Tiểu thương và học sinh bao vây trường Tiểu học Ninh Hiệp
Mấy ngày qua, nhiều trang báo liên tiếp đăng tải thông tin về việc người
dân xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội tập trung đông người, đóng cửa không kinh
doanh để phản đối việc triển khai xây dựng Trung tâm thương mại trên diện tích
gần 500m2 của bãi trông giữ xe tại đây. Câu chuyện nhanh chóng nhận được sự
quan tâm của dư luận khi các gia đình ở đây đã yêu cầu con em mình nghỉ học để
tham gia tập trung đông người, bao vây chợ, trụ sở cơ quan nhà nước nhằm gây sức
ép phản đối việc triển khai thực hiện dự án.
Thực hư câu chuyện là như thế nào?
Trong 2 ngày 21/12/2015
và 22/12/2015, một số người dân tại Ninh Hiệp đã đứng trước cổng trường tiểu học
và trung học cơ sở Ninh Hiệp ngăn chặn không cho học sinh đến trường nhằm bãi
khóa chống lại việc khởi công dự án xây dựng chợ và trung tâm thương mại. Sáng ngày
23/12, họ đưa con em mình đến bao vây Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm, vây
kín trường tiểu học và trường trung học cơ sở Ninh Hiệp ngăn cản không cho các
học sinh khác vào học để phản đối việc thu nhà xe làm trung tâm thương mại.
Trưởng phòng Giáo dục
và đào tạo huyện Gia Lâm (Hà Nội) cho biết, ngày 21/12 có 2.316 học sinh bỏ học
không đến trường, ngày 22/12 là 2.496 học sinh (trong đó số học sinh nghỉ học tại
trường Tiểu học Ninh Hiệp là 1.556 học sinh; trường THCS Ninh Hiệp là 939 học
sinh).
Việc người dân tại Ninh
Hiệp kéo đến bao vây trụ sở UBND huyện Gia Lâm, trường tiểu học và trung học cơ
sở Ninh Hiệp bắt nguồn từ việc, Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Phát triển
Vĩnh Phát (chủ đầu tư) gửi Thông báo khởi công xây dựng công trình chợ và trung
tâm thương mại tổng hợp tại xã Ninh Hiệp, Gia Lâm vào ngày 22/12/2015.
Về vấn đề này, ngày 15/11/2013, UBND TP Hà Nội đã có
quyết định chỉ định hai chủ đầu tư là: Công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phát
thực hiện dự án chợ và trung tâm thương mại TMTH2 trên khu đất bãi đỗ xe chợ
Nành; Công ty TNHH tập đoàn thương mại Tuấn Dung thực hiện xây chợ và dịch
thương mại tổng hợp TMTH1 (đều tại Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội).
Đây
là những dự án nằm trong hạng mục nông thôn mới. Theo đó, để được chỉ định nhà
đầu tư, các doanh nghiệp này đã cam kết hỗ trợ cho thành phố trên 70 tỷ đồng và
đã nộp số tiền trên vào ngân sách.
Tuy
nhiên, kể từ khi biết được chủ trương của UBND thành phố Hà Nội về việc chuyển
đổi mô hình quản lý chợ, xây dựng trung tâm thương mại thì các tiểu thương tại
chợ Nành đã thường xuyên tập trung khiếu kiện đông người tại trụ sở tiếp dân
của Trung ương Đảng, của Thành phố và huyện. Thậm chí, nhiều người cho biết,
các tiểu thương này còn cho tiền để thuê một số người ở các nơi khác đến để tập
trung đông người, gây áp lực với chính quyền.
Tiểu thương và học sinh bao vây UBND xã Ninh Hiệp
Giải
quyết thế nào cho hợp lý?
Ninh
Hiệp lâu nay được biết đến là một xã có truyền thống kinh doanh lâu đời, có
thương hiệu trong phạm vi cả vùng, chợ Ninh Hiệp cũng là chợ loại 1, thuộc thẩm
quyền quản lý của Thành phố, do đó lợi ích của những người kinh doanh tại đây
là rất lớn, giá một ki ốt kinh doanh được người dân buôn bán trao tay lên đến
một vài chục tỷ đồng. Trừ trước đến nay, tại đây cũng đã triển khai thực hiện
nhiều dự án như chuyển đổi mô hình quản lý chợ, xây dựng Trung tâm thương mại
và các chương trình này đều gặp sự phản đối và không ủng hộ của người dân tại
đây, nhất là các tiểu thương.
Chính
quyền huyện Gia Lâm cho biết, dự án xây dựng chợ và trung tâm thương mại tại ô
đất TMTH1, TMTH2 tại xã Ninh Hiệp nhằm tạo điều kiện cho nhân dân có điều kiện
kinh doanh tốt đẹp hơn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy,
văn minh thương mại; đồng thời góp phần xây dựng nông thôn mới của xã.
Trong
khi đó, lý do mà các tiểu thương đưa ra là tại
khu vực này đã có hai TTTM đã đi vào hoạt động nhưng thường xuyên vắng khách. Nếu
xây dựng thêm TTTM mới để đưa bà con vào kinh doanh tại đây, tiểu thương sẽ chịu
chi phí thuê chỗ cao mà lại khó kinh doanh.
Vậy, câu hỏi đặt ra là
gì?
Chủ trương triển khai dự
án xây dựng chơ và trung tâm thương mại ở xã Ninh Hiệp là một chủ trương đúng,
góp phần đảm vảo văn minh đô thị, dần dẹp bỏ những khu chợ nhếch nhác, tạo nét
đẹp cho Thủ đô. Tuy nhiên, chính tâm lý lo ngại đối với khả năng bảo toàn vốn đầu
tư kinh doanh sau khi thực hiện chuyển đổi. Nhiều hộ kinh doanh tại đây đã phải
bỏ ra hàng tỉ đồng để mua vị trí kinh doanh, nay nếu tổ chức, sắp xếp lại thì
quyền lợi, vốn đầu tư của họ sẽ như thế nào?
Bởi vậy, giải pháp tốt
nhất vào lúc này là chính quyền và các tiểu thương cần có sự đối thoại, trao đổi
thẳng thắn để tìm ra giải pháp, tránh để phức tạp kéo dài, đừng để chỉ vì mâu
thuẫn lợi ích mà xung đột một cách thái quá.
Hiện tại, chủ đầu tư đã
dừng không thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý, song về lâu dài thực hiện chuyển
đổi mô hình quản lý chợ là việc làm phù hợp với tình hình mới, đảm bảo văn minh
đô thị nên cần tiếp tục triển khai thực hiện.
Nếu việc lựa chọn chủ đầu
tư, các bước trong quy trình thực hiện chuyển đổi được thực hiện công khai,
minh bạch; giữa chính quyền và tiểu thương có sự đối thoại trực tiếp, công
khai, dân chủ trên tinh thần cả hai cùng có lợi thì có lẽ câu chuyện sẽ được giải
quyết một cách ổn thỏa.
Việt
Nguyễn