Trong khoảng một vài tháng trở lại đây, làn
sóng di cư và nhập cư đang khiến cả thế giới bàng hoàng. Theo thống kê của Cơ
quan biên giới Liên minh châu Âu EU, từ đầu năm 2015 đến nay, đã có khoảng
102.000 người di cư vào khu vực này qua Macedonia, Serbia, Bosnia-Herzegovina,
Albania, Montenegro, Kosovo, Hungary (cùng thời điểm năm 2014 là 8.000 người).
Trong khi đó, một thống kê khác cho thấy, lượng
người di cư trên toàn khu vực Á - Âu từ đầu năm tới nay đã lên tới gần 300.000
người, vượt xa số người năm 2014 là 217.000 người. Họ thông qua cửa ngõ phía
nam của Liên minh châu Âu để hướng tới các nước như Đức, Áo hay Thụy Điển, những
nơi mà họ nghĩ có thể hưởng một cuộc sống sung túc hơn nếu đến được.
Những ngày qua, bức ảnh chụp thi thể bé trai Syria
trôi dạt vào bờ biển lại xuất hiện và lan truyền trên mạng xã hội khiến thế giới
thêm bàng hoàng và đau xót. Điều đáng nói, cái chết thương tâm của em bé trên
chỉ ít ngày sau vụ việc 71 người nhập cư chết trong xe chở gà ở Áo, cho thấy mức
độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu trong những ngày qua. Đã
có hàng nghìn người chết vì đói khát, vì bị chìm thuyền sau những ngày lênh
đênh trên biển để tìm nơi nhập cư với hy vọng được đến những miền “đất hứa”, để
được thoát khỏi cuộc sống hiện tại tại quốc gia họ đang sinh sống.
Vậy nguyên nhân này từ đâu, vì sao làn sóng di cư lại
diễn ra phức tạp và khiến người ta phải miêu tả nó như thảm họa như vậy?
Có lẽ, nguyên nhân thì nhiều nhưng có thể kể đến một
số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, do tình trạng nghèo đói tại
các quốc gia Trung Đông, Bắc Phi, các quốc gia Tây Balkan.
Thực tế cho thấy, người di cư chủ yếu đến từ
các quốc gia Trung Đông, Bắc Phi (Lybia, Ai Cập, Syria, Iraq, Afghanistan…) và
một số quốc gia quanh khu vực này. Nếu nói, các quốc gia Trung Đông, Bắc Phi
nghèo đói thì hẳn chưa chính xác cho lắm, bởi lẽ khu vực này có trữ lượng dầu
mỏ lớn nhất thế giới và thực tế các quốc gia ở khu vực này không phải là nghèo,
thậm chí còn là khá giả. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, nhất là sau khi
các quốc gia ở khu vực này trải qua cuộc cách mạng “Mùa xuân A rập”, đời sống
chính trị ở các quốc gia này rơi vào hỗn loạn, kinh tế không thể phát triển,
trong khi đó đời sống người dân, các chính sách an sinh xã hội ít được chính
quyền quan tâm, điều đó dẫn đến tình trạng đói nghèo lan tràn khắp các vùng
nông thôn, thậm chí cả thành thị ở các quốc gia này.
Thứ hai, tình trạng
bạo lực, chiến tranh bùng phát, vi phạm nhân quyền. Có thể nói, đây
chính là nguyên nhân chính, là gốc gác của mọi vấn đề. Những năm qua, tình
trạng bạo lực, chiến tranh ở khu vực Bắc Phi, Trung Đông diễn biến hết sức phức
tạp. Cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng hoa nhài” do Mỹ và phương Tây đạo diễn ở
khu vực này đã đẩy các quốc gia này vào cảnh bạo loạn và bạo lực tràn lan.
Trong một xã hội mà tình trạng bạo lực tràn
lan không thể kiểm soát thì tính mạng con người khó được đảm bảo. Sống trong
một xã hội như vậy, quyền cơ bản và quan trọng nhất của con người là “quyền
sống” không được đảm bảo thì có lẽ các quyền khác làm sao được thực thi. Người
dân ở khu vực này đã quá sợ hãi với cảnh bạo lực leo thang, suốt ngày chém,
giết, đánh bom liều chết, thảm sát… bởi vậy họ muốn tìm mọi cách để thoát khỏi
thảm cảnh đó, và di cư là con đường duy nhất mà họ lựa chọn.
Thứ ba, sự hoành hoành
của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo tự xưng” (IS).
Sự trỗi dậy và hoành hoành của tổ chức “Nhà
nước Hồi giáo tự xưng” (IS) khiến khu vực này vốn dĩ đã bất ổn, đã chìm trong
bạo lực nay lại phải hứng chịu làn sóng bạo lực khủng khiếp hơn. Trong khi đó,
Mỹ và phương Tây cũng như chính quyền các quốc gia sở tại chưa tìm được giải
pháp hữu hiệu nào để đối phó với tổ chức Nhà nước này.
Sau
hơn một năm chịu sự oanh kích của liên quân Mỹ và các nước phương Tây, tổ chức
Nhà nước Hồi giáo chịu 6.500 cuộc không kích, mất khoảng 10.000 người, trong đó
có nhiều lãnh đạo, nhưng họ vẫn đủ khả năng chống cự. Sĩ số của các tổ chức khủng
bố vẫn không suy chuyển nhờ những tân binh liên tục được chiêu mộ từ khắp nơi
trên thế giới. Điều đó cho thấy, tổ chức này tiếp tục là mối đe dọa đối với an
ninh ở khu vực này.
Có thể nói, gốc gác của vấn đề này nằm ở chỗ
tình trạng bạo lực, chiến tranh bùng phát liên miên, kéo theo đó là sự đói
nghèo, kinh tế sa sút, vi phạm nhân quyền khiến người dân các quốc gia ở khu
vực này không thể tự quyết định số phận của mình. Vì vậy, họ đã lựa chọn cho
mình giải pháp là di cư để tìm kiếm một cuộc sống mới, với hy vọng đổi đời và
không phải chứng kiến những thảm họa chết chóc hàng ngày hàng giờ vẫn diễn ra.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đạt được mục đích này?
Từ thực trạng di cư đang diễn ra ở các nước
Bắc Phi, Trung Đông, chúng ta mới thấy hết được giá trị của cuộc sống hòa bình,
không có chiến tranh, thấy được giá trị của cuộc sống mà ở đó con người được
làm chủ thực sự.
Việt
Nguyễn
Thực ra theo quan điểm của tôi, tác giả chỉ ra được những nguyên nhân chính khiến việc ra tăng làn sóng di cư sang châu Âu thời gian vừa qua. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan thì việc di dân này không hẳn đã là nỗi đau đầu đối với châu Âu, ngược lại, nếu xử lý hợp lý, châu Âu hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề thiếu hụt nguồn lao động.
Trả lờiXóaNguồn lao động được giải quyết hợp lý đến đâu thì chưa biết nhưng nhìn vào những hình ảnh của người di cư ta có thể tưởng tượng được những khổ ải mà họ đang phải trải qua. Chẳng thể nào lại có một cuộc di cư lớn đến thế và cũng chẳng thể nào họ lại rời bỏ quê hương đất nước mình nếu như không phải vì tình hình bất ổn trong nước. Khi ra đi có lẽ họ cũng đau lắm, nhưng vì cuộc sống họ phải đi tìm miền đất hứa. Giờ họ cũng chẳng mong ước gì cao sang, chỉ muốn một cuộc sống hòa bình, ổn định.
XóaĐôi khi nhìn xa xôi thấy rằng nguyên nhân chính của làn sóng di cư xuất phát từ những chính sách của Mỹ và Châu Âu đối với các quốc gia này dẫn đến chiến tranh liên miên, xung đột tôn giáo, sắc tộc và một loạt những vấn đề gây nên bất ổn khiến người dân phải bán xới khỏi quê hương của họ mong muốn tìm đến nơi có tương lai hơn và ít nhất là được sống
Trả lờiXóaĐúng vậy. Những ngày này chúng ta cảm thấy đồng cảm với những người dân đang di cư sang các nước châu Âu với những hình ảnh cảm động khiến cả thế giới phải suy nghĩ. Qua đó, mới cảm thấy mình thật may mắn đã được sống trong một đất nước có môi trường hòa bình, ổn định và hạnh phúc.
Trả lờiXóaĐúng như tác giả nói, nguồn gốc của vấn đề này xuất phát từ tình trạng bạo lực, chiến tranh bùng phát liên miên, kéo theo đó là sự đói nghèo, kinh tế sa sút, vi phạm nhân quyền khiến người dân các quốc gia ở khu vực này không thể tự quyết định số phận của mình. Vì vậy, họ đã lựa chọn cho mình giải pháp là di cư để tìm kiếm một cuộc sống mới, với hy vọng đổi đời và không phải chứng kiến những thảm họa chết chóc hàng ngày hàng giờ vẫn diễn ra. Tất cả những nguyên nhân này chính Mỹ và Châu Âu cũng phải có trách nhiệm
Trả lờiXóaSống cuộc sống ổn định, hoà bình như ở Việt Nam hiện nay là niềm mơ ước của những người đang ở Châu Âu khi mà làn sóng di cứ đang là vấn đề mà các quốc gia Châu Âu phải giải quyết. Và đây cũng là sự thật cho nhiều nhà dân chủ cuội đang ảo tượng về một thiên đường sung sướng ở trời Tây mà quên đi những gì mà mình đang được hưởng thụ
Trả lờiXóaTấm ảnh cậu bé bị chết bên bờ biển những ngày qua đã làm xôn xao dư luận và dấy lên một phong trào kêu gọi những nước châu Âu có trách nhiệm hơn với những người nhập cư. Xét từ nhiều nguyên nhân khác nhau thì thấy rằng hành động của họ là có lý do mà lý do đó quốc gia của họ không thể đáp ứng được đó là mong muốn được tồn tại và sinh sống một cách yên bình. Do đó, những nước châu Âu nên có trách nhiệm với họ
Trả lờiXóaTrước hậu quả của làn sóng đi cư mạnh mẽ ở các nước châu Âu đang làm chấn động dư luận thế giới những ngày qua đã cho thấy những vấn đề còn tồn tại của các nước được nhiều người gọi là thiên đường. Cả thế giới đang nghiêng mình trước cảnh em bé trôi dạt bên bờ biển cùng với nhiều hình ảnh đau xót khác. Giá trị của dân chủ, tự do và nhân quyền của các nước phương Tây là thế sao? Và hậu quả của nó người dân đang phải gồng mình để vượt qua
Trả lờiXóaNhìn vào những hình ảnh của cuộc di cư, nhìn vào sự khổ cực của họ trên con đường đến với miền đất hứa mới thấy yêu cái sự thanh bình, ổn định của đất nước mình. Ấy thế mà có những kẻ vẫn hướng về chân trời phương Tây với sự mơ mộng hão huyền. Mà trên thực tế, cuộc sống mà những kẻ đó đang mơ cũng đâu có được như chúng rêu rao.
Trả lờiXóaCó thể chiến tranh ở Bắc Phi và Trung Đông xuất phát từ vấn đề nội tại nhưng khẳng định một điều là có sự hiện diện của các "ông lớn": Mỹ, Nga, Trung Quốc... Chính vì thế mà chiến tranh ở khu vực này kéo dài triền miên, không có ngày chấm dứt. Thực tế với sức mạnh quân sự của mình thì việc các "ông lớn" muốn xóa sổ Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS hay là kết thúc chiến tranh ở Trung Đông và Bắc Phi là điều đơn giản. Nhưng họ không muốn thế, bởi lẽ cứ để tình trạng này kéo dài thì họ càng được lợi, từ việc buôn bán vũ khí chiến tranh, khai thác tài nguyên đến việc can thiệp, lũng đoạn nội bộ các quốc gia ở Bắc Phi và Trung Đông phục vụ cho chiến lược bá quyền của các cường quốc. Nói tóm lại, Bắc Phi và Trung Đông đang là một "bàn cờ" để các cường quốc thể hiện "nắm đấm" của mình, khẳng định vị trí bá chủ của mình mà không những không ảnh hưởng đến chính quốc mà còn thu được nhiều lợi ích to lớn.
Trả lờiXóangười dân các nước ở Bắc Phi và Trung Đông quá khổ và chán ghét cuộc sống của họ ở ngay chính quốc gia đó. nguyên nhân người ta phải dời bỏ đi chỉ vì họ muốn yên bình để làm ăn nhưng những thế lực chính trị được nuôi dưỡng bởi các nhà tư bản nước ngoài đã chống đỡ gây nên những cuộc chiến đẫm máu khiến cho nhân dân không thể tìm thấy được con đường sống đích thực. chính vì vậy, di cư chính là điểu mà họ có thể làm được để giải thoát số phận bĩ cực này.
Trả lờiXóaBao giờ mới có hòa bình trên khắp Trái đất đây, ngày xưa hồi còn bé vẫn cứ nghĩ ở đâu cũng như nước mình cũng yên ổn hòa bình, người với người sống để yêu nhau. Lớn lên rồi mới biết còn nhiều nơi trên thế giới còn chưa biết cái hòa bình nó là cái gì, họ lớn lên sống trong chiến tranh, chiền miên không bao giờ chấm dứt, mà nguyên nhân vì đâu, chẳng qua cũng là vị lợi ích của những kẻ mạnh mà thôi. Họ chỉ là những con tốt bị quấn vào trò chơi của kẻ khác.
Trả lờiXóaNói đến vấn đề di cư thời gian qua , không thể nhắc tới vấn đề dịch bệnh, thiên tai và đặc biệt là bạo loạn , chiến tranh... Con người luôn khao khát một cuộc sống hòa bình ổn định để sinh sống làm ăn. Có an cư thì mới lập nghiệp được. Đó là lí do mà người ta vượt bao đường xã xa xôi những mong có được một mái nhà yên ổn. Và nhìn lại nguyên nhân sâu xa thì bàng hoàng thay, Mỹ đã làm những gì trên những quốc gia này để đi tới thảm họa di cư?
Trả lờiXóatình trạng di cư hiện nay nguyên nhân chính đó chính là do những tác động của các nước tư bản lớn tới các nước ở Bắc Phi ở Trung Đông mà đặc biệt là việc đưa cách mạng màu tới các nước đó khiến cho chiến tranh xảy ra, người dân không còn chịu nổi cuộc sống như thế nữa buộc họ phải liều chết để di cư
Trả lờiXóacó thể có bạn nhận định rằng những người dân đó di cư tới châu âu nơi mà có cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng chúng ta hãy nhìn nhận lại đó là tại sao trước kia người ta không di cư mà bây giờ di cư ồ ạt như thế, nguyên nhân chính đó chính là cái dân chủ khát máu mà Mỹ và các nước EU đem tới cho nước họ giờ khiến nước họ như thế
Trả lờiXóaSyri từ một quốc gia phát triển khá ở Bắc Phi cuộc sống người dân ổn định hòa bình giờ người dân lại phải liều chết để di dân, người dân liều chết điều đó đủ hiểu tình hình trong nước khiến cho người dân không thể sống được nữa, mà cái chính đó chính là do tư bản đế quốc như Mỹ đang gây ra cuộc chiến đẫm máu ở đất nước họ
Trả lờiXóaThử hỏi nếu không có chính sách tác động tới các nước khác của Mỹ và Eu thì thử hỏi người dân các nước đó cần phải di cư như thế không cơ chứ, ở đây người dân liều chết để di cư luôn đấy, nhìn vào tình hình di cư trên thế giới hiện nay mới thấy được giá trị to lớn của độc lập tự do của hòa bình cho đất nước mình như thế nào
Trả lờiXóaNguyên nhân của di dân này đó là do hậu quả của việc cách mạng màu ở các nước Trung Đông Bắc Phi đấy, nếu thử hỏi không có Mỹ và EU tác động vào các nước đó, không đầu tư cho những quân nổi dậy thì liệu các nước đó có bị như thế này không cơ chứ, nên các vị rận trong nước đừng có mà suốt ngày ca ngợi Mỹ này nọ nhé
Trả lờiXóaChiến tranh quá ác liệt, cuộc sống người dân quá khó khăn đến nỗi người dân không chịu đựng được nữa và buộc người ta phải di cư để tìm nơi có cuộc sống thích hợp hơn, một đất nước mà người dân không thể làm chủ được đất nước mình, buộc phải rời đi như thế thì có tốt đẹp không chứ, đấy chính là hậu quả của dân chủ Mỹ đem đến đấy
Trả lờiXóaĐúng là châu âu là nơi có cuộc sống tốt đẹp, và người dân di cư đến đó thì diễn ra thường xuyên hang ngày nhưng thời gian gần đây việc di cư đó đã trở thành một vấn đề lớn của thế giới rồi, khi dân ở trung đông, ở bắc phi người ta ồ ạt di cư, tình trạng này chưa hề có, nguyên nhân thì quá rõ, đó là do chiến tranh Mỹ gây ra ở nước họ
Trả lờiXóaHậu quả của việc di cư như thế này thì tôi nghĩ ai cũng thấy trước được, nhất là những người di cư, khi mà họ là những người cư trú ở nước khác bất hợp pháp, rồi họ sẽ có cuộc sống cũng không mấy tốt đẹp, nhưng với chút hi vọng nhỏ nhoi như thế họ vẫn liều chết để thực hiện, như thế là đủ hiểu tình hình ở trung đông, bắc phi nó tồi tệ thế nào rồi
Trả lờiXóaNhìn vào tình hình dư cư và những tình hình chiến tranh trên thế giới hiện nay thì mới hiểu thấu được vì sao trước đây cha ông ta liều cả mạng sống của mình vì độc lập tự do, vì hòa bình cho dân tộc. mà nguyên nhân của việc chiến tranh này nọ là đều do lũ tư bản với cái âm mưu thâm tóm thế giới của nó mà sinh ra cả thôi
Trả lờiXóaLiên minh châu Âu đang đứng trước thảm họa nhân đạo di cư lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai tới nay khi dòng người di cư tiếp tục ồ ạt đổ vào trong sự bất lực và bất đồng về cách thức đối phó với cuộc khủng hoảng này. nguồn gốc của vấn đề này xuất phát từ tình trạng bạo lực, chiến tranh bùng phát liên miên, kéo theo đó là sự đói nghèo, kinh tế sa sút, vi phạm nhân quyền khiến người dân các quốc gia ở khu vực này không thể tự quyết định số phận của mình. Vì vậy, họ đã lựa chọn cho mình giải pháp là di cư để tìm kiếm một cuộc sống mới, với hy vọng đổi đời và không phải chứng kiến những thảm họa chết chóc hàng ngày hàng giờ vẫn diễn ra. Qua sự kiện này chúng ta mới thực sự thấy quý trọng hơn nền độc lập, hòa bình không có chiến tranh, nội chiến, dịch bệnh ở đất nước ta. Vậy sao, chúng ta phải đấu tranh để được một cái nền tự do theo kiểu ở châu âu và ở Mỹ để bây giờ họ vẫn chưa có cách giải quyết vấn đề thảm họa di cư
Trả lờiXóachâu Âu có phải là miền đất hứa của những con người nghèo khổ hay không đó vẫn là dấu chấm hỏi lớn, khi chủ nghĩa tư bản ở các nước châu Âu chính là nguồn cơn gây nên thảm cảnh ở những nước như trung đông và bắc phi. chính các nước châu âu và Mỹ với các chính sách can thiệp trắng trợn vào nội bộ các nước nên mới dẫn đến xung đột và chết chóc như vậy.
Trả lờiXóanhìn những hình ảnh về làn sóng di cư ở các nước Châu Âu mà thấy không khác gì cuộc chiến của để tranh giành sự sống của những thế kỷ trước? Thiên đường dân chủ, tự do và dân chủ nhân quyền mà lâu nay có nhiều người vẫn đang ảo tưởng là đây sao. Qua đó mới thấy được tuy đất nước Việt Nam còn nhiều vấn đề phải làm để đất nước ngày càng phát triển, ổn định hơn nữa nhưng được sống trong môi trường hòa bình như hiện nay là mơ ước của các nước Châu Âu đang trải qua giai đoạn khó khăn này
Trả lờiXóaXuất phát từ việc tình trạng bạo lực, chiến tranh bùng phát liên miên, kéo theo đó là sự đói nghèo, kinh tế sa sút, vi phạm nhân quyền khiến người dân các quốc gia ở khu vực này không thể tự quyết định số phận của mình. Và thảm cảnh giẫm đạp lên nhau để di cư là điều tất yếu mà các nước này đang phải gánh chịu. Nhìn những hình ảnh trẻ con chết bên bờ biển, người già bị giẫm đạp chết không hiểu những nhà dân chủ đã từng xem nơi này là thiên đường mơ ước của họ sẽ như thế nào
Trả lờiXóaSự chiếm đóng của Phiến quân Hồi giáo IS đã khiến cho tình hình tại các quốc gia Trung Đông, đặc biệt là Syria trở nên vô cùng bất ổn và đẩy người dân vào hoàn cảnh cực khổ, tạo ra làn sóng tỵ nạn ồ ạt sang châu Âu. những người tỵ nạn phải vượt qua quãng đường hàng trăm km, cả trên bộ và trên biển với đầy rẫy những nguy hiểm mà chưa chắc chắn liệu mình có được chấp thuận tới các quốc gia châu Âu hay không.có vẻ như sau vụ việc thương tâm của bé trai Aylan Kurdi – 3 tuổi, mất mạng khi đang nỗ lực vượt sóng trên chiếc xuồng cao su và dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, thế giới đang dần thức tỉnh và quan tâm nhiều hơn đến vấn đề nhiều nhức nhối này.
Trả lờiXóasuy cho cùng cũng chỉ do lòng tham, do những toan tính chính trị mà dẫn dến chiến tranh tranh giành quyền lực, giành giật quyền lợi kinh tế, để rồi những người dân thường phải là người gánh chịu hậu quả, trở thành những con chuột bạch trong tay những ông bầu chính trị, nên đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, tham khảo ý kiến của nhân dân, trên cơ sở định hướng từ lãnh đạo, cần đào tạo ra những người có tâm với đất nước, đó là điều mà bất kì quốc gia nào cũng phải làm.
Trả lờiXóaCon người ta suy cho cùng chỉ muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, khi đất nước bị chiến tranh tàn phá, khi tính mạng bản thân và gia đình bị đe dọa thì theo bản năng sinh tồn họ phải rời xa khỏi những nơi ấy với hy vọng có một cuộc sống an toàn hơn, yên ổn hơn, vậy nên dừng thôi những cuộc chiến tranh, dừng thôi những bất ổn, tại sao chúng ta chung sống một cách hòa bình, cũng hợp tác, phát triển, có lẽ vấn đề này phụ thuộc vào cái tâm vào những nhà lãnh đạo, phụ thuộc vào tham vọng mà họ hướng đến.
Trả lờiXóaĐứng sau những tội lỗi động trời này chỉ có thằng Mỹ, tôi có thể khẳng định không ai ngoài thằng này, một thằng có sở thích gieo rắc đau thương lên các nước khác, làm giàu từ chính xương máu của người khác, chỉ vì không bj chiến tranh tàn phá nên có điều kiện phát triển trước nếu không chắc gì đã bằng đất nước chúng ta, chúng cũng nhận ra điều đó và đang tận dụng lợi thế của mình để tự bảo vệ mình
Trả lờiXóanhìn những bức ảnh của thảm họa này mới thấy đau lòng, cảnh chia ly, những đánh đổi và những mất mát quá lớn, tại sao lại chiến tranh, cung chung tay chung sống hòa bình không phải tốt hơn sao, một cuộc sống bình thường thôi, nhẹ nhàng thôi, đâu cần phải xa hoa tráng lệ, chỉ cần có ý nghĩa.
Trả lờiXóakhi các nước phương Tây ngồi rung đùi nhìn cảnh chết chóc ở các nước Bắc Phi và Trung Đông thì nhân dân các nước phương Tây đâu biết chính chính phủ của mình là kẻ đã làm cho họ tan cửa nát nhà đâu. giờ họ sang nước ngoài để di cư thì lại đóng cửa với lý do là không tiếp nhận những người mà không mang lại cho họ lợi ích. thế thì nhân dân Châu Âu cũng cùng một giuộc với chính phủ khi mà đang tâm nhìn họ chết nơi đất khách quê người. hãy đứng lên để chống lại chính sách của chính phủ can thiệp vào những nước ở Bắc Phi, Trung Đông.
Trả lờiXóa