Hiện trường vụ khủng bố ở Paris tối 13/11
Tối 13/11, thủ đô Paris và cả nước Pháp bao trùm không khí
tang thương sau một loạt các vụ đánh bom khủng bố liên hoàn. Chỉ trong một đêm,
thủ đô Paris đã phải hứng chịu 6 cuộc tấn công khủng bố, gây hậu quả nặng nề
nhất trong lịch sử nước Pháp.
Theo truyền thông và giới chức Pháp, các vụ khủng bố liên
hoàn trong đêm 13/11 tại các nhà hàng, sân vận
động quốc gia Stade de France, nhà hát Bataclan ở Paris đã cướp đi sinh mạng của gần
150 người, và hàng trăm người khác bị thương.
Chỉ tính từ đầu năm 2015 đến nay, nước Pháp đã xảy ra gần
chục vụ khủng bố lớn, nhỏ. Đầu tiên là vụ khủng bố xảy ra tại tạp chí Charlie Hebdo ngày 7/1 khi hai tay súng người Hồi
giáo xông vào tấn công tòa soạn của tạp chí Charlie Hebdo khiến 12 người thiệt mạng.
Số lượng các vụ khủng bố ở Pháp từ năm 1980 đến 2014
Ngày 26/6, một người
đàn ông nằm trong "danh sách cực đoan" lái xe tải đến nhà máy khí đốt
Air Products của Mỹ ở Lyon, và tạo ra một vụ nổ. Sau đó, đầu của viên quản lý
nhà máy được phát hiện ở lối vào. Hung thủ là Yaccine Salhi, 35 tuổi. Các biểu
ngữ bằng tiếng Arab xuất hiện gần cái đầu bị chặt. Ngày 21/8, một người Morocco
trẻ tuổi mang theo một khẩu súng Kalashnikov và một con dao bị khống chế trên một
chuyến tàu hỏa đến Paris, Pháp, khi hắn chuẩn bị tấn công hành khách… và một số âm mưu khủng bố khác bị
lực lượng An ninh Pháp ngăn chặn.
Các vụ khủng bố liên hoàn tại Paris vào tối ngày 13/11 được
xem là thảm kịch tồi tệ nhất trong lịch sử nước Pháp. Các vụ khủng bố trên một
lần nữa cũng cho thấy, nước Pháp đã và đang là điểm đến, là mục tiêu hàng đầu
của những kẻ khủng bố, nhất là những kẻ khủng bố người Hồi giáo.
Vậy, nguyên nhân nào khiến nước Pháp trở thành mục tiêu hàng
đầu của khủng bố?
Cuối năm 2014, Thủ tướng Pháp Manuel Carlos Valls đã nhận
định rằng Pháp chưa bao giờ đứng trước mối đe dọa khủng bố lớn hơn hiện nay. Shaun
Gregory, chuyên viên về an ninh quốc tế thuộc Đại học Durham, nói rằng Pháp là
tuyến đầu của khủng bố Hồi giáo ở châu Âu và đã là mục tiêu của khủng bố
Hồi giáo cực đoan trong mấy thập niên.
Sau vụ khủng bố xảy ra ở tạp chí Charlie Hebdo ngày 7/1/2015, nhiều người đã cho rằng, việc Pháp tham gia tích cực vào cuộc chiến chống khủng bố là
một phần nguyên nhân khiến nước này nằm trong tầm ngắm của các phần tử cực
đoan. Pháp từng góp mặt trong Lực lượng Hỗ trợ an ninh Quốc tế (ISAF) do Tổ chức
Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lãnh đạo, thực hiện sứ mệnh bảo vệ an ninh tại
Afghanistan chống lại Taliban và al-Qaeda. Paris cũng tiến hành nhiều hoạt động
tình báo ở Somali hay triển khai không kích IS ở Iraq.
Tổ chức
“Nhà nước Hồi giáo tự xưng” (IS) đã ngay lập tức đứng ra nhận trách nhiệm về việc
tiến hành các vụ khủng bố liên hoàn ở Paris tối 13/11. Trong khi đó, trong một
tuyên bố chính thức Tổng thống Pháp Francois Hollande khẳng
định nhóm phiến quân “Nhà nước Hồi giáo” (IS) chính là những kẻ gây ra các vụ
khủng bố ở Paris.
Trong một tuyên bố mới nhất của IS bằng tiếng Pháp đã khẳng
định nước Pháp là mục tiêu hàng đầu của các nhóm Hồi giáo cực đoan. Thông báo
này nêu rõ "cuộc tấn công này chỉ là khởi đầu của một cơn bão tố và là lời
cảnh bảo cho những kẻ muốn rút ra những bài học". Trước đó, một chiến binh
IS đã nói, nước Pháp sẽ không thể sống trong hòa bình một khi các vụ
ném bom được tiếp tục thực hiện và kêu gọi người Hồi giáo ở Pháp thực hiện
các cuộc tấn công nước Pháp nếu không thể tới Syria.
Pháp là quốc gia có cộng đồng người Hồi giáo đông đảo nhất
Tây Âu (khoảng 5 triệu người), trong đó nhóm Hồi giáo cực đoan từ lâu nay đã
len lỏi vào để phát triển tư tưởng cực đoan trong cộng đồng này. Bên cạnh đó, chính
sách và thái độ nhận thức của chính phủ Pháp đối với cộng đồng người Hồi giáo lại
đang có vấn đề. Chẳng hạn, lệnh cấm đeo mạng che toàn gương mặt nơi công cộng
và đội khăn trùm đầu trong các trường công; việc chính phủ Pháp tìm cách duy
trì sự khẳng định về chủ nghĩa thế tục và ngăn chặn các biểu tượng tôn giáo nơi
công cộng…
Theo ông Gregory, “Pháp đã tham gia sứ mạng ổn định ở
Afghanistan. Nước này đã bắt đầu gia tăng vai trò ở Bắc Phi và trong việc ổn
định tình hình ở Libya và Marocco. Và đương nhiên phải kể các hoạt động ở Mali
vào năm 2012, 2014 rồi đang cùng Mỹ tham gia chiến dịch tiêu diệt Nhà nước Hồi
giáo IS”. Đây được xem là nguyên nhân khiến nước Pháp đang trở thành tuyến đầu
cho hoạt động của những kẻ khủng bố.
Không khí tang thương và sợ hãi
đang bao trùm nước Pháp. Chưa khi nào người dân Pháp cũng như người dân Paris
phải sống trong tâm trạng lo âu, sợ hãi thế này. Nguy cơ khủng bố vẫn đang hiện
hữu đối với nước Pháp. Nước Pháp sẽ đối phó với nguy cơ này như thế nào, cũng
như sẽ bảo vệ an toàn cho người dân như thế nào, đó là câu hỏi không dễ để
Chính phủ Pháp đưa ra được câu trả lời ngay lập tức.
Việt
Nguyễn
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaCả thế giới bàng hoàng sau vụ khủng bố liên hoàn tại Paris vào tối ngày 13/11 được xem là thảm kịch tồi tệ nhất trong lịch sử nước Pháp. Các vụ khủng bố trên một lần nữa cũng cho thấy, nước Pháp đã và đang là điểm đến, là mục tiêu hàng đầu của những kẻ khủng bố, nhất là những kẻ khủng bố người Hồi giáo. Vấn đề khủng bố đang nóng hơn bao giờ hết và Công tác phòng chống khủng bố lúc này là hết sức cần thiết vì cuộc sống của người dân vô tội
Trả lờiXóaBị khủng bố bởi một lí do là chống khủng bố khiến cho nhiều quốc gia hoang mang về những gì vừa diễn ra tại thủ đô Paris của Pháp. 128 mạng người vô tội đã phải trả giá cho hành động chống khủng bố. Nói như vậy không có nghĩa là Pháp hay bất cứ quốc gia nào sẽ ủng hộ Khủng bố, không dám đứng về phe chống khủng bố. Sự việc diễn ra ở paris càng gióng lên hồi chuông cảnh báo phải tiến hành ngay việc loại trừ khủng bố ra khỏi xã hội, thế giới loài người.
Trả lờiXóacũng là vì nước pháp thực hiện nhiều chính sách không tôn trọng qui tắc , lễ nghĩ của người hồi giáo nữa , dẫn đến việc các đối tượng kích động tư tưởng cực đoan trong số 5 triệu người hồi giáo ỏ nước này khá có hiệu quả ,
Xóachúng ta nên nhớ rằng Pháp chính là quốc gia có lực lượng không quân hùng hậu đứng thứ 2 sau Nga trong cuộc chiến chống khủng bố ở syria, một điều khác nữa đó là ở Pháp trong nội bộ của nước Pháp đã có sự ngăn cách hố sâu về đạo Hồi và những người theo đạo khác, khi mà những người phụ nữ ở Pháp theo đạo Hồi phải bỏ khăn trùm mặt- điều tối kỵ trong đạo Hồi trước tới nay. cho nên Pháp là một trung tâm của khủng bố Hồi giáo cực đoan.
Trả lờiXóaCó nhiều lí do khiến Pháp phải chịu đựng những nỗi đau đẫm máu trong năm 2015 vừa qua. Pháp tham gia vào nhiều cuộc chiến chống lại các phần tử Hồi giáo cực đoan trên khắp thế giới, từ Trung Đông đến châu Phi; Pháp cũng là đất nước có cộng đồng Hồi giáo lớn nhất ở châu Âu và một xã hội bị phân chia nhất ở châu Âu... Dù thế nào thì chính phủ Pháp cũng cần phải nhanh chóng thắt chặt an nình và có biện pháp ngăn chặn những sự việc tương tự có thể xảy ra.
Trả lờiXóanước Pháp nơi an ninh và an toàn có lẽ là cao ở Châu Âu nhưng nên nhìn nhận nội bộ tôn giáo trong nước Pháp và chính sách đối với tôn giáo ở Pháp có sự phân biệt cho nên đã dẫn đến những hậu quả hết sức đáng tiếc như hiện nay, chúng ta cần nhìn nhận từ bản chất vấn đề chứ đừng đoán mò đoán non về khả năng vì sao mà Pháp trở thành mục tiêu của chúng.
Trả lờiXóaCó lẽ nước Pháp là nước tích cực tham gia nhất trong cuộc chiến Syria nên bọn khủng bố mới lấy Pháp làm mục tiêu hàng đầu. Tôi có đọc được ở đâu đó trên mạng thì Anh sẽ là quốc gia tiếp theo. Bọn IS này manh động và bất chấp thủ đoạn, chúng muốn làm loạn thế giới này đây mà ..
Trả lờiXóacó nhiều nguyên nhân để Pháp trở thành mục tiêu hàng đầu của bọn khủng bố vì ở là nước tích cựn tham gia chống IS, lại là nước có số lượng nguwoif theo đạo hồi cao dễ dàng bị bọn khủng bố lợi dụng truyền bá tư tưởng cực đoan
Trả lờiXóaVụ khủng bố ở Pháp đã gây tiếng vang toàn cầu cho các đối tượng khủng bố, bởi Paris là thủ đô xinh đẹp, hoa lệ, yên bình là biểu tượng cho cả nước Pháp. Cứ nhìn mọi người đổi avatar, khẩu hiệu pray for paris thì biết có rất nhiều người cầu nguyện ủng hộ cho Paris. Chính điều này đã khiến đội quân khủng bố đạt được mục đích của mình
Trả lờiXóamỹ cũng là nơi đầu têu cho cuộc chống khủng bố trên toàn cầu nhưng tại sao Mỹ lại mới chỉ có 11/9 và những cuộc tấn công nhỏ lẻ khác chứ chưa thể quy mô như ở Pháp? điều đó giải thích rằng không phải là do Pháp đã lún sâu vào con đường chống khủng bố mà chắc chắn nền an ninh Pháp có nhiều lỗ hổng tạo điều kiện cho những kẻ khủng bố sinh sống và nảy sinh từ đó tiến hành các hoạt động khủng bố dã man như vậy được.
Trả lờiXóakể ra thì Pháp mới chứng kiến vụ ở tòa soạn báo charli hebdo thế mà giờ lại tiếp vụ khủng bố kinh hoàng này mới cho thấy rằng hồi giáo cực đoan đang có đất để diễn trò ở đất Pháp và người Pháp đang có vấn đề về tôn giáo, có lẽ sự phân biệt đẳng cấp tôn giáo trong lòng dân tộc nơi đây đã là cái nôi cho những kẻ khủng bố vốn người Pháp nhưng theo đạo hồi giáo cực đoan tiến hành khủng bố chống lại ngay cả những người ở dân tộc mình.
Trả lờiXóaPháp đang trở thành mục tiêu bởi vì nước Pháp tham gia chiến đấu chống lại khủng bố ở trên khắp thế giới với cường độ cao, cần thấy rằng các kẻ khủng bố tuyên chiến với những nước chống lại chúng nhưng những nước càng lớn thì độ tổn thương ngày càng cao và khi đánh sập được hệ thống an ninh ở nước như Pháp thì chúng tin rằng các quốc gia khác sẽ chùng bước xuống và từ bỏ chống lại khủng bố.
Trả lờiXóanước Pháp rúng động sau vụ khủng bố nhưng cũng thấy được một nước Pháp đoàn kết để cứu giúp và sát cánh cùng chính phủ chống lại chủ nghĩa khủng bố. cả thế giới bàng hoàng nhưng cũng đoàn kết thêm để có những chiến lược chống lại chủ nghĩa khủng bố, mất nhiều nhưng cái điều rút ra có ý nghĩa sâu sắc nhiều hơn nữa.
Trả lờiXóaLý do sơ bộ có thể thấy được là nước Pháp là quốc gia đi đầu trong việc chống chủ nghĩa khủng bố. Chính vì vậy, trong thời gian qua, Pháp can dự khá nhiều mặt trận chống khủng bố. Đương nhiên, một khi Pháp xác định đối thủ của mình là các lực lượng Hồi giáo cực đoan khủng bố thì Pháp cũng sẽ trở thành mục tiêu tấn công của chủ nghĩa khủng bố. Trong thời gian quan, Pháp can dự khá sâu và ngày càng quyết liệt vào chiến dịch chống khủng bố. Pháp thậm chí còn công khai tuyên bố tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Trong thời gian qua, Pháp đã sử dụng không quân tấn công cơ sở IS ở Iraq, mấy tháng gần đây Pháp lại mở không kích vào IS ở Syria.
Trả lờiXóaCái ác đã không thể chế ngự bởi cái ác. Các tổ chức khủng bố được Mỹ và phương Tây nuôi dưỡng nhưng chính họ đã không thể kiểm soát các hội nhóm trên. Khi những hội nhóm thấy lợi ích của mình bị đe dọa, tranh giành thì quay lại đối trọi với Mỹ và phương Tây. Thế nhưng dù sao những người vô tội cũng không đáng bị như vậy. Những người vô tội chỉ là nạn nhân của sự tranh giành, âm mưu quyền lực.
Trả lờiXóaPháp trở thành 1 trong những mục tiêu hàng đầu của các nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan mà đứng đầu là tổ chức khủng bố IS bao gồm rất nhiều lý do...Thứ 1, Pháp là nước tham gia nhóm các nước tích cực trực tiếp cuộc chiến tiêu diệt IS nên bọn khủng bố muốn trả đũa những hành động của Pháp...Thứ 2, tấn công Pháp cũng là lời cảnh cáo của IS tới các quốc gia khác đang cùng Pháp Chống lại bọn chúng...Và cũng còn rất nhiều lý do khác nhưng trong tương lai không chỉ Pháp mà còn là cả thế giới còn phải trải qua cuộc chiến chống khủng bố vô cùng khốc liệt và gian khổ.
Trả lờiXóaPháp bị IS nhắm đến có nhiều nguyên nhân từ trong quá khứ. Đó là câu chuyện đã được diễn ra một cách tính toán và có kế hoạch từ lâu
Trả lờiXóa