Đụng độ giữa cảnh sát và người da màu ở Ferguson, Mỹ
Tôi biết đến hai tiếng Hoa Kỳ khi còn là một học sinh
tiểu học, qua những câu chuyện về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hào hùng
của dân tộc Việt Nam, và qua nhưng sách báo viết về Hoa kỳ mà tôi từng được
tiếp cận. Có thể nói, hình dung trong đầu tôi lúc đó về Hoa Kỳ là một đất nước
giàu có, bởi những gì thu được từ các cuộc chiến tranh xâm lược mang lại, nơi
mà mọi công dân được hưởng một cuộc sống không phải lo nghĩ về kinh tế, và được
đối xử một cách công bằng. Suy nghĩ này càng được cũng cố khi tôi được xem
những bộ phim nói về nước Mỹ, một cảm giác chan hòa lắm, thân thương lắm.
Nhưng đến hôm nay tôi thực sự thất vọng khi biết rằng,
đó chỉ là những bức tranh, những bộ phim mang đúng nghĩa mà các nhà lãnh đạo Mỹ
muốn nhân dân thế giới được nhìn thấy.
Và tất nhiên là không phải ai cũng đều nhận ra sự thật
về nước Mỹ như tôi, đâu đó trên đất nước Việt Nam này vẫn còn có những con
người mang trong mình những ảo vọng về cuộc sống thiên đường ở Mỹ, vẫn ca ngợi
cuộc sống ở Mỹ mặc dù chưa một lần được sống đúng nghĩa ở đất nước này. Thậm
chí lại có những người cho rằng Việt
Nam kém xa Mỹ về nhiều quyền con người như: Vấn đề tự do báo chí, tự do ngôn
luận, vấn đề tự do, bình đẳng kinh doanh, vấn đề tự do bầu cử, ứng cử, tự do
biểu tình... Nhưng sự thật có đúng vậy không?
Câu trả
lời có thể bắt đầu bằng những số liệu thống kê đã được ghi nhận bao gồm một báo cáo năm 2006 của Bộ Tư
pháp Hoa Kỳ, cho thấy rằng có 26.556 công dân khiếu nại về việc sử dụng sức
mạnh không cần thiết của các cơ quan cảnh sát Mỹ (chiếm 5% các cơ quan và 59%
nhân viên công lực) vào năm 2002. Nhiều vụ có nạn nhân là người Việt định cư,
làm việc, hoặc học hành tại Hoa Kỳ, như vụ năm 2009 khi cảnh sát Mỹ đã hành
hung sinh viên Việt Nam là Hồ Quang Phương.
Nghiên cứu có tên
"Police Services Study đã chỉ ra rằng đa số các vụ tàn bạo của cảnh sát đã
không được báo cáo. Năm 1982, chính phủ Liên bang tài trợ cho một nghiên cứu
", trong đó hơn 12.000 người dân được lựa chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn
trong ba khu vực đô thị. Nghiên cứu cho thấy 13,6% những người được khảo sát
tuyên bố đã từng có những lý do để khiếu nại về dịch vụ cảnh sát (bao gồm lạm
dụng bằng lời nói khiếm nhã, bất lịch sự, và lạm dụng thể xác) trong năm trước
đó (1981). Tuy nhiên, chỉ có khoảng
30% nạn nhân có nộp đơn khiếu nại chính thức.
Ngoài ra, các báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc
tế và Human Rights Watch đã xác
nhận rằng sự tàn bạo của nhân viên chính phủ trong nhà tù là phổ biến tại Hoa
Kỳ. Một báo cáo năm 2006 của Human Rights Watch cho thấy năm hệ thống nhà tù
cấp tiểu bang có cho phép sử dụng những con chó hung hăng, vô kiểm soát lên tù
nhân như là một phần của thủ tục nhà tù.
Và phong trào Dân quyền Mỹ gốc
Phi đã là mục tiêu của rất nhiều vụ bạo hành tàn bạo của cảnh sát trong sự
nghiệp đấu tranh cho công lý và bình đẳng chủng tộc, phương
tiện truyền thông đưa tin những vụ tàn bạo đã gây ra sự phẫn nộ khắp cả nước,
và công chúng cảm thông cho phong trào phát triển nhanh chóng. Martin Luther King Jr ( nhà hoạt động dân quyềnngười Mỹ gốc Phi, và là người đoạt Giải Nobel Hoà bình ) đã nhiều
lần chỉ trích sự tàn bạo của cảnh sát trong các bài phát biểu.
Mới gần đây vụ việc một thanh niên da màu tên là Michael Brown bị cảnh
sát bắn chết giữa ban ngày trên một tuyến phố tại Ferguson và người nổ súng là
Darren Wilson, 28 tuổi, một sỹ quan da trắng đã làm cho những người da màu sinh
sống ở thành phố này giận dữ. Điều đáng nói là mặc dù cảnh sát khẳng định Brown
là nghi phạm của một vụ cướp, thanh niên này hoàn toàn không có vũ khí tại thời
điểm bị bắn. Các nhân chứng cho biết Brown đã giơ tay đầu hàng nhưng vẫn bị bắn
6 lần, trong đó có 2 viên đạn vào đầu. Đó có phải là cách làm của một quốc gia
cái gì cũng nhất như Mỹ. Gia đình Michael Brown cũng như hàng ngàn người dân
vẫn đang đợi chính quyền bang Missouri , Mỹ lấy lại công bằng cho họ.
Thế nhưng hôm nay 25/11 khi công tố viên Robert McCulloch
cho biết tòa án của bang Missouri, Mỹ đã tuyên bố không truy tố viên cảnh sát
đã bắn chết Michael Brown đã gây ra một nỗi thất vọng tràn chề cho gia đình
Michael Brown cũng như người dân ở đây khi tin vào công lý được thực hiện ở một
quốc gia rất tự do và đầy nhân quyền như Mỹ.
Thậm chí những người dân ở đây đã đoán trước được kết quả
của phiên tòa và hoàn toàn mất niềm tin vào công lý ở nơi đây. Điển hình như bà
Pat Bailey, một người đã về hưu tại St Louis, khoảng ngoài 60 tuổi, cho biết bà
đã biết trước sẽ có phán quyết như vậy. “Tôi
đã sống đủ lâu để biết rằng những người Mỹ gốc Phi không được coi là con
người”.
Và
dân chủ ở Mỹ được củng cố thêm bằng kiện đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ của dư luận
quốc tế xung quanh vụ cảnh sát Mỹ bắn chết thanh niên người da đen 18 tuổi vũ
trang và nổ súng vào những người biểu tình phản đối vụ việc.
Nói về tôn giáo: Cựu tổng thống Mỹ, người nhận
giải Nobel hòa bình 2002, Jimmy Carter, trong cuốn sách mới nhan đề Our
Endangered Values (Những giá trị đang bị đe doạ của chúng ta) đã phê phán mạnh
mẽ sự cố chấp tôn giáo của chính quyền Bush. Tôn giáo
là vấn đề phức tạp, và điều đó đặc biệt đúng ở Hoa Kỳ. Không phải người Mỹ nào cũng
theo đạo Thiên Chúa. Những người này cảm thấy quyền tự do tôn giáo, hiểu theo
nghĩa có quyền tin hoặc không tin, cũng như quyền lựa chọn tôn giáo của mình,
ít nhiều bị hạn chế.
Chẳng
hạn, bất chấp người dân có theo Thiên Chúa giáo hay không, họ phải dùng đồng
dollar có dòng chữ "In God We Trust" (Chúng ta tin tưởng vào Chúa).
Bất kể công dân Mỹ theo tôn giáo nào, hay thậm chí vô thần, họ phải chấp nhận
rằng rất nhiều hoạt động chính thức, kể cả các kỳ họp Quốc Hội của họ bắt đầu
bằng việc cầu Kinh Thiên Chúa giáo. Cũng vậy, trong lễ nhậm chức, tổng thống Mỹ
nhậm chức đặt tay lên một cuốn Kinh Thánh và tuyên thệ. Thử hỏi những người Mỹ theo
đạo Thiên Chúa, nếu trên đồng dol1ar in dòng chữ Đức Phật Thích Ca hay nếu các
kỳ họp Quốc Hội bắt đầu bằng đọc kinh Qur’an, họ có cảm thấy tự do
tôn giáo hay không?
Về
cuộc sống tại Mỹ: các bạn có thể tìm hiểu qua tâm sự của một người Việt Gốc Mỹ http://gse-beo.edu.vn/mot-goc-cuoc-song-nguoi-viet-o-my/. Thực
sự không màu hồng như một số người vẫn thường nghĩ, tất cả luẩn quẩn trong
những tính toán mưu lợi từ giới cầm quyền Mỹ. Đúng như Henri Poincare đã nói:
“Thực nghiệm là nguồn sự
thật duy nhất, chỉ nó có thể dạy cho ta biết điều gì đó mới mẻ; chỉ nó có
thể cho ta sự chắc chắn”
Lâm Trấn
ở đó còn có nhiều góc khuất mà chúng ta chưa được nhìn thấy. Bởi chính quyền Mỹ che đậy nó rất thông minh và tài tình. và ở đâu cũng có những điều mà chúng ta chứ hề nghĩ đến
Trả lờiXóaThế này nhưng vẫn có những kẻ vẫn tôn sùng Mỹ như mẫu quốc,vẫn xem Mỹ như thiên đường của chúng để chúng mơ ước sống tại đó. Tại vì sao,bởi chúng bị mờ mắt bởi những đồng đô-la kia,bởi "In God we trust" nên mới ra sức bảo vệ,sùng bái Mỹ như vậy.
Trả lờiXóaMỹ không phải thiên đường như tô vẽ của đám rận chủ, những kẻ cuồng Mỹ và muốn cổ suý đi theo Mỹ. Cũng dễ hiểu vì họ kiếm được những đồng tiền nhơ bẩn tại nơi đây từ các thế lực phản động. Tại Mỹ còn đó những mảng tối như phân biệt chủng tộc, xâm phạm đời tư cá nhân, tôn giáo.. Và chính người Mỹ cũng chưa thể giải quyết được những vấn đề còn tồn tại này.
Trả lờiXóaNhững kẻ lâu nay tự nhận là đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam theo xu hướng phương Tây sao họ không lấy những hình ảnh này làm thiên đường dân chủ cho họ. Hãy để cho chúng hiểu được giá trị của dân chủ kiểu Mỹ là như thế nào? Họ là những kẻ vong ơn bội nghĩa và đang thực hiện những hành động đi ngược lại với lợi ích quê hương đất nước chỉ vì những đồng tiền rẻ mạt của những ông chủ Mỹ đấy mà
Trả lờiXóaQua những hình ảnh về cái gọi là nhân quyền kiểu Mỹ này cũng một lần nữa cho thấy bản chất của những gì mà lâu may Mỹ vẫn đang muốn áp đặt các nước trong đó có Việt Nam theo nhân quyền kiểu này nọ là những hành động nằm trong âm mưu chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam cũng như kích động các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc chống phá đất nước Việt Nam của các đối tượng rận chủ mà thôi. Mỹ không thể lấy cái quyền của một nước lớn để áp đặt các nước khác như vậy được
Trả lờiXóaKhông đi thì không biết, đi rồi mới biết không đâu tốt như nhà mình, vậy mà nhiều người chưa một lần đi nước ngoài, hoặc có đi nhưng chưa một ngày sống đúng nghĩa ở nước ngoài cũng có những nhận xét có vẻ rất sành về những quốc gia này, nhưng thực chất là không biết gì, mình du học mấy năm ở Mỹ và chững kiến một xã hội Mỹ, một xã hội công nghiệp, con người dường như những con roobot bị điều khiển bởi những chiến lược thông minh tự giới cầm quyền
Trả lờiXóaNhư Hàn xẻng đấy, thây trên phim ảnh diễn viên xinh, thức ăn thì ngon, nhưng sang rồi mới biết hoàn toàn ngược lại, trai gái hàn chỉ được mấy đứa diễn viên phẩu thuật thẩm mỹ là xinh thôi, cong lại thì xấu không chịu được chứ đứng nói là bình thường, trai hàn thì nổi tiếng là gia trưởng rồi, cũng phải công nhân gia trưởng thực sự chứ không đùa
Trả lờiXóaMỹ thì có gì thú vị đâu, nhìn bề ngoài thì như nhiều quốc gi phương tây khác, luông mang đến cho nhân dân thế giới những góc nhìn đẹp về đất nước mình, nhưng trên thực tế đâu được như vậy đâu, Mỹ đầy rẫy sự bất công và đây cũng là quốc gia hàng ngày vẫn thể hiện sự phân biệt chủng tộc rõ ràng nhất và việc Obama lên làm tổng thống gia màu đầu tiên cũng không giúp được gì cho những kì thị này.
Trả lờiXóaTác giả nói đúng đấy, đi đâu cũng là cầu kinh, đi đâu cũng cầu nguyện đủ các kiểu, vậy chứ tự do tôn giáo, tự do tôn giáo thì chính phủ phải thể hiện sự công bằng trong các tô giáo chứ, sao cứ dùng tất cả nghi lễ đạo thiện chúa trong mọi sinh hoạt kể cả sinh hoạt chính trị vậy, rồi còn ép người ta đi theo đạo làm gì, cho dễ cai trị thông qua thần quyền giáo lý ah
Trả lờiXóaMình thì chưa sang Mỹ lần nào, nhưng chú mình thì định cư bển một thời gian rồi và theo nhận xét của chú mình thì về Việt Nam chú thấy rất thoải mái, nếu có tiền về Việt Nam sống thì sướng hơn tiên, so với mặt bằng chung rất rẻ, không có nhưng bất ổn chings trị, rồi cảnh sát mỹ thì không thể không nhắc tới những hành vi bạo lực của ho, không thuần như công an Việt Nam đâu, còn về ăn hối lộ như cảnh sát giao thông thì chúng không phải không ăn mà ăn tinh vi hơn nhiều.
Trả lờiXóaNếu người nào khen đât nước Mỹ tốt, cảm thấy sống ok thì cứ qua bên đấy sống nhé, sống thử và cảm nhận sẽ thấy thực tế khách quan hơn, mặc dù những bạn trên nói về sự thật một nước Mỹ như mơ trong tâm trí nhiều người nhưng mọi người cứ sang và cảm nhận thực tế, còn tôi, phần đời còn lại không mong một lần sang Mỹ.
Trả lờiXóa