Các tôn giáo ở Việt Nam được tự do hoạt động và bình đẳng
Ngày 14/10 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố “Báo cáo
tự do tôn giáo quốc tế” năm 2014. Cũng như những bản báo cáo của các năm trước,
bản “Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế” năm 2014 đã tiếp tục khiến người ta phải
đặt câu hỏi về tính khách quan và chân thực của các nội dung trong báo cáo này.
Sau khi báo cáo này được công bố, nhiều quốc gia đã có phản
ứng gay gắt, đồng thời chỉ ra động cơ chính trị đằng sau. Chẳng hạn như Bộ
Ngoại giao Nga nhận xét báo cáo này là: “Có mục đích chính trị và tập hợp vấn
đề không có gì mới”.
Trong phần đánh giá về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, báo
cáo này ngoài việc đưa ra những thông tin thất thiệt sao chép lại trên mạng của
các cá nhân và tổ chức chống đối xã hội ta, văn bản này còn quy kết: “Chính
quyền Việt Nam tiếp tục kiểm soát mọi hoạt động tôn giáo bằng luật và giám sát
hành chính, hạn chế nghiêm ngặt hoạt động tôn giáo độc lập và đàn áp các cá
nhân và nhóm tôn giáo… Năm 2013, chính quyền đã thực thi một nghị định mới về
tôn giáo (Nghị định 92). Nghị định này đưa ra các thời hạn rõ ràng hơn để đăng
ký, nhưng lại giám sát nhiều hơn những sự vụ tôn giáo và khiến các nhóm tôn
giáo mới khó có thể đạt được tư cách pháp nhân”.
Phần cuối báo cáo kiến nghị đưa Việt Nam vào danh sách “Các
quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo” (CPC).
Ngay sau khi “Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế 2014” được Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ công bố, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định, “Báo
cáo tự do Tôn giáo quốc tế 2014” của Hoa Kỳ "tiếp tục đưa ra một số đánh
giá không khách quan, trích dẫn những thông tin sai lệch về Việt Nam”.
Ông Lê Hải Bình nêu rõ: “Chính sách
nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Điều này
được ghi rõ trong Hiến pháp, hệ thống pháp luật của Việt Nam và được bảo đảm,
tôn trọng trên thực tế”.
Ông Bình cũng khẳng định: "Pháp
luật Việt Nam nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng,
tôn giáo. Nhà nước Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chính sách và biện pháp
cụ thể để đảm bảo người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền tự do tôn giáo, tín
ngưỡng. Chính điều này đã tạo nên một đời sống tôn giáo, tín ngưỡng hết sức
phong phú, sinh động ở Việt Nam”.
Chẳng biết, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ căn
cứ vào cái gì để đưa ra phán xét “Chính quyền Việt Nam tiếp tục kiểm soát mọi
hoạt động tôn giáo bằng luật và giám sát hành chính, hạn chế nghiêm ngặt hoạt
động tôn giáo độc lập và đàn áp các cá nhân và nhóm tôn giáo”?
Họ căn cứ vào các quy định của pháp
luật Việt Nam, căn cứ vào tình hình thực tế hoạt động tôn giáo ở Việt Nam, hay
căn cứ vào một vài vụ việc kẻ xấu lợi dụng tôn giáo để phá hoại cuộc sống bình
yên của nhân dân?
Hiến pháp nước Việt Nam năm 2013
khẳng định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không
theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn
trọng và bảo hộquyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự
do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”
(Điều 24).
Dự thảo 4 Luật tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam quy định về
“Quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo” cũng khẳng định: 1. Mọi người có quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước tôn
trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.
2. Người có tín
ngưỡng, tín đồ tôn giáo có quyền tự do bày tỏ niềm tin; hành đạo tại gia
đình và cơ sở thờ tự hợp pháp; tham gia các hình thức sinh hoạt, phục vụ lễ hội,
lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo và học tập giáo lý tôn giáo.
3. Các tôn giáo bình đẳng
trước pháp luật.
4. Nhà nước bảo đảm quyền
hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật; giữ gìn
và phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo.
Vậy, hà cớ gì Bộ Ngoại
giao Mỹ lại đưa ra nhận xét mang tính chủ quan, quy chụp là “Chính quyền Việt Nam tiếp tục kiểm
soát mọi hoạt động tôn giáo bằng luật và giám sát hành chính, hạn chế nghiêm
ngặt hoạt động tôn giáo độc lập và đàn áp các cá nhân và nhóm tôn giáo”?
Đó là
dưới góc độ luật pháp, một điều rất quan trọng để đánh giá về tình hình tự do
tôn giáo ở Việt Nam là phải căn cứ vào thực tế. Vậy, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thấy
thực tế tôn giáo ở Việt Nam thế nào hay chưa? Nhiều khách quốc tế có dịp chứng
kiến, tham gia các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đều thấy những sự
kiện này diễn ra sôi động như lễ hội và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Đây
là một thực tế không ai có thể phủ nhận được. Hơn nữa trong lịch sử cận-hiện đại
Việt Nam chưa có chế độ xã hội nào tôn trọng và bảo đảm quyền tự do, quyền bình
đẳng về tôn giáo như Nhà nước Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Hiện
nay ở Việt Nam có 13 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân, với gần 40 tổ
chức tôn giáo được Nhà nước công nhận, cấp đăng ký hoạt động và khoảng 25 triệu
tín đồ (chiếm gần 30% dân số cả nước). Các tôn giáo ở Việt Nam được tự do hoạt
động trong khuôn khổ pháp luật, các tín đồ được tự do sinh hoạt tôn giáo lành mạnh.
Vậy, Việt Nam có cấm đoán, có đàn áp tôn giáo hay không? Điều đó Bộ Ngoại giao
Mỹ không biết hay cố tình tỏ ra không biết?
Tôn
giáo là một thực thể của xã hội, là một sản phẩm của lịch sử, bởi vậy tôn giáo luôn
chịu sự quản lý của nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Mọi nhà nước
trên thế giới đều quản lý tôn giáo để tôn giáo hoạt động đúng với pháp luật. Bởi
vậy, không thể có tự do tôn giáo một cách tuyệt đối, không giới hạn.
Bản
báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế, trong đó có tự do
tôn giáo ở Việt Nam không chỉ là một bản báo cáo thiếu khách quan, không chân
thực mà còn là sự vi phạm các nguyên tắc trong Văn kiện “Xác lập quan hệ đối
tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ”, được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống
Barack Obama ký kết năm 2013 và được tái khẳng định trong "Tuyên bố về tầm
nhìn chung Việt Nam - Hoa Kỳ", làm ảnh hưởng đến quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Việt
Nguyễn
xin đính chính với tác giả là đã có 14 tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân, trong đó thì những tổ chức tôn giáo lớn như Phật giáo và Tin lành, Cao Đài có rất nhiều hệ phái trong đó được đăng ký cấp phép hoạt động, điều đó chứng tỏ thời gian tới có rất nhiều tôn giáo được cấp phép tiếp nếu đáp ứng được yêu cầu đăng ký và tiêu chuẩn đặt ra của pháp luật VN.
Trả lờiXóaThực sự những năm qua việc Bộ Ngoại giao Mỹ thường xuyên đưa ra những báo cáo về thực trạng dân chủ, nhân quyền, tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam một cách thiếu khách quan, phiến diện như là một hoạt động thường niên và rõ ràng đây là cách để Mỹ dùng sức ép dân chủ, nhân quyền và can thiệp vào công việc nội bộ của các nước trong đó có Việt Nam. Vậy nên không lạ gì với cái chiêu trò này của Mỹ
Trả lờiXóaTôn giáo là một thực thể của xã hội, là một sản phẩm của lịch sử, bởi vậy tôn giáo luôn chịu sự quản lý của nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Mọi nhà nước trên thế giới đều quản lý tôn giáo để tôn giáo hoạt động đúng với pháp luật. Bởi vậy, không thể có tự do tôn giáo một cách tuyệt đối, không giới hạn. Việc Bộ Ngoại giao Mỹ thường xuyên đưa ra những báo cáo, đánh giá thiếu khách quan, phiến diện như vậy chỉ nhằm vào mục đích can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam và thực hiện âm mưu chính trị của mình mà thôi
Trả lờiXóamột báo cáo chỉ dựa trên những luận điệu tuyên truyền chống phá của những kẻ chống phá đất nước như Phan Văn Lợi, Nguyễn Thái Hợp... mà không nhìn vào tình hình thực tiễn đang diễn ra ở Việt Nam để phản ánh một cách phiến diện, thiếu khách quan như vậy có đáng để Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra? Phải chăng đó là cách để Mỹ áp dụng lên các nước khác chăng?
Trả lờiXóacó thể nói hàng loạt những vụ việc vừa qua như vinh danh những kẻ chống phá đất nước rồi đến lượt đưa ra những báo cáo thiếu khách quan về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam vừa qua đã cho thấy Bộ Ngoại giao Mỹ đang đi ngược lại với những gì mà lãnh đạo hai nước đã cam kết và ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai quốc gia
Trả lờiXóaCHúng ta còn lạ gì với những báo cáo kiểu đó của bộ ngoại giao hoa kì chứ.chúng toàn dựa vào những lời nói của các phần tử chống phá trong nước để rồi đưa ra những nhận định thiếu khách quan nhằm hạ bệ xuyên tạc đối với VIệt Nam.nhưng với bộ mặt đã bị phơi bày từ trước thì chẳng ai tin vào những báo cáo kiểu này nữa cả.
Trả lờiXóaBộ ngoại giao Hoa Kì đã đưa ra " Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế 2014 " trong đó có vấn đề tôn giáo ở Việt nam là hoàn toàn sai sự thật...Những báo cáo này mang màu sắc chính trị và vô cùng phiến diện dựa trên các bài báo xuyên tạc, vu khống của các tổ chức phản động lợi dụng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo để chống phá chính quyền Việt Nam...Chính quyền Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của mỗi công dân, luôn hướng dẫn mọi công dân tiến hành các hoạt động tôn giáo đúng pháp luật và điều đó đã được ghi rõ trong Hiến pháp năm 2013...Vì vậy Việt Nam cực lực lên án các hành vi lợi dụng tôn giáo , tín ngưỡng để xâm hại lợi ích và can thiệp thô bạo vào vấn đề nội bộ của Việt Nam.
Trả lờiXóacác bác bên Mỹ có nhớ điều 18 về quyền dân sự và chính trị nữa không, việt nam là thành viên trong công ước 1966 đó đấy, nếu mà việt nam vi phạm quyền tự do tôn giáo thì đã bị liên hợp quốc và các nước khác lên án rồi, chỉ duy có ông mỹ là toàn nghe bọn bơm đểu hoặc cố tình hiểu khác đi tự do tôn giáo thì chắc chắn chẳng ai là tuyệt đối được cả, cho nên bác Mỹ làm ơn chịu khó tìm hiểu và đọc mấy cái công ước này rồi mở mồm nói với VN nhé.
Trả lờiXóabáo cáo láo đâu chỉ tồn tại ở VN mà nó đã được bắt nguồn từ bên Mỹ cơ đấy, ở VN các doanh nghiệp làm ăn kinh tế mới có ba kiểu báo cáo láo để lừa lọc ăn chia lợi nhuận chứ ngay như bên Mỹ còn giở trò kinh doanh chính trị nữa cơ đấy, các bác bên nửa vòng trái đất chứ sống đếch cụ ở VN đâu mà các bác phán như thánh của nhà tôi không bằng, người có hai loại là thông minh và dốt nát, với tư cách người Việt tôi nói bọn làm báo cáo này ở Mỹ toàn bọn ngu đấy, Liên Hợp quốc nên tin vào những gì mà VN nói hơn là nghe bọn chẳng biết VN nằm đâu phán cho các bác nghe.
Trả lờiXóaHoa Kỳ luôn cho mình cái quyền phán xét người khác theo ý chủ quan của họ bằng những nguồn tin không chính thức mà chủ yếu là của các tổ chức với cái nhìn lệch lạc, bịa đặt. Hành động đó không xứng đáng là nước lớn văn minh. Những việc làm đó của họ hàng năm trở nên vô nghĩa, chúng ta không cần quan tâm đến những câu sáo rỗng đó và chỉ cần tiếp tục làm tốt công việc của mình.
Trả lờiXóaHoa Kỳ có biết rằng công ước về quyền dân sự và chính trị năm 1966 đã được VN công nhận và tham gia năm 1982 rồi không, VN đã nỗ lực rất nhiều rồi tại sao lại cứ bày trò nói VN vi phạm thế, VN vi phạm có hệ thống hay là những vụ việc đó chỉ là lời nói của những kẻ cố tình chống phá, các ông bên Mỹ sang đây mà coi đừng ngồi bên viết lung tung người dân VN tôi hoàn toàn phản đối điều sai trái đó.
Trả lờiXóachỉ có một điều có thể nói với các bác bên Mỹ đó là những cái mà các bác bên đó tin chỉ là những điều mà số kẻ chống phá bên VN đã cố tình gửi cho các bác và giờ các bác coi đó là nguồn tin tưởng thì tôi không hiểu việc các bác lập ta viên nghiên cứu toàn cầu về tôn giáo làm gì, ngay cả trường đại học như Brigham young khi sang VN đều công nhận thực tế việc quyền tự do tôn giáo ở Vn đã có nhiều tiến bộ vượt bậc rồi đó.
Trả lờiXóaUhm nói thì hay đấy, nhưng mà thường làm khó hơn là nói thì phải anh Kỳ, trong khi đất nước của anh em không nhầm thì đa số thì theo đạo thiên chúa, nhưng anh thử nhìn lại mình xem nào, với cái đạo chính của anh thì những năm qua anh đã làm được gì, anh có bằng một phần của các nước khác không, không đúng không, vậy nên không cần phải nói nhiều đâu, vì nói nhiều mà không làm được người ta khinh đấy
Trả lờiXóaĐúng là thằng Mỹ, bào cứt nào cũng có dấu răng, không để cho nhân dân các nước sống yên ổn, khi nào cũng cớ này lý nọ rồi cuối cùng mục đích chính là gì, là can thiệp vào công việc các nước, hoặc là đem chiến tranh deo lên các nước, cho nhân dân các nước đánh nhau, rồi một mình hưởng lợi từ việc buôn bán vũ khí, sống bằng xương máu của người khác
Trả lờiXóa100% các cuộc chiến tranh trên thế giới đều có mặt Mỹ, và Mỹ cũng là nguyên nhân chính của các cuộc chiến tranh, giò nhìn lại Mỹ với trung Quốc thằng 9 lạng thằng một cân, thâm độc như nhau, thậm chó tôi thấy Trung Quốc giờ không bằng Mỹ, không bằng một phần của Mỹ, tôi ác mà Mỹ gây ra thì mọi người cũng đã thấy ở Việt Nam, có thể nói là những tội ác man rợ
Trả lờiXóaBáo với chẳng cáo, lại chiêu bào đổ tội cho các nước, tôi có cảm nhận nhiều nước lớn, còn những nước nhỏ thì không nói, dường như là con bài của thằng Mỹ, nó thích chơi ai thì chúng chơi, chúng nó thích thịt ai là chúng thịt, chúng ta có chủ quyền quốc gia của riêng mình, khi có chiến tranh xâm lược sao liên hợp quốc không can thiệp, mà can thiệp chỉ nói thì làm được gì, phải có hành động chứ
Trả lờiXóaĐừng nhắc đến thằng này nữa, nói thêm càng tức, làm có được cái loàn gì đâu mà khi nào cũng nhận xét, đánh giá các kiểu con đà điểu điều, làm thì như cứt mà khi nào cũng nhận với chẳng xét, khi nào cũng làm như mình là thước đo của mọi tiêu chuẩn trong khi mình thì làm gì cũng chẳng ra hồn, nếu không nói là không làm, đúng là Hoa “Ky” , sẽ đến một nagy các nươc liên minh đánh nó.
Trả lờiXóaTôn giáo là một thực thể của xã hội, là một sản phẩm của lịch sử, bởi vậy tôn giáo luôn chịu sự quản lý của nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Mọi nhà nước trên thế giới đều quản lý tôn giáo để tôn giáo hoạt động đúng với pháp luật. Bởi vậy, không thể có tự do tôn giáo một cách tuyệt đối, không giới hạn.
Trả lờiXóakhi mà nhận thức về pháp luật, sự am hiểu về quyền tự do dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo của một bộ phận nhân dân còn hạn chế và các thế lực thù địch có sự móc nối với những phần tử bất mãn, cực đoan ở trong nước. Trong số những đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam bị các cơ quan chức năng bắt giữ, xử lý thời gian qua, có một số đối tượng là giáo dân mà một trong số đó là Trần Thị Xuân, trú tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, giáo dân thuộc Giáo xứ Cửa Sót - Hà Tĩnh.
Trả lờiXóa