 |
Trung Quốc bồi đắp, xây đảo trái phép tại khu vực Biển Đông |
Tử
Trầm Sơn
Ngày
18/11, Hội nghị Thượng đỉnh diễn đàn kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) đã
chính thức khai mạc tại thủ đô Manila của Philippines.
Hội
nghị Thượng đỉnh diễn đàn kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) có sự tham dự
của lãnh đạo 21 quốc gia thành viên, trong đó Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Đáng
chú ý là, ngay trong hôm 18/11, tại thời điểm khai mạc Hội nghị thượng đỉnh
trong phát biểu của mình, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trực tiếp đề cập tới
tuyên bố gây tranh cãi của Trung Quốc đối với những đảo ở tuyến đường biển then
chốt.
Tổng
thống Obama kêu gọi Trung Quốc dừng các hoạt động quân sự tại đây và chấp thuận
tiến trình phân xử bất đồng giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng Đông Nam Á.
Báo NY Times dẫn lời ông Obama rằng:
"Chúng tôi nhất trí về việc cần thiết phải có những động thái rõ
ràng nhằm giảm căng thẳng, gồm cả cam kết ngừng cải tạo, xây mới và quân sự hóa
các khu vực tranh chấp ở Biển Đông".
Điều
này cho thấy, uy tín của Trung Quốc vẫn đang tiếp tục bị giảm sút do những hành
động vi phạm mà Bắc Kinh vẫn “cố tình” thực hiện, đi ngược lại những tuyên bố của
họ về giải pháp hòa bình tại khu vực Biển Đông.
Trước
đó, trên nhiều diễn đàn nghị trường khu vực và quốc tế, Trung Quốc liên tục
tuyên bố về giải pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp ở khu vực Biển
Đông. Nhiều tuyên bố cảnh báo Trung Quốc phải chấm dứt việc thay đổi hiện trạng
ban đầu tại khu vực này đã đưa đưa ra. Tuy nhiên, đáp lại những yêu cầu ấy,
Trung Quốc vẫn ngang nhiên xúc tiến việc nhanh chóng hoàn thiện các đảo nhân tạo
tại khu vực này. Chính điều ấy đã làm giảm sút nghiêm trọng uy tín của Trung Quốc
trên trường Quốc tế. Thậm chí, Mỹ cũng đã có động thái điều động “tàu khu trục
tên lửa” đến khu vực Biển Đông với một trong những mục đích là cảnh báo mạnh mẽ
các hành động ngang ngược của Trung Quốc. Lẽ dĩ nhiê, việc Mỹ đêìu động tàu khu
trục tên lửa đến khu vực này cần phải được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau.
Lần
này, ngay trong phiên khai mạc, một lần nữa Tổng thống Mỹ Barack Obama lại công
khai tuyên bố yêu cầu Trung Quốc “phải có những động thái rõ ràng nhằm giảm
căng thẳng, gồm cả cam kết ngừng cải tạo, xây mới và quân sự hóa các khu vực
tranh chấp ở Biển Đông" đã một lần nữa cảnh báo mạnh mẽ tới việc Bắc Kinh
đang “phớt lờ” chính tuyên bố của họ. Hội nghị lần này thu hút đại diện của khoảng 1.200 doanh nghiệp hàng đầu
khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là sự kiện quan trọng nhất của cộng đồng
doanh nghiệp châu Á-Thái Bình Dương và được tổ chức thường niên trong Tuần lễ Cấp
cao APEC, nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi trực tiếp và
nêu các khuyến nghị lên các nhà lãnh đạo cấp cao APEC. Vấn đề tranh chấp lãnh
thổ không nằm trong chương trình nghị sự chính thức của hội nghị, tuy nhiên lại
được đề cập khai tại phiên khai mạc. Vì vậy, một mặt cho thấy “sức nóng” của vấn
đề này và cũng một lần nữa khiến cho uy tín của Trung Quốc giảm sút.
Rõ
ràng, ở bất kể cấp độ khu vực hay thế giới thì uy tín đóng vai trò hết sức quan
trọng. Đó là chìa khóa khởi đầu của những thành công. Là một nước lớn, đáng lẽ
ra Trung Quốc phải hiểu rõ và khẳng định uy tín, nhưng có lẽ chính tham vọng về
“giấc mộng Trung Hoa” đã khiến Bắc Kinh tiến hành các hoạt động vi phạm, đi ngược
lại những gì họ từng tuyên bố về giải pháp hòa bình tại khu vực Biển Đông. Và
cũng chính điều ấy đã làm sút giảm uy tín của họ trên trường quốc tế.
Ông Tập Cận Bình còn "được" tiếp đón tận tình nữa cơ mà.... Giờ đây tất cả các quốc gia đều quay lưng lại với Trung Quốc, chỉ vì nghĩ cho quốc gia mình mà lại thực hiện chính sách độc đoán xâm chiếm các đảo của Việt Nam, kiên quyết không chịu ra tòa án quốc tế để tranh luận với Việt Nam về chủ quyền mà chỉ tuyên truyền trong nước. Liệu rằng như vậy có đủ không khi mà sau này thế hệ trẻ sẽ phải ngượng ngùng trước những bạn bè thế giới của mình về hành động của lãnh đạo Trung QUốc hiện giờ? http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/ong-tap-can-binh-co-don-tren-tham-do-apec-20151118211845879.htm
Trả lờiXóaTuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc đầy rẫy những nghịch lý và mâu thuẫn, đồng thời tạo ra hàng loạt những nguy cơ dẫn đến xung đột tiềm tàng. Hành động của Trung Quốc chỉ khiến các nước láng giềng ngả về phía Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản, trong khi tự làm suy yếu, thay vì củng cố, các lập luận chủ quyền trên Biển Đông. ác quốc gia ven biển trong khu vực đang đứng trước cơ hội để bảo vệ lợi ích của mình. Brunei và Indonesia không tuyên bố chủ quyền đối với bất cứ thực thể nào trên Biển Đông nhưng EEZ của họ lại bị Trung Quốc vi phạm. Trong khi đó Việt Nam, Malaysia và Philippines đều có tuyên bố chủ quyền với nhiều bãi đá ngầm, bãi đá nổi và đảo trong khu vực. Các nước này sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ việc hợp tác với nhau và thua thiệt nhất trước hành động ngang ngược thâu tóm Biển Đông của Trung Quốc.
Trả lờiXóanhững tuyên bố của ông obama cho thấy rằng những lợi ích an ninh hàng hải của Mỹ sẽ được Mỹ coi trọng và chính Mỹ đang muốn nắm giữ luật chơi trên bàn cờ chính trị từ những năm 90 trở lại nay nên những hành động xé rào của trung quốc là đi ngược lại lợi ích của Mỹ và đụng chạm đến trật tự thế giới mà Mỹ đang cố sức để giữ vững từ trước đến nay.
Trả lờiXóatrung quốc nên dè chừng Mỹ bởi những hành động của trung quốc đối với lợi ích hàng hải của mỹ trên biển đông là hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế, điều mà mỹ đang muốn thực thi và được quốc tế thế giới ủng hộ, trung quốc nên từ bỏ thói tham lam của mình để nghĩ ra cách làm tốt đẹp hơn.
Trả lờiXóauy tín của Trung Quốc giảm sút trên chính trường các hội nghị trong thời gian vừa qua cũng là điều dễ hiểu khi mà lãnh đạo nước này đang cho thấy bản chất lươn lẹo và khôn lỏi của mình trong quan hệ ngoại giao với các nước. vậy nên cái gọi là “giấc mộng Trung Hoa” có lẽ đã phần nào khiến Bắc Kinh tiến hành các hoạt động vi phạm, đi ngược lại những gì họ từng tuyên bố về giải pháp hòa bình tại khu vực Biển Đông và đánh mất đi vị thế và tiếng nói của mình
Trả lờiXóarõ ràng thời gian vừa qua trên các diễn đàn, hội nghị thì uy tín của Trung Quốc vẫn đang tiếp tục bị giảm sút do những hành động vi phạm mà Bắc Kinh vẫn “cố tình” thực hiện, đi ngược lại những tuyên bố của họ về giải pháp hòa bình tại khu vực Biển Đông và quốc gia nào cũng đã quá hiểu rõ về những hành động, những âm mưu của thằng tàu khựa đang muốn bành trướng, độc chiếm Biển Đông bằng những hành động bất chấp pháp luật và Công ước quốc tế
Trả lờiXóaVới những hành động ngang ngược,bất chấp dư luận quốc tế như vừa rồi thì Trung quốc sẽ còn bị mất uy tín dài dài. Đâu phải cứ cậy minh là nước lớn là muốn làm gì thì làm đâu,đặc biệt là trong quan hệ quốc tế thì càng không được coi thường.
Trả lờiXóaMất uy tín là tất yếu đối với Trung Quốc bởi hành động ngang ngược phi lý bất chấp luật pháp quốc tế đã lên án mà TQ vấn ngang nhiên hành động và bao biện thì uy tín ngày càng tụt dốc lâu dài. TQ đang tự mình đánh mất chính mình trên trường quốc tế.
Trả lờiXóachìa khóa để trung quốc lấy lại uy tín của mình trên cấp độ khu vực và thế giới đó là cách hành xử trong tranh chấp đừng giở thói lưu manh hạ đẳng của kẻ mạnh mà hãy biết đối thoại và tìm cách bưng lấy thể diện của quốc gia đi ăn cướp đất đai của người khác như thế, khi đã ăn cướp đừng lớn tiếng dọa nạt những nước nhỏ.
Trả lờiXóaBộ Chính trị đã sớm ra quyết sách mang tính chiến lược về việc đăng cai chủ nhà APEC 2017, lựa chọn địa điểm, chủ đề và ưu tiên của Năm APEC. Các đồng chí Lãnh đạo chủ chốt thường xuyên cập nhật tình hình, theo dõi sát và chỉ đạo quá trình chuẩn bị và tổ chức APEC, đặt ưu tiên hàng đầu cho việc bảo đảm thành công của APEC 2017, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm không chỉ của năm 2017 mà còn của cả nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XII. Đồng chí Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã chủ trì, đồng chí Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Chính phủ đã chỉ đạo và tham gia các hoạt động quan trọng trong Năm APEC 2017.
Trả lờiXóa