Ảnh minh họa
Câu chuyện về việc xây dựng dự
án Khu du lịch tâm linh biển Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng thực sự đang thu hút được
sự chú ý của người dân tỉnh Sóc Trăng nói riêng và người dân cả nước nói chung
mấy ngày qua. Câu chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu không có đề xuất xây dựng tượng
Quan Thánh Đế Quân (Quan Công - nhân vật thời Tam Quốc của Trung Quốc) với chiều
cao dự kiến là 36m bằng vật liệu bê tông cốt thép để tạo điểm nhất, thu hút
khách du lịch của chủ đầu tư.
Theo UBND
tỉnh Sóc Trăng, Khu du lịch tâm linh biển Vĩnh Châu có quy mô gần 18ha tọa
lạc tại đường Đê (phường 1, thị xã Vĩnh Châu), với tổng mức đầu tư 30
tỷ đồng; trong đó vốn của chủ đầu tư khoảng 6 tỷ đồng, còn lại là vốn góp từ
các thành viên công ty, vốn đối ứng của đối tác. Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần
thương mại sản xuất bao bì Thành Lợi (có trụ sở tại TP.HCM).
Ngay sau khi
biết thông tin chủ đầu tư đề xuất ý tưởng trên với UBND tỉnh Sóc Trăng, dư luận
đã lập tức có nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó, hầu hết dư luận và người dân
địa phương đều cho rằng, đây là một dự án không lớn nhưng xây dựng tượng có quy
mô hoành tráng mà lại là tượng Quan Công thì hoàn toàn không phù hợp. Việc
xây dựng tượng Quan Công, một nhân vật anh hùng thời Tam Quốc của Trung Quốc,
"trấn thủ" biển phía Nam của Việt Nam với quy mô quá lớn, cao 36m,
"trấn thủ" ở biển Vĩnh Châu, nhìn ra biển Đông là không phù hợp.
Quân Công
(Quan Vân Trường) là một nhân vật anh hùng thời Tam Quốc của Trung Quốc, nhân
vật này đã rất quen với nhiều người Việt Nam trong truyện, trong phim truyền
hình “Tam Quốc diễn nghĩa”. Tuy nhiên, việc xây dựng tượng của nhân vật này
trong một khu du lịch tâm linh mà lại “trấn thủ” ở cửa biển phía Nam của Tổ
quốc thì rõ ràng không những là điều không phù hợp mà hoàn toàn không thể chấp
nhận. Thế mà không biết vì lý do gì mà chủ đầu tư lại đưa ra đề xuất này?
Có thể nói,
trong bối cảnh quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đang có những diễn biến căng
thẳng như hiện nay, nhất là những diễn biến liên quan đến việc tuyên bố chủ
quyền trên Biển Đông, trước các hành động nhằm thực hiện chủ nghĩa bá quyền của
Trung Quốc ở Biển Đông, xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam của Trung Quốc thì
đây rõ ràng là một vấn đề hết sức nhạy cảm. Đến một người bình thường nhất cũng
biết điều đó, vậy mà chủ đầu tư lại có thể đưa ra một đề xuất mơ hồ thế này. Là
một chuyện nhỏ nhưng rất có thể nó sẽ trở thành điều kiện để cho những kẻ cơ
hội lợi dụng chống phá, tuyên truyền kích động các hành động quá khích.
Rất may là, ngày hôm nay (21/11), Văn
phòng UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh không đồng ý với đề xuất
xây dựng tượng Quan Công nhìn ra biển của chủ đầu tư dự án Khu du lịch tâm linh
biển Vĩnh Châu, ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) mà gợi ý chủ đầu tư thay
thế bằng các tượng khác phù hợp hơn như Lạc Long Quân, Âu Cơ, vua Hùng hay
những vị Anh hùng của dân tộc, phù hợp với giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã
hội Việt Nam.
Việt Nam có
rất nhiều anh hùng dân tộc đã khắc tên mình vào lịch sử Việt Nam và thế giới.
Tại sao không đề xuất xây dựng tượng những người anh hùng đó. Nếu chủ đầu tư đề
xuất xây dựng tượng những anh hùng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Ngô
Quyền, Lê Lợi, Quang Trung - Nguyễn Huệ, Võ Nguyên Giáp… thì có ai phản đối?
Người dân còn rất ủng hộ là đằng khác.
Việt Nguyễn
Quả thật không biết mấy ông chủ đầu tư dự án kia nghĩ gì mà lại đề xuất xây dựng tượng Quan công cao đến thế ở khu du lịch,thiết nghĩ Việt Nam thiếu những vị anh hùng dân tộc hay sao,thêm vào đó nếu xây tượng của những vị anh hùng nước ngoài thì không thể xây cao và lớn thế được,quần chúng nhân dân sẽ nghĩ sao.
Trả lờiXóatrong vấn đề này có lẽ các chủ đầu tư đã quá sơ suất và chỉ nghĩ đến hình tượng oai hùng của Quan Vũ thời Tam Quốc mà đã quên đi việc nó có liên quan đến các vấn đề nhạy cảm khác khi đó là một nhân vật lịch sử của TQ, không đồng ý dự án là sáng suốt của lãnh đạo cấp trên đối với đề xuất xây tượng này, mà thay vào đó nên xây nhưng nhân vật của Việt Nam anh hùng không kém gì Quan Vũ, khi đó thì chẳng có ai phản đối vì bất cứ lý do gì.
Trả lờiXóaĐây là vấn đề nhạy cảm không phù hợp giá trị văn hoá lịch sử của người dân Việt Nam, mà đây lại là điểm nhấn quan trọng của công trình. Việc không đồng ý thể hiện thái độ rất có trách nhiệm và thấu đáo của những người lãnh đạo của tỉnh. Nhưng cũng cần xem lại ý đồ của chủ đầu tư trong việc này, không hiểu sao họ nghĩ gì mà có đề xuất phi lý như vậy.
Trả lờiXóacũng thật lắm chuyện, nước mình thiếu gì danh nhân cả văn hóa lẫn nhân vật lịch sử để mà tôn thờ lại đi tôn thờ người của nước khác, mà chưa nói đến nhân vật đó chỉ là hư cấu trong văn học, theo quan điểm của tôi là các bác làm việc có lớn mà chẳng có khôn, hãy tự suy nghĩ và lấy tự tôn dân tộc mà làm việc, đừng ngu mãi thế.
Trả lờiXóa