Cảnh sát Mỹ truy đuổi người vi phạm
Một số tờ báo ở Mỹ
vừa công bố một số liệu liên quan đến cảnh sát Mỹ khiến không ít người phải
giật mình. Theo đó, tờ The Counted cho biết, trong năm 2015, ở Mỹ đã có tới 1130
người thiệt mạng do cảnh sát Mỹ giết chết bằng nhiều hình thức như bắn, bị xe
cảnh sát đâm và chết trong quá trình thẩm vấn.
Còn tờ Washington Post công bố, có tới 979
người chết do cảnh sát bắn (chỉ trong 5 tháng đầu năm 2015, cảnh sát Mỹ đã bắn
chết 385 người). Tờ nhật báo này của Mỹ chia những nạn nhân bị bắn thành 3
loại: Những người có trang bị vũ khí, những người có dấu hiệu tâm thần hay ý
định tự tử và những người bỏ chạy khi bị khám xét.
Tờ báo này cũng cho biết thêm, trong các
trường hợp bị cảnh sát bắn chết, có một nửa là người Mỹ gốc Phi. Trong số những
người không mang vũ khí bị bắn chết có tới 2/3 là người da đen hoặc Mỹ
Latinh.
Một điều khác cũng khiến người ta phải giật
mình nữa đó là, dù cảnh sát Mỹ giết người rất nhiều, trong số đó có hàng loạt
những nạn nhân vô tội, nhưng có rất ít người trong số họ bị đem ra xét xử (theo
đó chỉ có 3/385 trường hợp cảnh sát bắn chết người bị cáo buộc về tội hình sự,
chiếm tỷ lệ chưa đầy 1%).
Những con số được công bố trên khiến không
ít người phải thắc mắc rằng, nước Mỹ lâu nay vốn được xem là thiên đường của tự
do, là “quan tòa” phán xét về tình hình nhân quyền ở các quốc gia trên thế
giới, vậy nhưng nước Mỹ có thực sự tự do, có thực sự là thiên đường, có thực sự
đảm bảo được nhân quyền như người ta nghĩ.
Ngoài những số liệu được công bố trên, ở Mỹ
tình trạng phân biệt chủng tộc, sắc tộc trong những năm qua đã khiến hàng trăm
người da đen phải chết dưới tay cảnh sát Mỹ.
Vậy nhưng, ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới,
nhất là ở những quốc gia không phải đồng minh, không cùng chế độ chính trị với
Mỹ nếu xảy ra những chuyện tương tự ngay lập tức các nhân sĩ, chính khách, thậm
chí Chính phủ Mỹ sẽ lên tiếng phản đối và có thể đe dọa trừng phạt bằng nhiều
biện pháp khác nhau.
Ở Việt Nam chúng ta, trong khi Cảnh sát mới
chỉ có những hành động đại loại như tát vào mặt, tạt tai người vi phạm thì ngay
lập tức đã bị không ít người bù lu bù loa là đánh dân, đánh người trái phép.
Một số người còn lấy đó để làm cớ kích động gây rối, chống lại lực lượng chức
năng. Thế mới thấy là công an Việt Nam còn quá hiền.
Mặt khác, việc công an Việt Nam bắt những
kẻ đội lốt dân chủ, nhân quyền để tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật
Việt Nam thì họ lại vu cáo chúng ta là đàn áp những người bất đồng chính kiến,
đàn áp tôn giáo, vi phạm dân chủ, nhân quyền… Thế mới thấy là, người Mỹ vẫn cho
mình cái quyền thích làm gì thì làm, thích can thiệp ở đâu có thể can thiệp,
trong khi ngay bản thân trong nội tại xã hội của họ vẫn còn quá nhiều những vấn
đề phức tạp chưa thể giải quyết.
Nam Phong
Tưởng nhiều chứ từng này thì nhằm nhò gì với những gì mà công dân Mỹ hàng ngày chứng kiến tước những hành động rất tàn bạo của cảnh sát Mỹ, có thể nói là mọi hành động như mấy thằng trẻ trâu mà gây hấn mấy ông cảnh sát Việt Nam thì gặp mấy ông cảnh sát Mỹ tắt điện ngay
Trả lờiXóaTôi nghĩ con số này là phần nổi của tàng băng chìm mà chinh quyền obama đang cố gắng che dấu, che đậy dưới những con số khiêm tốn, để nói với nhân dân của mình rằng đúng là có việc cảnh sát Mỹ giết người, nhưng chỉ là từng này thôi
Trả lờiXóaXem mấy ông Cảnh sát của Mỹ mà đánh người phạm tội thì mới thấy ghê như thế nào, tôi từng nhờ có clip cô gái vi phạm gì không biết nhưng quay lại cãi thế là ăn ngay một cú đấm như trời giáng vào mồm, chứ không như mấy ông công an Việt Nam, nói cũng không làm gì, thương lắm^^
Trả lờiXóaTôi ủng hộ những hành động nếu phạm tội thì phải trấn áp như trên, nếu kháng cự mạnh mẽ có thể trấn áp mạnh hơn, nhưng không phải là giết người như mấy ông Mỹ, nếu cứ để có quần chúng xúc phậm thì còn gì là một cơ quan đại diện pháp luật, còn gì là tính răn đe của luật pháp, làm cho người dân có hiện tượng nhờn về luật
Trả lờiXóaChăc mấy ông này chỉ tính mỗi người da trắng chết, chứ còn cả da đên nữa thì tôi nghĩ là con số sẽ phải tăng lên một chứ số chứ không đùa, cứ sồng và cảm nhận bạn sẽ thấy những gì tôi nói là không sai, người ta nói sống trong chăn mới biết chăn có rận mà, những hình ảnh mà nước này đem lên Mỹ được thẩm mỹ gần như toàn bộ
Trả lờiXóaCuộc sống mà như thế này thì quá tôi, không phản đối những biện pháp cưỡng chế những biện pháp răn đe nghiêm minh, nhưng cũng không ủng hộ hành động thái quá dẫn đến xâm phạm tính mạng của cả một con người.
Trả lờiXóaỞ một quốc gia mà các nhà "dân chủ, nhân quyền" Việt Nam vẫn tung hô, ca ngợi là thiên đường dân chủ, nhân quyền là thế ư.Thực chất là ở cái đất nước tư bản phát triển ấy vẫn còn đầy rẫy sự bất công, kỳ thị, phân biệt, nhưng những kẻ đấy lại cố tình không muốn nhận ra, vẫn tôn sùng Mỹ như "thiên đường". Bởi tại sao, đơn giản vì họ không tung hô, không đấu tranh cho "dân chủ,nhân quyền Việt Nam" thì lấy đâu ra tiền chứ.
Trả lờiXóaVậy nhưng có nhiều kẻ vẫn đang ảo tưởng về một chế độ dân chủ kiểu mẫu ở Mỹ và các nước phương Tây cơ đấy. Thậm chí các quan chức Mỹ lại còn áp đặt cái nhân quyền kiểu Mỹ này lên các nước để thực hiện âm mưu chính trị chống phá Việt Nam nữa cơ đấy. Không phải là nước lớn thì họ có quyền làm những gì mình muốn và áp đặt can thiệp vào công việc của nhau đâu chứ
Trả lờiXóaTrong những năm qua, nước Mỹ tìm mọi cách để áp dụng mô hình dân chủ, tự do, bình đẳng, nhân quyền kiểu Mỹ trên khắp thế giới: từ biện pháp kinh tế, chính trị, thậm chí là quân sự. Họ coi đây như là một biện pháp nhằm tăng cường tầm ảnh hưởng của Mỹ, đồng thời cũng là một biện pháp nhằm trừng phạt các nước có quan điểm, lập trường đối lập với Mỹ. Tuy nhiên, ở ngay trong nước Mỹ quyền dân chủ, tự do, bình đẳng, nhân quyền của những người dân Mỹ lại không được đảm bảo.
Trả lờiXóaQua số liệu trong năm 2015, ở Mỹ đã có tới 1130 người thiệt mạng do cảnh sát Mỹ giết chết bằng nhiều hình thức như bắn, bị xe cảnh sát đâm và chết trong quá trình thẩm vấn có thể thấy rằng nước Mỹ đừng bao giờ tự cho mình quyền phán xét về dân chủ ở các nước khác. Ở Việt Nam chúng ta, trong khi Cảnh sát mới chỉ có những hành động đại loại như tát vào mặt, tạt tai người vi phạm thì ngay lập tức đã bị không ít người bù lu bù loa là đánh dân, đánh người trái phép. Một số người còn lấy đó để làm cớ kích động gây rối, chống lại lực lượng chức năng. Thế mới thấy là công an Việt Nam còn quá hiền.
Trả lờiXóaở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, nhất là ở những quốc gia không phải đồng minh, không cùng chế độ chính trị với Mỹ nếu xảy ra những chuyện tương tự ngay lập tức các nhân sĩ, chính khách, thậm chí Chính phủ Mỹ sẽ lên tiếng phản đối và có thể đe dọa trừng phạt bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Trả lờiXóaNhững con số thống kê xác thực cho thấy thực trạng đáng báo động về nhân quyền ở Mỹ. Đường lối tư bản chủ nghĩa, kinh tế phát triển ồ ạt, không bền vững, đã dẫn đến hệ lụy này. Chủ nghĩa xã hội luôn hướng con người đến một xã hội phát triển bền vững thật sự, lúc đó con người mới có tự do, dân chủ thực sự.
Trả lờiXóaĐịnh mệnh bọn rận chủ, nhìn vào đó mà suy nghĩ đi nhé. Có bắt vài ba con rận phá hoại chúng nó thì chúng nó kêu là công an đàn áp. Còn ở cái đất nước mà chúng ngưỡng mộ đến phát cuồng thì cả nghìn người chết mỗi năm đó. Bọn rận mà sống ở bển thì không biết được bao nhiêu ngày.
Trả lờiXóanước Mỹ luôn là đất nước nổi lên với những vấn đề về phân biệt chủng tộc của cảnh sát, sự sử dụng súng tùy tiện của nhân viên cảnh sát mà, ở Mỹ tính mạng của người dân luôn bị đe dọa của người khác và giờ đây còn của chính cảnh sát nữa
Trả lờiXóaDù là chưa qua mấy ngày Tết nhưng bạo động ở Hồng Kong cũng đã diễn ra và được đánh giá là cuộc bạo động lớn sau cuộc bao động 2014. Ấy thế mà chính phủ của họ lại ủng hộ cảnh sát. Nên mới thấy Việt Nam chúng ta vẫn là nhất
Trả lờiXóa