Không quy định Lịch sử là một môn học bắt buộc trong giáo dục cơ bản
là một thiếu sót và sai lầm lớn
Vừa qua, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã công bố Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
(trong chương trình giáo dục phổ thông mới) để lấy ý kiến nhân dân. Sau khi
công bố công khai để lấy ý kiến nhân dân, Chương trình giáo dục phổ thông đã
nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ phía các nhà giáo dục, các thầy cô giáo và
những người quan tâm đến giáo dục đào tạo của nước nhà.
Một số ý kiến
của các thầy cô giáo cho
rằng, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới đã đi đúng hướng, phù hợp với
triết lý giáo dục hiện đại, giúp mỗi học sinh phát huy được khả năng của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh đó không ít ý kiến chưa thực sự đồng tình với Dự thảo này
vì cho rằng còn nhiều điểm chưa phù hợp. Thậm chí, cũng có ý kiến lên án thẳng
thắn đối với dự thảo này và còn phê phán đây là một dự án “phản giáo dục”.
Với quan điểm cá nhân, sau khi đọc Dự thảo
Chương trình giáo dục trung học phổ thông tổng thể vừa được Bộ Giáo dục và Đào
tạo thông qua để lấy ý kiến nhân dân, tôi thấy rằng, Dự thảo này đã có những
điểm mới, nhất là việc quy định những môn học bắt buộc, những môn học tự chọn,
việc phân định kiến thức giữa các bậc học… điều đó sẽ giúp phát huy được hết
khả năng của người học.
Tuy nhiên, cũng có những điểm tôi chưa thực sự
đồng tình, nhưng không đến mức khẳng định đây là một dự thảo “phản giáo dục”
như một vài ý kiến. Điều lăn tăn ở đây và cũng nhận được sự quan tâm của đông
đảo dư luận chính là việc trong Dự thảo này không đưa môn học Lịch sử vào chương trình giáo dục cơ bản
(cấp tiểu học và trung học) mà lại quy định môn học này thành môn tự chọn.
Cụ thể, ở nội
dung “Môn học cốt lõi thuộc
lĩnh vực giáo dục Khoa học xã hội”, Dự thạo quy định: Giáo dục Khoa học
xã hội được thực hiện ở nhiều môn học và hoạt động trải
nghiệm sáng tạo, trong đó các môn học cốt lõi tiếp nối nhau là: Cuộc
sống quanh ta (các lớp 1, 2, 3); Tìm hiểu Xã hội (các lớp 4, 5); Khoa học xã hội (cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông); Lịch
sử, Địa lý (cấp trung học phổ thông). Ngoài ra, Dự thảo còn quy định “Nếu chọn môn Khoa học Xã hội thì không chọn
các môn: Lịch sử, Địa lý”.
Điều đó cho
thấy, môn học Lịch sử và Địa lý chỉ tách thành môn học độc lập ở cấp trung học
phổ thông, còn ở cấp tiểu học và trung học cơ sở thì môn học này được lồng ghéo
vào với môn học “Cuộc sống quanh ta” (các lớp 1, 2, 3), “Tìm hiểu xã hội” (các
lớp 4, 5) và “Khoa học xã hội” (cấp trung học cơ sở).
Điểm thứ hai
cũng nhận được ý kiến phản hồi trái chiều của dư luận là trong Dự thảo quy
định, môn học cốt lõi thuộc lĩnh vực giáo dục Mỹ thuật, gồm môn Mỹ thuật và Âm
nhạc. Trong đó, quy định Âm nhạc là một môn học bắt buộc nằm trong chương trình
giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Cụ thể, Dự
thảo quy định, môn học Âm nhạc, “Nội dung
bao gồm các mạch kiến thức và kỹ năng về học hát, chơi nhạc cụ, tập đọc nhạc,
lý thuyết và thường thức âm nhạc. Qua việc học những nội dung đó giúp học sinh
hình thành và phát triển các năng lực thực hành, hiểu biết, cảm thụ, sáng tạo
và ứng dụng âm nhạc”.
Với cá nhân
tôi, việc không quy định Lịch sử là một môn học bắt buộc trong chương trình
giáo dục cơ bản (cấp tiểu học và trung học cơ sở) là một thiếu sót lớn, bởi vị
trí, vai trò đặc biệt quan trọng của môn học này trong việc giáo dục, hình
thành nhân cách, lòng yêu nước và sự nhận thức, hiểu biết về lịch sử, truyền
thống của dân tộc.
Đến giờ, tôi
vẫn còn nhớ mãi câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu
nói đó hẳn không cần giải thích thì mọi người cũng có thể hiểu được ý nghĩa và
giá trị của nó.
Chúng ta thử
hình dung, một thể hệ con trẻ người Việt không biết về lịch sử nước mình, với
lập luận là lớn lên nó sẽ biết, thì rõ ràng đó là một nhận thức sai lầm và thiếu
sót rất lớn. Nếu ngay từ nhỏ, những đứa trẻ đã không được giáo dục về lịch sử
nước mình, dân tộc mình thì lớn lên đứa trẻ đó cũng chẳng muốn quan tâm đến
lịch sử làm gì. Và thử hình dung, một dân tộc mà người dân không hiểu được lịch
sử, cội nguồn của mình thì dân tộc đó sẽ như thế nào, có phải mất gốc hay
không?
Chúng ta hãy
nhìn sang Trung Quốc, một quốc gia “muôn đời vạn kiếp” ở ngay sát chúng ta họ
đã giáo dục cho con trẻ về lịch sử của họ thế nào? Đến bây giờ, nếu hỏi thế hệ
trẻ Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa)
thì gần như tất cả đều trả lời rằng, đó là lãnh thổ của Trung Quốc. Tuy nhiên,
lịch sử khẳng định rằng, đó là lãnh thổ của Việt Nam không thể chối cãi được.
Nhưng Trung
Quốc đã giáo dục cho con trẻ mình như vậy, họ đưa nội dung đó vào giáo dục
trong các trường học, trong sách giáo khoa lịch sử. Còn nếu người Việt không
giáo dục con cháu thì có lẽ chục năm hoặc vài chục năm nữa nó có lẽ đương nhiên
thuộc về Trung Quốc.
Chúng ta hãy
nhìn Trung Quốc dạy học lịch sử cho thế hệ trẻ, họ không chỉ dạy ở sách giáo
khoa mà còn đa dạng các hình thức dạy học như qua phim ảnh, báo chí, truyền
thông, sinh hoạt văn hóa… Chính vì lẽ đó mà có lẽ xuất hiện một câu chuyện buồn
rằng, một số người trẻ của chúng ta có khi còn hiểu biết lịch sử Trung Quốc
nhiều hơn lịch sử nước mình, bởi vì những đứa trẻ đó thường xuyên xem phim
truyền hình về lịch sử Trung Quốc.
Nếu chúng ta
không muốn nghe lại những câu chuyện đau lòng như: Quang Trung, Nguyễn Huệ là
bố con, là anh em, là hai bạn cùng chiến đấu, là hai người khác nhau… Nguyễn
Tất Thành thì em biết còn Nguyễn Ái Quốc thì không… thì có lẽ chúng ta phải
nghiêm túc và thẳng thắn nhìn nhận về vấn đề giáo dục lịch sử của nước mình.
Dự thảo đang
được lấy ý kiến nhân dân, bởi vậy hơn lúc nào hết cần nhận được những ý kiến
tâm huyết, trách nhiệm từ những nhà giáo dục, các thầy cô giáo và những người
quan tâm đến giáo dục nước nhà để có một Chương trình giáo dục phổ thông tổng
thể hoàn thiện, phù hợp và đúng định hướng nhất.
Việt Nguyễn
môn lịch sử phải là môn bắt buộc; bắt buộc ở đây phải kèm theo sự hào hứng học tập từ người học. Người Việt Nam phải biết lịch sử nước nhà; vì đó là một trong những cơ sở cho việc hình thành những con người yêu nước
Trả lờiXóaDân ta phải biết sử ta; sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói. Muốn trở thành công dân tốt và có ích cho đất thì cần phải biết lịch sử quê hương đất nước. Điều đó cần được bắt đầu từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường
Trả lờiXóaDự thảo thì cũng cần có sự tính toán hết sức kỹ lưỡng. Ngành giáo dục đang bước vào những công việc mang tính bước ngoặt. Trong đó thay đổi tìm ra một chương trình học phù hợp là điều cần thiết. Dự thảo lần này cần nhận được những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm từ những nhà giáo dục, các thầy cô giáo và những người quan tâm đến giáo dục nước nhà để có một Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể hoàn thiện, phù hợp và đúng định hướng nhất.
Trả lờiXóaSau những xôn xao dư luận thời gian gần đây và cả những chuyện trước đây, ngành gió dục đang cố gắng có những chỉnh lý sao cho phù hợp và chất lượng gió dục được nâng cao hơn. Tuy vây, mỗi một sự thay đổi dù là nhỏ nhất cũng cần tính toán một cách hợp lý nhất để tránh những sai lầm đáng tiếc xảy ra
Trả lờiXóaDự thảo lần này nội dung có vẻ chưa hợp lý lắm. Môn học lịch sử phải là môn bắt buộc vì nó là một môn học quan trọng, nia giúp cho các thế hệ trẻ hiểu được lịch sử nước nhà và tô thắm thêm lòng yêu nước của.các cháu
Trả lờiXóaDự thảo đã có những điểm mới và có những điểm đột phá trong chương trình giáo dục nhưng như tác giả đã nói khi đã chỉ ra những bất cập mà trong nội dung dự thảo đã nêu. Tuy nhiên với cách làm việc lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân thì hy vọng những người đứng đầu Bộ Giáo dục sẽ có sự chỉnh lý, rút kinh nghiệm khi mà kiến thức về lịch sử là đặc biệt quan trọng đối với các thế hệ học sinh
Trả lờiXóaai cũng muốn học xong và có công việc để làm, để nuôi sống được bản thân và gia đình. chẳng lẽ bộ giáo dục của một nước lại có tư duy theo kiểu cổ điển và thực dụng đến mức trơ tráo như thế để các em được đào tạo thành những chuyên gia công nghệ thông tin, chuyên gia toán học mà không có cái nền vững chắc về lịch sử và địa lý? dự thảo đã gần lắm với thông qua chính thức rồi, nên trước khi đưa ra bản chính thức thì bộ giáo dục nên thay đổi tư duy ngắn ngày ấy ngay, không làm được thì giơ tay xin nghỉ.
Trả lờiXóaBước sang năm học mới thì có lẽ đây là chủ đề rất mang tính thời sự và cần được quan tâm. Cải cách giáo dục và sửa đổi chương trình học, như thế nào là hợp lý. Đó cũng là điều mà dư luận cũng như học sinh vô cùng quan tâm
Trả lờiXóadự thảo chương trình giáo dục phổ thông cần lấy ý kiến của nhân dân, cái đó tôi nghĩ rất cần thiết, đặc biệt là những ý kiến của giới tri thức trong xã hội, để làm sao mà nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, theo kịp được những tiến bộ khoa học kỹ thuât, khoa học xã hội của thế giới, chứ thấy nền giáo dục nước ta mà buồn
Trả lờiXóanhìn nền giáo dục nước ta thời gian gần đây mà buồn quá, cải cách mãi mà không ra thể thống gì cả, để cho dân kêu ca đủ đường, giờ lại là dự thảo chương trình giáo dục phổ thông, các vị làm gì thì làm thì phải đặt cái tâm lên đầu, dự thảo này muốn thành công thì đầu tiên các vị phải dựa vào dân, dựa vào các em học sinh kìa
Trả lờiXóađây lại là một cải cách của giáo dục nước ta, tôi hi vọng dự thảo này sẽ thành công, chứ đừng như những lần cải cách trước, tốn tiền của mà hiệu quả không có gì rồi làm cho giáo dục đi xuống nữa, và như tác giả đã nêu dự thảo này có một số vấn đề đấy, nên những người có trách nhiệm phải tiếp thu mà điều chỉnh
Trả lờiXóađọc quá tôi thấy dự thảo này cũng có chút vấn đề, đầu tiên là vấn đề lịch sử, địa lý, các môn này tôi nghĩ là quan trọng trong thời kỳ hiện nay khi mà những tranh chấp lãnh thổ, những vấn đề lịch sử thường xuyên được đưa ra để nói, nếu học sinh mà ko nhận thức đúng thì sẽ rất nguy hiểm cho tương lai của đất nước
Trả lờiXóamôn âm nhạc, đây là môn năng khiếu và năng khiếu thì tùy mỗi người chứ nên chúng ta không thể bắt ép các em học sinh được, còn lịch sử địa lý đáng nhẽ những môn này cần phải được đề cao lên, vì thấy tình hình đấy biển Đông, biên giới Tây Nam Bộ, nếu học sinh không hiểu không có kiến thức về cái này thì chết
Trả lờiXóanói lấy ý kiến của nhân dân thì hãy lấy cho đường hoàng và hãy tiếp thu đi, chứ đừng có nghĩ ta đây tri thức rồi bảo thủ nhé, cải cách giáo dục đã tiến hành nhiều rồi mà chưa được gì vẫn là một đống lộn xộn dân đang rất kêu ca đấy, nếu không giải quyết khâu giáo dục này thì đất nước không biết lúc nào mới đi lên nổi đâu
Trả lờiXóamặc dù đây chỉ mới là dự thảo nhưng những người có trách nhiệm với dự thảo này cần phải ngồi lại và dung cái tri thức của mình mà xem lại những cái mình đưa ra đi, lịch sử, địa lý là 2 môn quan trọng, là nền tảng mà đòi tách ra, còn cái môn âm nhạc thì môn năng khiếu mà đi coi trọng nó là sao nhỉ
Trả lờiXóamỗi lần cải cách như thế này là tốn không ít tiền của ngân sách nhà nước đâu đấy, mà các vị hãy làm việc một cách đường hoàng vào, tôi thấy cải cách giáo dục cũng nhiều lần rồi mà vẫn rối đấy thôi, không bắt kịp được thời đại, kiến thức thì cũ lâu rồi vẫn còn đem ra để nói, như thế thì đất nước đi lên sao được, hiện đại sao được
Trả lờiXóahi vọng với dự thảo này đưa ra và cách làm việc nhiệt tình của các nhà tri thức rồi ý kiến đóng góp của nhân dân thì đây là một đổi mới đúng và có tính bứt phá trong giáo dục của nước ta, chứ người dân giờ ai cũng đang kêu trời với nền giáo dục của nước ta, cử nhân ra không có tay nghề, thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư thì chỉ lý thuyết mà thôi
Trả lờiXóaLịch sử là nguồn cội của một quốc gia, có hiểu lịch sử thì mới biết thế nào là truyền thống dân tộc, là tinh thần yêu nước... từ đó thêm yêu và cống hiến xây dựng tổ quốc mình. Ở nước ta, có một thực tế đáng buồn là hiện tượng "chảy máu chất xám", rất nhiều người tài giỏi của đất nước sau khi được đi du học đều quyết định ở lại công tác ở nước ngoài, có thể họ nghĩ chỉ có ở môi trường phát triển như vậy thì họ mới có thể phát huy hết khả năng của mình, có thể ở đó họ sẽ sống tốt hơn với nguồn thu nhập cao hơn... nhưng chắc chắn một điều là khi đó họ đặt lợi ích bản thân cao hơn lợi ích của tổ quốc - cái "nôi" chăm sóc, nuôi dưỡng, tạo mọi điều kiện cho họ trưởng thành. Điển hình nhất là chỉ có 1 trong 13 quán quân đường lên đỉnh Olympia về nước sau khi được học bổng du học nước ngoài. Đấy, thế mà các nhà giáo dục còn muốn bỏ môn Lịch sử, thực tế đáng buồn rành rành ra đấy mà không nhìn thấy sao.
Trả lờiXóaCải cách là điều cần làm, nhưng mà cải cách thế nào cho hợp lý, cho tốt mới là điều quan trọng, chứ cải cách xong mà học sinh lại dốt hơn xưa, hổng nhiều kiến thức hơn xưa thì đâu còn là cải cách nữa. Vậy nên thiết nghĩ các nhà làm giáo dục cần phải cân nhắc thật kĩ trước khi đưa ra quyết định.
Trả lờiXóaTheo em thì ngoài những môn khối A thì nên cho những môn lịch sử và địa lý là những môn bắt buộc, nếu nhưng môn như lịch sử và địa lý không bắt buộc thì tôi nghĩ lũ trẻ sau này không còn biết đất nước ta đã phải trải qua bao cuộc chiến tranh để có được như ngày hôm nay, để các em biết quý cái hạnh phúc tự do độc lập, mà có những hành động đúng mực, rồi còn môn địa lý, ít nhất phải biết nước mình rộng bao nhiêu, bao gồm tỉnh nào, tỉnh nào còn yếu về cái này, mạnh về cái kia, chứ tư tưởng cục bộ trong địa bàn làng xã thì không bao giờ đất nước đi lên được
Trả lờiXóaTheo mình thì nên giữ nguyên đi, như vậy mình thấy vẫn tốt ,à, cái cần cải cách là ý thức học tập của giới trẻ ngày nay, phải cho chúng bắt buộc phải học và thi đúng thực lực của mình, phải có sự quản lý nghiêm khắc trong giáo dục, và cần có những hình thức xử lý nghiêm khắc đối với những kẻ bóp méo nền giáo dục.
Trả lờiXóaTôi cũng chưa thực sự hiểu được hoàn toàn sự đổi mới này, nhưng về phương diện cá nhân thì tôi đồng ý với quan điểm của tác giả khi đưa môn lịch sử là môn bắt buộc, con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn, cái lịch sử là cái ta cần nhớ, không chỉ đơn giản là quá khứ cha anh, mà từ những bài học lịch sử ta sẽ có nhiều kinh nghiệm để có thể áp dục cho hòa bình của đất nước hôm nay.
Trả lờiXóaĐồng ý với quan điểm cải cách của Bộ Giáo Dục, nhưng mình cũng cho rằng cần đưa môn lịch sử vào môm chính, gốc có tốt thì cây mới vững được, không thể dân ta sử ta thì không biết mà sử nước ngoài thì cứ mồn một được, không phải bỗng nhiên quốc gia nào cũng có môn lịch sử đâu, tất cả ddeuf có lý do của nó hết.
Trả lờiXóacải cách là điều cần thiết nhưng cứ xem những cách làm của bộ giáo dục thời gian qua là chưa được, vẫn đang rối rắm lắm, người dân phải chạy theo chính sách của bộ giáo dục chứ chẳng thấy ai phục vụ cho nhân dân cả. thế mới biết giờ ai thức thời là người tuấn kiệt, chỉ khổ những người dân ở vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo đâu theo kịp được. khoảng cách xã hội ngày càng nới ra từ chỗ giáo dục.
Trả lờiXóa