Tạ Phong Tần cùng Hải Điếu cày tại sân bay Los Angeles, Mỹ
Sau nhiều đồn đoán, cuối cùng Tạ Phong Tần cũng đã nối gót những
Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải Điếu cày đến với “chân trời
tự do”, “thiên đường dân chủ” Mỹ.
Theo BBC, VOA, RFA, SBTN… máy
bay China Airlines chở Tạ Phong Tần đã hạ cánh xuống phi trường Los Angeles vào
khoảng 20 giờ 30 phút (giờ Califonia) ngày 19/9, chính thức đưa Tạ Phong Tần đến
với “miền đất hứa”, thiên đường của những nhà “zân chủ” Việt.
Chuyện
Tạ Phong Tần xuất khẩu đi Mỹ đúng lúc, cách đây ít hôm, bà Đại sứ Mỹ tại Liên hợp
quốc Samantha Power lên tiếng kêu gọi và thúc giục
các tổ chức, các nhà báo, các nhà hoạt động trên khắp thế giới cùng lên tiếng kêu
gọi trả tự do cho 20 “tù nhân lương tâm” (20 người phụ nữ mà Mỹ cho là “đấu
tranh cho nhân quyền” đang bị cầm tù) trên thế giới (trong đó có Tạ Phong Tần
và Bùi Thị Minh Hằng của Việt Nam) khiến nó lại càng nhận được sự quan tâm chú
ý của các phương tiện truyền thông chống Cộng ở hải ngoại.
Không ít câu hỏi đã được đặt ra xung quanh chuyến “xuất ngoại” này
của ả nữ Tạ Phong Tần. Đằng sau chuyến đi Mỹ của Tạ Phong Tần là một sự dàn xếp
có chủ đích? Việc Tạ Phong Tần đi Mỹ thực chất là một sự chia chác lợi ích
chính trị? Mục đích nào đằng sau chuyến đi Mỹ của Tạ Phong Tần? Tạ Phong Tần
rồi có tiếp bước những “tiền nhân” Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Hải Điếu
cày?...
Vừa đặt chân tới “thiên đường dân chủ”, Tạ Phong Tần đã được sự
chào đón nhiệt tình, ầm ĩ của đám chống Cộng tại Mỹ ở sân bay, và không khó để nhận ra trong số đó
là Nguyễn Văn Hải Điếu Cày - người cách đây 1 năm cũng đã rời bỏ quê hương để
đến với “chân trời tự do” Mỹ.
Một số người dự báo, chuyến đi tới “miền đất hứa”, tới nơi “Nữ
thần tự do” này của Tạ Phong Tần lành ít mà bất trắc thì nhiều, bởi cứ nhìn
những Bùi Tín, Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ sẽ thấy điều đó.
Lâu nay, với các nhà “zân chủ” ở Việt Nam, nước Mỹ được biết
đến như một “chân trời tự do”, “thiên đường” cho những người chống Cộng và thực
tế, thời gian qua nước Mỹ đã không ít lần giang tay đón những anh hùng “zân
chủ” sa cơ, những nhà “zân chủ” cố tìm cách rời bỏ quê hương Việt Nam để được
thỏa nguyện hít thở khí trời tự do, hít thở bầu không khí “dân chủ”, “nhân
quyền” Mỹ.
Được đến Mỹ, với không ít nhà “zân chủ” Việt là được đến với
thế giới tự do, đến với “thiên đường dân chủ”, nhưng khi đã đặt chân đến Mỹ và hít
thở bầu không khí trên đất Mỹ, nếm trải cuộc sống ở Mỹ thì nó lại không màu
hồng như những gì mà các “zân chủ” đã tưởng tượng trước đó.
Hãy nhìn những Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Trần Khải Thanh Thủy,
Cù Huy Hà Vũ, Hải Điếu cày để thấy điều đó. Nếu như Bùi Tín chỉ có một căn
phòng nhỏ bé chặt chội thì Trần Khải Thanh Thủy lại bị đám “Việt tân” đá băng
ra đường không thương tiếc vì chẳng mang lại ích lợi gì cho chúng. Trong khi Cù
Huy Hà Vũ đã dường như “mất tích” kể từ ngày đặt chân tới Mỹ, Vũ đã bị chính
đám chống Cộng tẩy chay bởi thói lộng ngôn và xấc láo. Còn Hải Điếu cày thì
sao? Có lẽ cái còn duy nhất lúc này là kiếm những sự kiện như việc Tạ Phong Tần
sang Mỹ để làm hàng, thay vì phải hạ nhục ôm hôn cờ vàng mà không biết có ngày
sẽ bị đá ra đường bất cứ lúc nào.
Những “zân chủ” như Thủy, Vũ, Hải hay Tần mong Mỹ sẽ làm
những điều như họ đã hứa, song quả thực những dì diễn ra không như những gì họ
tưởng tưởng. Chẳng thế mà Nguyễn Tường Thụy đã phải thốt lên những lời gan mật
nhân chuyến đi Mỹ của “đồng nghiệp” Tạ Phong Tần. Thụy viết: "Tôi mừng cho các anh chị, mặc dù biết rằng các anh chị không muốn thế. Hôm
nay tôi mừng cho Tạ Phong Tần nhưng cũng thật là buồn. Cảm xúc vui buồn lẫn lộn.
Ngày càng thấy rõ, những tù nhân lương tâm nổi tiếng
trở thành món hàng trao đổi. Thật khốn nạn. Không trông chờ ở bên ngoài,
nhưng không khỏi đặt ra câu hỏi: Chính phủ Mỹ chỉ làm (hoặc chỉ làm được) đến
thế thôi sao?".
Cái mà
những Cù Huy Hà Vũ, Trần Khải Thanh Thuỷ, Nguyễn Văn Hải cần là gì, là tiền bạc,
là sự bảo vệ, che chở của nước Mỹ cho họ thế nhưng họ đã lầm tưởng và không biết
rằng chính họ đã trở mình trở thành "một món hàng trao đổi" của Mỹ mà
thôi. Và rồi, tương lai của Tần liệu rồi sẽ ra sao khi đặt chân tới Mỹ bởi
bài học nhãn tiền về Bùi Tín, Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Hải Điếu cày
vẫn còn nguyên giá trị.
Khi ở trong nước, những người này vì ra sức chống lại chính
quyền, chống lại Nhà nước họ luôn được nhận những đồng tiền tài trợ từ các cá
nhân, tổ chức bên ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam và hơn hết là họ còn có
điều kiện để thực hiện các hoạt động chống phá chính quyền. Thế nhưng, khi đặt
chân tới Mỹ, dường như những khoản tài trợ kia bị cắt đứt. Họ không còn có điều
kiện để chống phá, chửi bới chính quyền, Nhà nước như trước đây, có chăng chỉ
là lâu lâu xuất hiện trước các hãng truyền thông chống Cộng để nói dăm ba điều
chửi bới đất nước mà thôi.
Nước Mỹ vốn được biết đến là cái nôi của chủ nghĩa thực
dụng, chính chủ nghĩa thực dụng đã được ra đời từ nước Mỹ. Người Mỹ rất thực
dụng, bất kỳ ai đó khi không mang lại được lợi ích cho họ thì cũng đều trở
thành những thứ bỏ đi không thương tiếc. Những Tạ Phong Tần, Hải Điếu cày, Cù
Huy Hà Vũ, Trần Khải Thanh Thủy khi còn có thể lợi dụng được thì họ sẵn sàng
cho tiền, sẵn sàng hậu thuẫn phía sau nhưng khi đã không còn giá trị lợi dụng
thì với họ cũng chẳng còn ý nghĩa gì, cũng chỉ là thứ bỏ đi không thương tiếc.
Tạ Phong Tần được một nhóm người đón ầm ĩ tại sân bay, với
cờ, với biểu ngữ, nhưng đó chỉ là sự bắt đầu cho một hành trình mới đầy gian
nan ở bến bờ của tự do. Hy vọng rằng, Tạ Phong Tần rồi sẽ không tiếp bước những
bậc “tiền nhân” của mình để có được một cái kết có hậu hơn ở nơi thiên đường tự
do, dân chủ, ở nơi nước Mỹ xa xôi kia.
Việt Nguyễn