Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động giám sát
Chiều 27/11 vừa qua, khép lại kỳ họp thứ 10, Quốc hội đã
thông qua nghị quyết về hoạt động giám sát chuyên đề, trong đó yêu cầu "tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong
chương trình sách giáo khoa mới". Theo đó, Quốc
hội yêu cầu, việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông phải bảo đảm mục tiêu, yêu cầu và nội dung của nghị quyết Quốc hội đề ra
trước đó, tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới.
Đây
thực sự là một quyết định sáng suốt và hợp lý của Quốc hội, là một quyết định
hợp lòng dân. Quốc hội đã lắng nghe đầy đủ ý kiến của người dân, của các thầy,
cô giáo, của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử. Quyết định
này cũng đồng nghĩa với việc, nó sẽ chấm dứt những tranh luận nóng bỏng, kéo
dài trong những ngày qua về môn học Lịch sử trong Dự thảo chương trình giáo dục
phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đánh
giá về quyết định trên, PGS. Nghiêm Đình Vỳ, nguyên phó Trưởng Ban Tuyên giáo
Trung ương cho hay “Tất cả các đại biểu quốc hội đã lắng nghe ý kiến
của các nhà khoa học, của nhân dân, các cựu chiến binh và cũng đã
nhận thấy những bất cập của chương trình giáo dục phổ thông tổng
thể do Ban soạn thảo làm”.
Trong khi đó, đồng
quan điểm với PGS. Nghiêm Đình Vỳ, PGS. Vũ Quang Hiển, giảng viên khoa
Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia
Hà Nội) cho rằng, “quyết định của Quốc hội là một quyết định sán suốt,
thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng. Tôi nghĩ đây cũng là trách
nhiệm của Quốc hội đối với nhân dân, với đất nước”.
Có thể nói, câu
chuyện về môn học Lịch sử trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng
thể được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến nhân dân những ngày qua đã thu hút
được sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Môn học Lịch sử phải được đặt đúng với vị trí của nó
Câu chuyện về môn
học Lịch sử thực sự không chỉ làm nóng dư luận mà còn làm nóng cả nghị trường
Quốc hội. Trong phiên chất vấn vừa qua tại kỳ họp lần thứ 10 của Quốc hội, Đại
biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm
Vũ Luận:
"Gần
đây dư luận xã hội xôn xao, xáo động về một vấn đề rất nhạy cảm, đó là thay đổi
cách giảng dạy môn học lịch sử, từ môn học độc lập thành môn học tích hợp. Xin
Bộ trưởng cho biết, trước phản ánh mạnh mẽ của dư luận xã hội về việc trên, Bộ
trưởng nêu chính kiến của mình về vấn đề này, nhất là tính đúng đắn, ưu việt
của nó? Bộ trưởng có dự định gì hoặc chủ trương
thay đổi sách giáo khoa giảng dạy môn lịch sử trong trường phổ thông theo hướng
tích hợp không? Nếu không dừng, không hoãn, Bộ trưởng có dám khẳng định trách
nhiệm của mình trước nhân dân về tính đúng đắn của vấn đề?
Câu trả lời của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tại hội trường thực sự
chưa nhận được sự nhiều sự đồng tình của các đại biểu và nhân dân. Thậm chí,
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phải ngắn lời Bộ trưởng “yêu cầu Bộ trưởng trả lời thẳng là môn lịch sử còn được đặt là môn độc
lập trong sách giáo khoa không”?
Trước
đó, trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ Giáo dục và
Đào tạo lấy ý kiến nhân dân đã không quy định môn học Lịch sử là môn học bắt buộc mà
tích hợp môn học này trong môn học “Cuộc sống quanh ta” (các lớp 1, 2, 3); “Tìm hiểu Xã hội” (các lớp 4, 5); “Khoa học xã hội” (cấp trung học cơ sở) và là một môn học tự chọn trong chương trình trung học
phổ thông “Nếu chọn môn Khoa học Tự nhiên thì không chọn các môn:
Vật lý, Hoá học, Sinh học; nếu chọn môn Khoa học Xã hội thì không chọn các môn:
Lịch sử, Địa lý. Các môn Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội chỉ học ở lớp 10
và lớp 11”.
Sau khi được đưa ra lấy ý kiến nhân dân, vấn đề trên đã ngay
lập tức nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Hầu hết các ý kiến đều không đồng
tình với việc quy định về môn Lịch sử trong Dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Một điều đáng nói hơn, dù đã nhận được nhiều ý kiến góp ý nhưng sau khi kết
thúc đợt lấy ý kiến nhân dân, những người xây dựng dự thảo vẫn tiếp tục giữ
nguyên quan điểm này trong Dự thảo mới. Điều đó thực sự khiến người dân, các
nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử không đồng tình.
Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động giám sát chuyên đề, trong đó yêu cầu "tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong
chương trình sách giáo khoa mới" tại kỳ họp thứ 10 vừa qua thực sự đã
nhận được sự đồng tình của dư luận và người dân cả nước. Lịch sử là môn học rất quan trọng, không chỉ
cung cấp kiến thức mà còn giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc, cội
nguồn Tổ quốc, hun đúc tinh thần dân tộc cho thế hệ trẻ, khơi nguồn sức mạnh
cho quốc gia, dân tộc. Vì vậy, không thể và không khi nào được xem nhẹ việc dạy
và học Lịch sử cho các thế hệ con cháu.
Việt Nguyễn
Tôi hoàn toàn ủng hộ quyết định "tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới" của quốc hội tại kỳ họp thứ 10 vừa qua,. Lịch sử là một môn rất quan trọng giúp cho người dân và các thế hệ trẻ biết được truyền thống yêu nước quý báu, biết chân trọng những gì mà họ đang được hưởng, biết được tình thần anh hùng bất khuất và hy sinh của những thế hệ đi trước. Bên cạnh đó, đấy là một hình thức quảng bá đất nước, quảng bá hình ảnh con người Việt Nam. Quyết định này là hoàn toàn hợp lý, tôi nghĩ rằng nhân dân sẽ ủng hộ nhiệt tình. Mong rằng đừng có những quyết định vô lý được ra đời nữa
Trả lờiXóaQuyết định này cũng đồng nghĩa với việc, nó sẽ chấm dứt những tranh luận nóng bỏng, kéo dài trong những ngày qua về môn học Lịch sử trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhân dân ủng hộ nhiệt tình vì môn lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục công dân nói chung và thế hệ trẻ nói riêng về truyền thống nồng nàn yêu nước, biết được sự vất vả, hy sinh của những thế hệ đi trước để chúng ta có được ngày hôm nay. Chính vì điều đó mà thế hệ trẻ cần phải cố gắng học tập, xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ tổ quốc để sao cho xứng đáng.
Trả lờiXóaViệc Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động giám sát chuyên đề, trong đó yêu cầu "tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới" tại kỳ họp thứ 10 vừa qua thực sự đã nhận được sự đồng tình của dư luận và người dân cả nước. Ngoài việc môn lịch sử giúp giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, lịch sử dựng nước, nó còn giúp cho mọi người hiểu rõ về bộ mặt xấu xa của các đối tượng dân chủ dởm hay các đối tượng chống phá nhà nước Việt Nam. Chúng luôn có những hoạt động xuyên tạc và bôi nhọ lịch sử. Tôi thấy hạnh phúc khi thấy môn Lịch sử được giữ lại
Trả lờiXóaĐây thực sự là một quyết định sáng suốt và hợp lý của Quốc hội, là một quyết định hợp lòng dân. Quốc hội đã lắng nghe đầy đủ ý kiến của người dân, của các thầy, cô giáo, của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử. Lịch sử là môn học rất quan trọng, không chỉ cung cấp kiến thức mà còn giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc, cội nguồn Tổ quốc, hun đúc tinh thần dân tộc cho thế hệ trẻ, khơi nguồn sức mạnh cho quốc gia, dân tộc. Vì vậy, không thể và không khi nào được xem nhẹ việc dạy và học Lịch sử cho các thế hệ con cháu.
Trả lờiXóaTại kỳ họp thứ 10, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về hoạt động giám sát chuyên đề, trong đó yêu cầu "tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới". Điều đó thực sự khiến người dân, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử không đồng tình. Môn Lịch sử có vai trò đăc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, của dân tộc. Bên cạnh đó môn học này cho thế hệ trẻ biết quý trọng những gì đang có ở hiện tại, nhớ ơn các thế hệ trước, dạy cho họ biết truyền thống uống nước nhớ nguồn.
Trả lờiXóaLịch sử có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển và tồn vong của đất nước. Hiện nay trong khi các thế lực xấu và lũ rận chủ đang lợi dụng mạng internet tiến hành các hoạt động lừa bịp, xuyên tạc, nói xấu và vu cáo lịch sử của dân tộc. nếu chúng ta không làm tốt vấn đề nhận thức và phản bác lại những lời nói sai trái thì các thế hệ trẻ chính là những người bị tác động bởi những lời lẽ xấu xa của bọn chúng, thế hệ trẻ sẽ hiểu sai về lịch sử của đất nước và thậm chí còn quay sang phá hoại đất nước. Quyết định này của quốc hội thật là sáng suốt
Trả lờiXóaLịch sử là môn học bổ ích và thiết thực, song thực tế iện nay cho thấy giới trẻ ngày càng xa rời môn học này. Theo tôi thì một nguyên nhân lớn chính từ cách dạy, cách truyền đạt của người dạy, khô khan, nặng về ghi chép học thuộc lòng, không tạo được hứng thú, động lực cho người học.
Trả lờiXóaCái mà giúp cho đất nước độc lập tự do phát triển có phần không nhỏ từ kinh nghiệm của những người đi trước, những điều này được ghi trong lịch sử của mỗi đất nước! Không thể làm lại từ đầu khi thay đổi mà phải nhìn vào lịch sử để phát triển cho tương lại không mắc phải những sai lầm của quá khứ
Trả lờiXóaKhông thể coi môn học lịch sử là một môn học tích hợp được, dẫu cho rằng hiện nay nhiều học sinh không còn mặn mà với môn học này cho lắm, nhưng đây vẫn nên là một môn học riêng lẻ để giúp thế hệ trẻ hiểu biết về những gì đã qua. Quyết định của Quốc hội là rất đúng đắn.
Trả lờiXóaBác Hồ cũng đã có câu "Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".Việc bỏ môn lịch sử là điều hoàn toàn không đúng đắn.Tinh thần dân tộc ta từ hàng nghìn năm nay,tinh thần bất diệt của hai cuộc kháng chiến vĩ đại trước hai cường quốc cần được mãi lưu truyền cho con cháu.Việc môn học này không còn được nhiều học sinh tiếp nhận theo tôi chúng ta phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học để tạo hứng thú cho học sinh.Quyết định của Quốc hội ta trong bảo vệ môn học lịch sử là 1 quyết định thật sáng suốt!
Trả lờiXóaMột tràng pháo tay vang và ròn cho quyết định quá đúng đắn của quốc hội. Và cũng xin chúc mừng cho sự nghiệp nghiên cứu sử nước nhà. Lựa chọn đúng đắn vô cùng và cần được ửng hộ mạnh mẽ hơn
Trả lờiXóarõ ràng môn học lịch sử có tầm quan trọng đến xã hội và dân tộc vn cho nên việc quốc hội đã đồng ý giữ nó lại là sáng suốt và hợp với quy luật của xã hội. cái quan trọng nhất của vấn đề đó là phải làm môn lịch sử sống lại cho nó phù hợp hơn mà thôi.
Trả lờiXóaRõ ràng việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động giám sát chuyên đề, trong đó yêu cầu "tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới" tại kỳ họp thứ 10 vừa qua thực sự đã nhận được sự đồng tình của dư luận và người dân cả nước và đó là lời khẳng định về giá trị trường tồn của lịch sử cũng như ghi nhận sự đóng góp ý kiến nhân dân của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Trả lờiXóaLịch sử là môn học rất quan trọng, không chỉ cung cấp kiến thức mà còn giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc, cội nguồn Tổ quốc, hun đúc tinh thần dân tộc cho thế hệ trẻ, khơi nguồn sức mạnh cho quốc gia, dân tộc.Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động giám sát chuyên đề, trong đó yêu cầu "tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới" tại kỳ họp thứ 10 vừa qua thực sự là một quyết định sáng suốt và hợp lý của Quốc hội, là một quyết định hợp lòng dân và cho thấy rằng các vị đại biểu Quốc hội đã lắng nghe đầy đủ ý kiến của cử tri, của người dân, của các thầy, cô giáo, của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử
Trả lờiXóacon người đi bằng hai chân, để đứng được trong xã hội thì cần thiết phải có kiến thức xã hội cả hiện tại lẫn quá khứ để đánh giá được đâu là cái tốt đâu là cái xấu, cho nên trước nay đều quan niệm rằng học lịch sử là học để làm người, học để làm một con người Vn đích thực, giờ không chỉ quốc hội mà cả thế giới đều thừa nhận việc đó.
Trả lờiXóaQuốc hội yêu cầu, việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông phải bảo đảm mục tiêu, yêu cầu và nội dung của nghị quyết Quốc hội đề ra trước đó, tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới. Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động giám sát chuyên đề, trong đó yêu cầu "tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới" tại kỳ họp thứ 10 vừa qua thực sự đã nhận được sự đồng tình của dư luận và người dân cả nước
Trả lờiXóaNếu như không có môn lịch sử thì khi bản năng con người tìm về cội nguồn, tìm về nơi mình sinh ra chắc chắc sẽ nhận được những ẩn số. Những ẩn số ấy khiến người ta không thể tìm ra những quy luật về sự sinh tồn, không thể ý thức được những vấn đề dân tộc là bài học mà tổ tiên đã trao lại. Và như thế, đất nước sẽ trở về nơi bắt đầu, tụt hậu so với thế giới văn minh. Lịch sử là thứ không bao giờ được bỏ.
Trả lờiXóaBác đã dạy "Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" và giữ môn lịch sử của quốc hội trong các môn học là một vấn đề đúng đắn hợp với lòng dân . Thời đạt ngày nay internet phát triển mạnh nhưng không vì đó mà học sinh có thể làm mất đi lịch sử của mình phải biết cội nguồn của dân tộc.
Trả lờiXóatrước nay dân mình vẫn không coi trọng quá nhiều lịch sử, từ khi mà xã hội đi xuống quá nhiều về văn hóa thì người ta mới dấy lên câu hỏi này để mà sửa sai, sai đâu chưa sủa thì nhiều ý kiến lại muốn chôn sống lịch sử, may mà quốc hội vẫn nhận thấy tầm quan trọng để mà sửa lại lỗi lầm này.
Trả lờiXóathực sự là việc Quốc hội thông qua nghị quyết về hoạt động giám sát chuyên đề, trong đó yêu cầu "tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới" đã chấm dứt những tranh luận nóng bỏng, kéo dài trong những ngày qua về môn học Lịch sử trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cho thấy Quốc hội đã luôn lắng nghe cử tri và ý kiến của người dân trong các chủ trương, chính sách
Trả lờiXóaCâu chuyện về môn học Lịch sử những ngày qua đã làm nóng dư luận và giờ thì lan cả vào nghị trường Quốc hội. Bản thân tôi thấy quyết định giữ môn học Lịch sử của Quốc hội là hoàn toàn chính xác, hợp với lòng dân. Bởi đây là một môn học rất quan trọng, không phải chỉ học cho hiện tại mà còn học cho cả tương lai.
Trả lờiXóaMột quyết định hợp lòng dân, tất nhiên là vẫn còn có những ý kiến trái chiều nhưng theo tôi quyết định giữ lại môn học Lịch sử là hợp lý. Không thể vì chất lượng học môn này chưa tốt mà tìm cách loại bỏ nó, phải tìm cách để nâng cao chất lượng dạy và học thì hợp lý hơn. Đừng để những thế hệ sau này quên đi công lao của cha anh đi trước.
Trả lờiXóaquan điểm cá nhân của tôi là vấn đề này mang tính cốt tử cho nên đừng nói đến việc hợp lòng dân mà chính các nhà hoạch định chính sách như đại biểu quốc hội phải nhận thức được điều đó trước tiên và có biện pháp bảo vệ những nền tảng văn hóa cội nguồn của dân tộc.
Trả lờiXóaViệc quyết định tiếp tục giữ môn lịch sử trong chương trình dạy học của Quốc hội đã thể hiện các vị đại biểu Quốc hội, các đồng chí lãnh đạo các ban ngành cũng như Bộ Giáo dục đã lắng nghe ý kiến của nhân dân, của cử tri cả nước đối với sự nghiệp giáo dục con em của mình. Bên cạnh quyết định này các cơ quan ban ngành cũng cần nghiên cứu cách thức và phương pháp học tập cũng như giảng dạy môn Lịch sử làm sao đạt hiệu quả cao nhất chứ không thể để tình trạng dốt sử như thực tiễn thời gian qua
Trả lờiXóaChiều 27/11 vừa qua, khép lại kỳ họp thứ 10, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về hoạt động giám sát chuyên đề, trong đó yêu cầu "tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới". Đây là 1 quyết định hợp lý bởi lẽ Trong các bộ môn ở trường THPT thì môn Lịch sử có một vị trí vô cùng quan trọng. Bởi lịch sử giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, tình đoàn kết quốc tế. Đồng thời học lịch sử còn bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống cho các em …
Trả lờiXóahãy nhìn xem vào mục tiêu của quốc hội đó là xây dựng nước vn giàu mạnh và trên cơ sở văn hóa lịch sử của dân tộc nhưng cái cách thực hiện trong những năm qua đối với lịch sử đó là thái độ thờ ơ và mang tính chất bỏ qua vì nó không mang lại lợi ích thiết thực như các môn học tự nhiên khác, giờ đây quốc hội đã đồng ý giữ, nhưng ai biết được giữ đến khi nào, vì vậy cần thiết phải ban hành trong luật giáo dục những môn học bắt buộc để mà giữ chứ kiểu như thế thì chắc chắn thời gian tới nhận thức tư duy lại thay đổi thì liệu chăng lại bỏ?
Trả lờiXóaThật sự là mình cũng rất lo lắng trước việc tích hợp môn sử vào hệ thống các môn học khác, nhưng giờ sau khi Quốc hội đồng ý vẫn giữ môn Sử thì mình đã an tâm hơn phần nào. Mong rằng qua quá trình lấy ý kiến người dân như này, những người làm trong Bộ giáo dục sẽ thấy được tầm quan trọng của việc phát triển môn học lịch sử sao cho nó không còn khô khan như trước kia mà phải biến nó trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống, không thể đến lúc hỏi Quang Trung với Nguyễn Huệ là 2 anh em một nhà thì hỏng.
Trả lờiXóaQuyết định giữ lại môn lịch sử là 1 môn học chính thức và riêng rẽ là 1 quyết định vô cùng đúng đắn và hợp lòng dân của quốc hội...Lịch sử là 1 môn học vô cùng đặc biệt...Nó là cái nhìn tổng quát, đánh giá cả chủ quan và khách quan của những thế hệ sau đối với những gì đã trải qua trong quá khứ...1 môn học tưởng như chẳng liên quan gì tới những môn học khác nhưng lại là sự tổng kết của tát cả các vấn đề...Hãy để lịch sử ở 1 vị trí xứng đáng vốn có của nó.
Trả lờiXóacó thể khẳng định rằng việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động giám sát chuyên đề, trong đó yêu cầu "tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới" tại kỳ họp thứ 10 vừa qua thực sự đã nhận được sự đồng tình của dư luận và người dân cả nước. Lịch sử là môn học rất quan trọng, không chỉ cung cấp kiến thức mà còn giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc, cội nguồn Tổ quốc, hun đúc tinh thần dân tộc cho thế hệ trẻ, khơi nguồn sức mạnh cho quốc gia, dân tộc.
Trả lờiXóa