 |
Hàng
vạn người dân đón mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại biểu được giới thiệu ứng cử Đại
biểu Quốc hội tại Hà Nội ngày 5/1/1946.
|
Người
Thủ Thư
Trong
những ngày đầu của năm mới 2016, mỗi người Việt Nam như sống lại
những kỷ niệm đẹp về ngày bầu cử đầu tiên của dân tộc. Cách đây 70
năm, ngày Mồng 6 Tháng Giêng năm 1946 là một ngày vui trọng đại, ngày Tổng tuyển
cử đầu tiên trong lịch sử dân tộc VN. Có thể khẳng định rằng, sự ra đời của
Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là hiện thực sinh động về thể chế Nhà
nước cộng hòa dân chủ, một loại hình Nhà nước pháp quyền cách mạng của nhân dân
Việt Nam.
Xét
trong bối cảnh lịch sử của dân tộc Việt Nam, chúng ta càng thấy được
những giá trị lịch sử to lớn của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên
06/01/1946. Giá trị to lớn ấy được thể hiện ở chỗ, chỉ một ngày sau
khi tuyên bố Độc lập, Chính phủ lâm thời đã quyết định tổ chức tổng tuyển cử.
năm ngày sau đó, ngày 8/9/1945 ban hành Sắc lệnh đầu tiên (SL số 14) để chính
thức ấn định sau 2 tháng sẽ mở cuộc tổng tuyển cử. Ngày 26/9/1945, ban hành Sắc
lệnh số 39 về lập một Uỷ ban dự thảo thể lệ Tổng tuyền cử. Chỉ trong vòng một
tháng rưỡi Uỷ ban này đã soạn thảo xong bản dự thảo để Chính phủ chính thức ban
hành Sắc lệnh số 51 ngày 17/10/1945 về Thể lệ Tổng tuyển cử với những quy định
thật sự tự do, thật sự dân chủ và kèm theo Sắc lệnh này là Bảng ấn định số đại
biểu các tỉnh và thành phố được bầu. Từ đó có thể thấy rằng, trong lịch sử
hiếm có một quốc gia nào vừa giành được độc lập, với biết bao khó khăn đang chồng
chất lại dám quyết định tổ chức một cuộc tổng tuyển cử thật sự dân chủ và sớm
ban bố những sắc lệnh về Tổng tuyển cử và dự thảo Hiến pháp như nước Việt Nam
ta hồi bấy giờ.
Mặc
dù, cuộc Tổng tuyển cử diễn ra trong bối cảnh đất nước vừa giành
được độc lập, đối diện với nhiều khó khăn, nhưng cuộc Tổng tuyển cử
ngày 6/1/1946 đã thành công trên phạm vi cả nước, bất chấp sự phá hoại điên cuồng
của bọn phản động ở phía Bắc và cuộc xâm lăng tàn bạo của thực dân Pháp ở phía
Nam. Cụ thể là: tính chung cả nước, số cử tri tham gia bỏ phiếu là 89%, trong
khi đó theo quy định của Điều 56 SL số 51 về Thể lệ Tổng tuyển cử, chỉ cần một
phần tư (1/4) số cử tri có quyền bầu cử đi bầu thì cuộc bầu cử đã có giá trị.
Cuộc Tổng tuyển cử đã bầu được 333 đại biểu, trong đó 57% số đại biểu thuộc các
đảng phái yêu nước và cách mạng khác nhau, 43% không đảng phái, 10 đại biểu nữ,
34 đại biểu các dân tộc thiểu số. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử là dấu mốc
phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam, mở ra triển
vọng của một thời kỳ mới, thời kỳ đất VN có một Quốc hội, một Chính phủ thống
nhất và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để
đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Như
một số nhà phân tích nhận định: “Giá
trị của QH khóa 1 là một tổ chức có sự động viên huy động sức mạnh của cả dân tộc
để kháng chiến. Là giá trị của độc lập, của tự do không bị phụ thuộc nước
ngoài. Thứ 2, trên cơ sở đó người dân VN có đủ quyền tự do để đoàn kết, hội họp.
Một giá trị nữa là sự mở đầu rất quan trọng về đại đoàn kết toàn dân tộc từ thôn xã đến trung
ương, từ khu vực nông thôn đến thành thị, các tầng lớp, tôn giáo…phân biệt gì cả,
thầy tu, giáo dân cùng tham gia kháng chiến. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội
đã làm tròn sứ mệnh rất xứng cùng với toàn dân làm nên thắng lợi cuộc kháng chiến
chống Pháp”.
Thắng
lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên đã minh chứng cho sức mạnh của nhân dân, của
cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình, đầy bản lĩnh và hết sức sáng suốt
của Đảng và Hồ Chí Minh. Thắng lợi đó là bài học lịch sử quý báu vẫn còn nguyên
giá trị thực tiễn cho cách mạng Việt Nam. Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ
của kiếp tôi đòi đã trở thành "chủ nhân" một nước tự do độc lập,
đã khẳng định với thế giới rằng: nhân dân Việt Nam quyết tâm bảo vệ nền độc lập,
có quyền và đã thực sự có đủ khả năng để tự quyết định vận mệnh lịch sử của
mình, tự lựa chọn và dựng xây chế độ mới, chế độ Cộng hòa dân chủ nhân dân và
hiện nay là CHXHCN Việt Nam.
Sau 70 năm. Ngày đâu tiên mà không phân biệt già trẻ, gái trai cùng nhau đi tổng tuyển cử. Cái ngày mà Nhân dân chúng ta từ Nô lệ trở thành Công dân của một Nhà nước có độc lập., tự do, được thực hiện các quyền công dân cở bản là đi bầu cử. Quá khứ oanh liệt của đất nước ta.
Trả lờiXóaVượt lên muôn vàn khó khăn của thù trong, giặc ngoài với những âm mưu đen tối của các thế lực phản động định tiêu diệt cách mạng Việt Nam, cũng như giặc đói, giặc dốt...là di chứng của chế độ thực dân đế quốc để lại, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946 đã được tổ chức thành công, một cuộc bầu cử thật sự tự do, thật sự dân chủ, là mốc son lịch sử của thể chế dân chủ ở Việt Nam.
Trả lờiXóaTừ trước đến nay, thật hiếm có cuộc bầu cử nào lại diễn ra như cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 ở nước ta. Cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 đã thành công trên phạm vi cả nước, bất chấp sự phá hoại điên cuồng của bọn phản động ở phía Bắc và cuộc xâm lăng tàn bạo của thực dân Pháp ở phía Nam.
Trả lờiXóaCuộc Tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946 thực sự tự do, thực sự dân chủ, thể hiện sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân quyết tâm bảo vệ nền độc lập và xây dựng chế độ mới - chế độ dân chủ cộng hòa
Trả lờiXóaNgày 06/01/1946 tổng tuyển cử bầu Quốc Hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.Lần đầu tiên sau hàng ngàn năm phong kiến và trăm năm đô hộ của chủ nghĩa thực dân, nhân dân Việt Nam đã bầu chọn ra những người đại diện cho mình và lãnh đạo đất nước mình.Quốc hội khóa 1 họp phiên đầu tiên tại Nhà hát lớn Hà Nội, ngày 2-3-1946 với khẩu hiệu xuyên suốt : KHÁNG CHIẾN - KIẾN QUỐC khẳng định quyền độc lập tự chủ của dân tộc trong hiến pháp và quyết tâm xây dựng vừa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaTôi thấy rằng nhờ cách mạng tháng Tám, nhân dân Việt Nam đã biết đến thế nào là công dân của một nước độc lập, biết đến thế nào là "quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc", cho nên, khi thực dan Pháp quay trở lại xâm lược nước ta, chúng đã hoàn toàn bất ngờ trước một dân tộc Việt Nam hoàn toàn khác. Ngày từ đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã thể hiện được một nền dân chủ tiến bộ so với thời đại, hiếm có một quốc gia nào đứng trên bờ vực chiến tranh sống còn có thể làm được một điều tuyệt vời như vậy. Đây là mốc son chói lọi của dân tộc và đất nước Việt Nam.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaThành công vang dội của cách mạng tháng 8, nhân dân đã giành được độc lập cho dân tộc, cuộc tổng tuyển cử đầu tiên ấy đã đánh dấu 1 móc son chói lọi trong lịch sử nước ta, mở ra thời kì độc lập và phát triển đất nước. Và đây cũng là thắng lợi vẻ vang nhất của nhân dân việt nam, xứng đáng với những mất mát, hi sinh mà dân tộc ta đã mất đi trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. 70 năm , một khoảng thời gian không hề nhỏ nhưng chính nó là tiền đề đầu tiên để xây dựng nên một đất nước Việt Nam như ngày hôm nay với chế độ chính trị, bộ máy nhà nước hoàn thiện bảo đảm hướng tới dân chủ công bằng và văn minh của nhân loại.
Trả lờiXóa70 năm trước đây đất nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập đánh dấu một mốc son quan trọng, 1 nhà nước của dân do dân và vì dân, người dân thực sự được thể hiện quyền làm chủ của mình. Nhờ có cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên của đất nước đó, nhân dân Việt Nam ta đã có một chính phủ thực sự của dân, vì dân, lãnh đạo đất nước đấu tranh đánh thắng giặc ngoại xâm. Những tháng ngày lịch sử không bao giờ quên,ngày này năm xưa chúng ta đã có một cuộc tổng tuyển cử hết sức thành công thể hiện dân tộc ta là một dân tộc hòa bình,đất nước ta là một đất nước hòa bình
Trả lờiXóaMột ngày kỉ niệm đánh dấu một bước ngoặt lịch sử cho đất nước Việt Nam. Ngày này chắc không ai có thể quên được, đó là một ngày mà trọng đại hơn bao ngày khác, ngày mà toàn thể nhân dân Việt Nâm được thể hiện quyền công dân của mình. 70 năm làm nên lịch sử của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nếu không có cuộc bầu cử đầy khó khăn đó, chúng ta đã không lập nên được một chính phủ của người dân Việt Nam, một chính phủ độc lập, tự cường.
Trả lờiXóa70 năm kể từ ngày kỳ tổng bầu cử đầu tiên của nước ta, ĐCS đã không ngừng lớn mạnh và đưa đất nước ta vươn ra tầm khu vực và thế giới. Nhớ về lịch sử để cho con cháu giờ đây thấy được tinh thần bất diệt của ông cha ta thời kỳ chiến tranh khó khăn thế nào nhưng vẫn kiên cường quyết tâm bảo vệ nền độc lập. Chúng ta đã thực sự có đủ khả năng để tự quyết định vận mệnh lịch sử của nước mình dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước !
Trả lờiXóaCông việc Tổng tuyển cử diễn ra trong điều kiện giặc ngoài thù trong, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội hết sức khó khăn, vừa kháng chiến ở miền Nam, vừa phải giải quyết những nhiệm vụ rất cấp bách hằng ngày đặt ra, vừa thực hiện sách lược tạm thời hoà hoãn với quân Tưởng ở miền Bắc, đồng thời lại vừa phải đấu tranh để chống lại những hành động phá hoại điên cuồng của chúng.
Trả lờiXóaĐã tròn 70 năm sau Tổng tuyển cử đầu tiên của đất nước, năm 2016, toàn dân tộc Việt Nam cũng đang đón chào sự kiện chính trị quan trọng: Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 dự kiến tiến hành vào ngày 22/5/2016. Hiện nay, các thế lực thù địch đang tìm trăm phương ngàn kế để phá hoại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng như cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, nhưng tác giả tin chắc rằng, với niềm tin sắt son của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, với sự đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân, nhân dân ta chắc chắn sẽ bầu ra được những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội khóa XIV.
Trả lờiXóalần đầu tiên trong lịch sử, người dân Việt Nam được cầm lá phiếu trên tay, tự bầu ra những đại biểu mà mình tín nhiệm. Điều này thể hiện sự tự do, nhân quyền, dân chủ của Nhà nước ta. Việc này không bao giờ có được dưới ách thống trị của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ.
Trả lờiXóaNgày nay, Đảng ta đang từng bước lãnh đạo nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước. Chúng ta phải tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, chống lại sự chống phá của các thế lực thù địch
Hiến pháp năm 1946 và các hiến pháp tiếp theo đã luôn khẳng định quyền bầu cử, ứng cử của công dân và khẳng định những nguyên tắc cơ bản trong bầu cử: đó là quyền bầu cử, ứng cử của công dân không phân biệt trai, gái, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo; bầu cử theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín…
Trả lờiXóaÔng bà tôi thường kể lại về cái ngày đó: một mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Mỗi công dân Việt Nam được cầm trên tay lá phiếu với niềm hân hoan hạnh phúc vì mỗi người dân biết họ đã có được tự do, có quyền được làm chủ vận mệnh của đất nước, vận mệnh của bản thân. Giờ chúng cháu đã sống cuộc sống ấm no nhưng chũng cháu vẫn không bao giờ quên những gì mà những người đi trước, chế độ đã dựng xây cho chúng cháu.
Trả lờiXóaKhi cầm trên tay lá phiếu được tự tay mình viết, tự tay mình bỏ vào thùng phiếu thì mới hiểu được niềm vui khó tả, niềm vui của sự tự hào, niềm vui của sự xúc động. Giờ đọc lại bài viết này mới thấy để đòi được tự do, dân chủ, thoát khỏi ách nô lệ, không phải là một điều dễ dàng, mà nhờ cả một thời gian trường kì, nhờ Đảng, nhờ khối đại đoàn kết toàn dân chúng ta mới có được những ngày như ngày hôm nay.
Trả lờiXóađây là lần đầu tiên nhân dân ta được cầm những lá phiếu để bầu những người mà mình tín nhiệm nhất, đó là cái đổi mới từ chế độ mới đã phát huy dân chủ cho nhân dân, thế mà những tay dân chủ dởm giờ cứ nói láo này nọ, thật là quá đáng.
Trả lờiXóanhững tay dân chủ dởm bây giờ học lịch sử ngu quá nên mới cố tình xuyên tạc về vấn đề này, chúng không biết rằng nhân dân ta đã đấu tranh khổ sở như thế nào mới được cầm trên tay lá phiếu như thế, cả sự hi sinh để đươc như thế chứ đâu rảnh rỗi như bọn dân chủ dởm.
Trả lờiXóaCó thể nói đây là lần đầu tiên nhân dân ta được tự tay quyết định vận mệnh của mình, quyết định sự tồn vong của đất nước mình đang sông, sau bao nhiêu năm làm nô lệ, làm thân trâu ngựa cho loài chó dê, từ ngày đó nhân dân ta chỉ làm để phcuj vụ cho chính bản thân mình chứ không phải là ai khác
Trả lờiXóaCòn nhớ câu thơ gì nhỉ, à rủ bùn đứng dậy sáng lào, mặc dù không đươc chứng kiến tận mắt cảnh đó nhưng vẫn thấy rất đỗi tự hào, ngày mà nhân dân Việt Nam chìm trong nước mắt, nước mắt couar sự hạnh phúc, hạnh phúc khi hưởng trọn hai tiếng tự do
Trả lờiXóagiá trị của độc lập, của tự do không bị phụ thuộc nước ngoài. Giờ nhiều thằng được sinh ra trong thời bình, chưa một lần bị tù đày dam hãm, chưa một lần cầm súng đứng lên bảo vệ đất nước thậm chí chẳng góp công sức gì cho sự phát triển chung của đất nước, và đến bản thân còn chẳng tự lo được, trở thành gánh nặng của xh
Trả lờiXóathắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên đã minh chứng cho sức mạnh của nhân dân, của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình, đầy bản lĩnh và hết sức sáng suốt của Đảng và Hồ Chí Minh. Thắng lợi đó là bài học lịch sử quý báu vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn cho cách mạng Việt Nam. Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ của kiếp tôi đòi đã trở thành "chủ nhân" một nước tự do độc lập
Trả lờiXóaCuộc tuyển cử lần đầu ngày 6-1-1946, trung bình là 82 phần trǎm cử tri đã tham gia. Lúc đó có đại biểu của báo ngoại quốc đến xem. Trưởng ban Thường trực Quốc hội là một vị nho học lão thành, trước đã làm quan đến bực đại thần; Phó Trưởng ban là một vị linh mục và một vị đảng viên của Đảng Dân chủ. Chính phủ Việt Nam gồm có đại biểu các Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ Việt Minh, Việt Nam Cách mệnh đồng minh hội, Quốc dân đảng và nhiều vị không có đảng phái nào.
Trả lờiXóaTổng tuyển cử là cuộc đấu tranh chính trị tiếp diễn, quyết liệt của cách mạng Việt Nam sau khi giành được độc lập từ tay thực dân đế quốc, là việc khẳng định tính pháp lý của Nhà nước thực sự độc lập với thế giới, là quyền tự quyết của một dân tộc độc lập. Và cũng chính là thành quả đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, hy sinh của bao thế hệ mới có được. Vì vậy, tổ chức thành công cuộc tổng tuyển cử đầu tiên không chỉ là yêu cầu của tình thế cách mạng mà còn là mệnh lệnh của trái tim hàng triệu triệu người dân Việt Nam, là sự khởi đầu mạnh mẽ của phong trào giải phóng các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Trả lờiXóaNgày đánh dấu nhân quyền, tự do và giải phóng của chúng ta. Hồi đó nội tôi vẫn là một thanh niên trẻ đánh Pháp. Lần đầu nội cầm tờ phiếu đi bầu cử. Vậy mà giờ nội đã gần trăm
Trả lờiXóaTổng tuyển cử đầu tiên đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc nước nhà và vận mệnh chính trị của nhân dân dân tộc VN chúng ta. Từ chế độ bị phụ thuộc và nô lệ chúng ta đã rũ bỏ tất cả dưới ánh sáng lãnh đạo của ĐCSVN để giành lấy quyền làm chủ vận mệnh và cuộc đời mình. Chừng đó đến nay chúng ta cảm nhận và thấy được rằng độc lập tự do là điều quý giá và không gì có thể đánh đổi được. Đại hội Đảng lần thứ 12 sắp diễn ra và chúng ta lại được sống lại những kí ức hào hùng và tươi đẹp về nhưng ngày lịch sử trọng đại ấy.
Trả lờiXóagiờ đây các thế lực xấu đang cố tình bôi lem lịch sử của việt nam mình, do đó những bạn trẻ trong dân tộc mình phải có cách nhìn nhận và cách truyền đạt lịch sử để những thế hệ sau biết đến lịch sử của việt nam mà truyền cho con cháu.
Trả lờiXóaThắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên đã minh chứng cho sức mạnh của nhân dân, của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình, đầy bản lĩnh và hết sức sáng suốt của Đảng và Hồ Chí Minh. Thắng lợi đó là bài học lịch sử quý báu vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn cho cách mạng Việt Nam.
Trả lờiXóaCuộc tổng tuyển cử ngày 6.1.1946 là một cuộc tổng tuyển cử lịch sử, lần đâu tiên nhân dân lao động ta được thể hiện quyền làm chủ của mình, họ đi bầu ra những người đại diện cho mình trong chính quyền của nhà nước của dân, do dân và vì dân
Trả lờiXóaNgày 6/1/1946 đánh dấu một bước ngoặt lịch sử Vịệt Nam, mở ra cho dân tộc một bầu trời tự do mới với quyền làm chủ của riêng mình nhằm thể hiện lợi ích của nhân dân lao động. Qua đó khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng luôn đặt lên trên lợi ích của nhân dân, chăm lo cho đời sống của quần chúng nhân dân.
Trả lờiXóaChỉ cần một ngày cũng đã quyết định được vận mệnh của cả dân tộc nếu biết nắm thời cơ và tiếp tục phát huy những điều kiện sẵn có đang hiện diện tồn tại trong đất nước; nhằm khơi dậy tinh thần phát huy phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc đánh tan mọi âm mưu, thù địch phá hoại đất nước từ các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
Trả lờiXóađó chỉ là một ngày bình thường đối đối với dâ tộc khác, nhưng đối với Việt Nam ngày 6.1 là một ngày vĩ đại, lần đầu tiên nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ của đất nước, làm chủ vận mệnh cua mình
Trả lờiXóa