nhạc sĩ hãy cẩn thận hơn với những phát ngôn luận điệu của mình, đừng đi ngược lại với những giá trị của đất nước như vậy. Từ một nhạc sĩ có tiếng giờ bản thân hắn đã trở thành kẻ có tư tưởng chống đối và hành động phản động một cách cực đoan. Buồn thay cho ông, một nhạc sĩ nổi tiếng nhưng nhận thức chính trị còn quá kém.
Trả lờiXóaLà một nhạc sĩ, một nghệ sĩ đáng ra những gì ông ta làm phải là truyền bá, đưa văn hóa nghệ thuật những giá trị tốt đẹp đến từng người dân chứ không phải là đi theo những thứ tạp nham, vớ vẩn và đầy tích chất phản động như bây giờ. 74 nghĩa sĩ đã ra sức chống trả bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước, thế mà Tuấn Khanh lại bảo họ không được chống trả, cam chịu chết trận theo lệnh từ đất liền, chỉ nghe thôi đã thấy vô lý, nực cười rồi ấy. Nhạc sĩ Tuấn Khanh đã cố tình xuyên tạc và xúc phạm lịch sử dân tộc khi làm phép so sánh lực lượng hải quân Việt Nam cộng hòa với bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam. Những hành động này cần phải bị trừng trị nghiêm khắc trước pháp luật.
Trả lờiXóa
Trả lờiXóa"74 người lính (của VNCH tử trận trong hải chiến Hoàng Sa) đó không phải là nghĩa sĩ.Tấm bia giả dối chỉ ghi một nửa sự thật đó, rồi một ngày sẽ phải thay đổi. Nghĩa sĩ chỉ là những người có tấm lòng, và hành động trong một bối cảnh bị dồn ép. Nhưng 74 anh linh đó là những quân nhân nhận được mệnh lệnh trực tiếp từ chỉ huy của họ, của tổ quốc mình, rằng phải sống mái với giặc thù để giành lại đảo, giành lại biển, và họ trở thành tử sĩ. Rõ ràng, quyết tâm và hành động của thiếu tá Ngụy Văn Thà và đồng đội của mình hoàn toàn khác hẳn với 64 binh sĩ của quân đội Nhân Dân Việt Nam trên đảo Gạc Ma, bị thảm sát năm 1988: đó là những người bộ đội bị giết chết uất ức vì theo lệnh của chỉ huy trên đất liền là không được đánh trả. Thậm chí xác của họ không được trục vớt, thông tin bị ém nhẹm suốt nhiều năm, họ từng bị bỏ quên trong trong nhiều năm một cách đau xót”. Nói như anh ta, thật là một sự xúc phạm ghê gớm đến anh linh những người đã khuất. Phải chăng anh muốn tạo ra một cuộc đánh tráo lịch sử?
Nhạc sĩ tài giỏi mà đến lịch sử đất nước, lòng tự tôn dân tộc cũng không có thì chẳng đáng được mọi người coi trọng. Dù ông có giỏi về âm nhạc đi chăng nữa nhưng chưa chắc ông đã giỏi về lịch sử, có nhận thức sâu sắc về chính trị. Mang 64 chiến sĩ hy sinh anh dũng ở Trường Sa năm 1988 so sánh với những tên lính VNCH tháo chạy trong hải chiến Hoàng Sa 1974 thật là một sự sỉ nhục lớn.
Trả lờiXóaNhạc sỹ Tuấn Khanh ơi, ông là người lớn không còn là con trẻ đâu, trước một sự việc gì phải tìm hiểu rõ ngọn ngành nguồn cội, tìm kiếm những thông tin xác thực thì ông mới nên phát ngôn ra, nhất là đây là một việc hệ trọng liên quan đến Tổ quốc đến dân tộc. Đừng để những nguồn thông tin của kẻ địch làm mờ mắt.
Trả lờiXóathằng chó tuấn khanh
Trả lờiXóaNhững gì đã thuộc về lịch sử thì hãy trả lại đúng cho nó, không ai có quyền xuyên tạc bóp méo lịch sử hào hùng của dân tộc ta,dân tộc Việt Nam sẽ không bao giwof quên những anh hùng chắc tay súng bảo về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc
Trả lờiXóaCon cặc
Trả lờiXóaCái nồn chúng mày
Trả lờiXóa