Ảnh minh họa
Nói thì cái gì cũng dễ còn làm thì mới khó. Quả
thực đúng như vậy. Góp ý, nhận xét hay nói một cách dân gian là phán xét là
công việc không dễ nhưng cũng chẳng khó tẹo nào. Cái không dễ ở việc góp ý,
nhận xét là chỉ ra những cái sai, cái thiếu sót, cái bất cập, còn thiếu và vạch
ra những điều, những vấn đề mang tính định hướng để cá nhân, tổ chức làm ra sản
phẩm, tác phẩm đó tiếp thu, lĩnh hội, khắc phục để hoàn thiện hơn. Còn nếu,
nhận xét, góp ý để cho có, thậm chí để “phang” nhau, “ném đá” nhau thì rõ ràng
chẳng khó tẹo nào.
Trở lại với vấn đề đang được cả xã hội quan tâm
những ngày qua, đó là vấn đề gộp hai kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và
kỳ thi đại học, cao đẳng thành một kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, đồng
nghĩa với đó là lấy kết quả của kỳ thi chung này làm căn cứ để xét tuyển đại
học, cao đẳng của Bộ Giáo dục - Đào tạo.
Sở dĩ, đây là vấn đề được cả xã hội đặc biệt
quan tâm bởi xuất phát từ chính tâm lý cũng như việc coi trọng sự nghiệp giáo
dục, học hành của người Việt. Người Việt ta luôn rất coi trọng việc học hành,
thi cử. Vì vậy, những gì thay đổi, tác động đến vấn đề này luôn được cả xã hội
dõi theo và quan tâm.
Chứng kiến việc xét tuyển đại học, cao đẳng
những ngày qua, nhiều người lên tiếng phàn nàn, ca thán về vấn đề cải cách giáo
dục, cải cách thi cử của Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT). Không ít ý kiến cho
rằng, việc tổ chức kỳ thi chung cũng như công tác xét tuyển đại học, cao đẳng
mà Bộ GD - ĐT đề ra năm nay là một “sự thất bại hoàn toàn”, thậm chí còn có ý
kiến đề nghị, yêu cầu người đứng đầu ngành giáo dục, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận
phải có lời xin lỗi thí sinh và từ chức.
Không ít người thì ví von, việc xét tuyển đại
học, cao đẳng năm nay chẳng khác nào là một cuộc chơi “chứng khoán”, đó là việc
“lên sàn”, với tỉ lệ trúng tuyển, không trúng tuyển tăng, sụt giảm liên tục
theo từng giờ, từng ngày. Cùng với đó, là việc cho thí sinh có quyền nộp, rút
hồ sơ khiến cho công tác tuyển sinh ở nhiều trường rơi vào cảnh “hỗn loạn” bởi
tình trạng nộp, rút hồ sơ cứ liên tục, liên tục, gây nhiều khó khăn cho công
tác tiếp nhận, phục vụ xét tuyển của các trường, cũng như gây nhiều khó khăn
cho các thí sinh và người nhà.
Trong
buổi làm việc rút kinh nghiệm về công tác xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2015
với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền
thông chiều 21/8, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã thẳng thắn thừa nhận những khuyết
điểm, bất cập của đợt tuyển sinh vừa qua.
Bộ trưởng
Phạm Vũ Luận khẳng định, việc để thí sinh đăng ký tới 4 ngành trong một trường,
được thay đổi nguyện vọng trong 20 ngày là không hợp lý, tạo ra sự căng thẳng
cho thí sinh, phụ huynh (thực tế đã có gần 43.000 thí sinh cả nước đã thay đổi
nguyện vọng, tập trung ở khoảng 30 trường đại học. Nhiều người phải đi lại, chờ
trực tại các trường đại học gây nên sự tốn kém, phiền hà).
Với những
khuyết điểm đó, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT đã thẳng thắn thừa nhận trách nhiệm của
mình “Thay mặt Bộ, tôi xin nhận trách nhiệm về việc này".
Là một
người luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của nước nhà, cá nhân tôi thấy rằng,
việc đổi mới công tác thi cử, cải cách giáo dục là rất cần thiết. Việc Bộ GD -
ĐT mạnh dạn tổ chức kỳ thi chung vừa qua là nỗ lực đáng được ghi nhận, nó đã phần
nào tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội và giảm áp lực thi cử cho phụ
huynh, học sinh. Đặc biệt, việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển sau khi đã biết kết
quả đã tạo nhiều cơ hội hơn cho các thí sinh.
Tuy
nhiên, công bằng mà nói, qua kỳ thi chung cũng như đợt xét tuyển đại học, cao đẳng
vừa qua đã có nhiều bất cập nảy sinh. Kết quả thi cử rõ ràng chưa đánh giá hết,
đánh giá năng lực của các thí sinh, công tác coi thi, chấm thi khiến nhiều người
đặt câu hỏi, nhất là tỉ lệ các thí sinh ở nông thôn, miền núi có tỉ lệ điểm cao
hơn thí sinh ở thành thị. Việc sử dụng kết quả kỳ thi chưa tốt. Việc
cho thí sinh “thoải mái” rút, nộp hồ sơ khiến công tác thu nhận, trả hồ sơ rất
mất thời gian. Mục tiêu ban đầu là tạo thuận lợi, công bằng cho thí sinh, nhưng
chưa đạt được nhiều vẫn còn để nhiều người dân và thí sinh phải vất vả. Đó là
những điều cần được Bộ GD - ĐT nói chung và Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhận thấy và
rút kinh nghiệm.
Cái gì mới bao giờ cũng
khó và không dễ được chấp nhận. Việc đổi mới hình thức thi tuyển, xét tuyển là
vấn đề mới và nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả xã hội. Do vậy, nó không dễ
nhận được sự đồng tình, ủng hộ ngay lập tức. Cái gì cũng cần có thời gian, tuy
nhiên, riêng với ngành giáo dục thì thời gian là không nhiều, phải cần tiếp thu
và điều chỉnh ngay bởi giáo dục không thể chậm chễ.
Hơn lúc nào hết, mỗi
người chúng ta cần đóng góp ý kiến của mình theo tinh thần xây dựng, góp ý, đề
xuất những ý kiến, cách làm hay đối với ngành giáo dục để khắc phục những hạn
chế, phát huy những mặt tích cực của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, xét
tuyển đại học, cao đẳng vừa qua.
Thay vì phán xét theo
hướng cực đoan, hãy chung tay, góp sức với ngành giáo dục, đào tạo vì nền giáo
dục của nước nhà thì sẽ tốt hơn.
Việt Nguyễn
Đóng góp phản biện xã hội để đất nước phát triển là tốt nhưng lợi dụng việc đóng góp ý kiến, phản biện xã hội để thực hiện chống phá đất nóc là hành vi cần phải lên án. Việc thay đổi hình thức thi tuyển tốt nghiệp và đại học lần này rõ ràng đã bộc lộ những khuyết điểm và nhiều bài học kinh nghiệm cần phải nghiên cứu và thay đổi nhưng cũng không phủ nhận những dấu hiệu tích cực từ kỳ thi này.
Trả lờiXóaCần phải nhìn nhận vào một sự thật, cả nước có 816.830 thí sinh lấy kết quả thi tốt nghiệp xét tuyển đại học, đấy là chư tính số hồ sơ ảo, trong khi chỉ tiêu của các trường đại học có hạn, có trường tỉ lệ chọi nên tới 1/2, 1/3, điều tất nhiên là quá nửa số thí sinh kia trượt đại học. Bên cạnh đó, do kết hợp 2 kỳ thi làm 1 nên so với những năm trước đề thi sẽ dễ hơn để phù hợp với khả năng của các thí sinh tham gia, điều đó dẫn tới điểm sẽ cao hơn nhiều. Điển hình nhất, là việc Bộ Giáo duc - Đào tạo đưa ra ngưỡng xét tuyển lên tới 15 điểm, mà các năm trước chỉ dao động 12 - 13 điểm. Phải biết rằng, điểm mình cao nhưng người khác cũng không thấp, thế nhưng các thí sinh lại không hiểu điều này, lại lấy mức điểm mọi năm để đăng ký nguyện vọng. Nếu nói rằng, việc nộp hồ sơ nguyện vọng 1 như đánh bạc là không đúng mà là chính thí sinh và gia đình thí sinh chưa nhìn nhận hết vấn đề, lại muốn cái mà mình không thể với tới, nhưng tât nhiên điều này cũng có một phần lỗi của Bộ Giáo dục - đào tạo khi chưa truyền tải thông tin kịp thời cho thí sinh. Nhưng điều đáng nói ở đây là chúng ta đã có một kỳ thi "sạch", cái mà suốt bao năm nay chưa làm được. Thông qua kỳ thi năm nay, chắc hẳn cả thí sinh và Bộ Giáo dục - đào tạo đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu để hoàn thiện hơn, và điêu mà mỗi chúng ta cần làm là chung tay, góp sức chứ không phải là "bới lông tìm vết" mà ném đá, dìm hàng nhau.
Trả lờiXóacái tính tập thể của người Việt Nam thật là kém, thế nên người ta đã có câu ví von, một người làm thì xong việc còn đống người làm chẳng việc gì xong. Việc cải cách thi cử của Bộ giáo dục là chuyện hết sức cần thiết cùng với sự phát triển của con người, của đất nước, và lần cải cách này cũng được đánh giá là giảm thiểu tốn kém và tâm lý thi cử sau 2 lần thi của thí sinh và người nhà chứ đâu phải mỗi hạn chế
Trả lờiXóaRõ ràng là ngoài một số những thiếu sót còn tồn tại, tôi thấy sự thay đổi của cách thi đại học năm nay đã có những hiệu quả đáng kể. Theo những thông tin cập nhật thì số lượng thí sinh chọn và vào được các ngành, trường mình mong muốn cao hơn so với các năm trước. Thêm vào đó, sức ép của thí sinh, ban tổ chức thi cũng được giảm đáng kể. Chỉ có điều, vấn đề rút và nộp hồ sơ còn hơi lộn xộn. VIệc đó có lẽ không khó để khắc phục, vì vậy hãy cứ bình tâm và góp ý để giáo dục tốt hơn chứ không phải thi nhau ném đá.
Trả lờiXóađóng góp thì chả được gì nhưng lần nào cũng chỉ biết phán xét người khác mà thôi. Lần cải cách lần này của Bộ giáo dục và đào tạo không chỉ có những hạn chế và sự thay đổi đã mang lại nhiều dấu hiệu tích cực còn gì. Vậy khi mà có một số hạn chế thì nên cùng chung sức với Bộ Giáo dục để đóng góp những ý kiến tích cực nhằm thay đổi vào năm sau. Như vậy chúng ta sẽ có một nền giáo dục tốt đẹp hơn
Trả lờiXóanhững tiêu cực hay hạn chế của mỗi con người là cái tự nhiên vốn dĩ người ta đâu hoàn hảo được đâu, cái máy còn mắc lỗi lập trình nói gì đến con người ta. việc bộ trưởng đã có nhiều cách làm chưa hay có thể là do cái cách đó người dân chưa nhận thấy được tính tích cực của nó chứ nếu nó sau này phát huy đươc tác dụng thì lúc đó chúng ta lại hoàn toàn hoan nghênh họ thì sao, thế cho nên có bột mới gột được hồ nên chúng ta cần phải chờ xem những cách làm đó sẽ đi tới đâu, chưa gì đã cong lên đòi bộ trưởng từ chức thì chắc chắn xã hội này cũng giống như cái bong bóng dễ vỡ và dễ thay thế rồi.
Trả lờiXóaTôi nghĩ rằng việc cải cách là đúng nhưng đây là lần đầu chúng ta thực hiện nên có xảy ra một số sai sót là không thể tránh khỏi được. Từ những sự việc trên chúng ta cần phải rút kinh nghiệm, cùng nhau xây dựng tốt ngành giáo dục để cho các thể hệ trẻ được lớn lên trong một xã hội tiên tiến và tốt đẹp hơn
Trả lờiXóaThay vì ném đá mọi người hãy cùng nhau góp sức xây dựng tốt sự nghiệp giáo dục của đất nước. Chủ trương của Bộ Giáo dục theo tôi nghĩ là đúng, muốn sinh viên tập trung học tập và học đều các môn tránh học tủ học lệch, chúng ta phải nhìn nhận cái sai là do đâu và ở đâu thì mới có cách giải quyết triệt để. Đừng cứ ném đá hội đồng không hiểu vấn đề gì cả
Trả lờiXóaviệc đóng góp ý kiến trước những bất cập của tình hình một số vấn đề về giáo dục trong thời gian qua là điều cần thiết của dư luận và điều đó góp phần xây dựng một nền giáo dục tốt hơn và đảm bảo quyền lợi tốt nhất thuộc về các em thí sinh. Thế nhưng lợi dụng việc phản biện xã hội về vấn đề này để bôi lem ngành giáo dục, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo đứng đầu Ngành giáo dục là điều đáng lên án
Trả lờiXóaNhững ngày qua khi dư luận đang quan tâm về những sự kiện nóng bỏng về ngành giáo dục nhiều đối tượng chống phá đất nước lâu nay đã đục nước béo cò lợi dụng những vụ việc này để tuyên truyền xuyên tạc, phủ định sạch trơ những thành tích về giáo dục trong thời gian qua đồng thời bôi nhọ, hạ uy tín đồng chí Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Vũ Luận. Đó là luận điệu của những kẻ đang đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc, cản trở sự phát triển của đất nước.
Trả lờiXóaPhải công nhận là thời gian vừa qua ngành giáo dục đang trải qua cơn bão dư luận và phải công nhận là còn nhiều bất cập cần phải sớm nghiên cứu, chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho các thí sinh, học sinh. Những đóng góp ý kiến, phản hồi của dư luận là điều vô cùng quan trọng và nó sẽ góp phần để xây dựng một nền giáo dục tốt hơn. Thế nhưng không thể lợi dụng vụ việc này cũng như quyền phản biện xã hội để rồi thực hiện các hoạt động phản đối đi đến chống đối đất nước và bôi nhọ ngành giáo dục nước nhà.
Trả lờiXóaMọi người, đặc biệt là cánh báo chí quá tập trung bào săm soi, phê phán các nhược điểm của kỳ thi năm nay mà thiếu sự nhìn nhận khách quan đồng thời đưa ra những giải pháp góp ý cho Bộ Giáo dục. Năm nay là lần đầu tiên tổ chức kỳ thi như thế này, không thể tránh khỏi những sai sót, và có lẽ Bộ Giáo dục cũng lường trước được điều này. Đây là lúc cần những ý kiến đóng góp xây dựng chứ không phải là a dua theo phán xét người khác.
Trả lờiXóaTôi nghĩ rằng sự việc cải cách lần này của Bộ Giáo dục là đúng, mục đích là muốn cải thiện tốt hơn nhưng do nhân dân làm lần đâu nên vẫn còn bỡ ngỡ và việc thi cử không thực chất một phần do cán bộ coi thi không gương mẫu. Nếu gương mẫu thì đánh giá được chất lượng thực của học sinh qua đó tiêu cực sẽ giảm
Trả lờiXóaTôi đồng ý là việc thi cử này có nhiều bất cập và thiếu sót nhưng mọi người cần phải góp ý để cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo ở Việt Nam chứ không phải cứ thấy sai là ùa vào nói xấu, hay ném đá như vậy là không nên? Vì một xã hội tốt chứ không phải vì một xã hội chỉ biết xoi mói và ném đá
Trả lờiXóaThời gian vừa qua dư luận đang tỏ ra khá bức xúc vì những bất cập của kỳ thi đại học vừa qua. Nhưng tôi nghĩ rằng việc cải cách được năm đầu thực hiện nên chắc chắn có những sai sót, những sai sót nên cần được loại bỏ ngay. người dân cần phải góp ý với Bộ Giáo dục chứ đừng nên cái kiểu ăn nói không có tổ chức, ném đá như vậy là không tốt
Trả lờiXóaViệc cải cách kỳ thi đại học này của Bộ trưởng Giáo dục theo tôi nghĩ là đúng nhằm giúp cho nền giáo dục của Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Có một số bất cập nhưng nguyên nhân không phải do ông Bộ trưởng mà do chính những người thực hiện, do những cán bộ coi thi không gương mẫu khiến cho hiện tượng tiêu cực xảy ra gây bức xúc trong dư luận. Mọi người cần nhận thức rõ chứ đừng có ném đá hội nghị như vậy
Trả lờiXóanếu không cải cách thì VN vẫn mãi chậm tiến như những quốc gia đang phát triển khác,đã tới lúc chúng ta cần có tư duy cởi mở hơn và có tinh thần nhẫn nại bởi chẳng có cái gì ngay từ đầu đã suôn sẻ cả, khó khăn qua đi mới thấy giá trị của nó. cả nước chung tay cùng nhau xây dựng chứ không phải để chửi nó, nếu không thành công thì trong kỳ thi rồi đâu có những em thủ khoa vẫn là con em nhà nghèo chiếm số đông đấy sao.
Trả lờiXóaNói thì dễ, làm thì khó. Câu chuyện về ngành giáo dục qua kỳ thi xét tuyển đại học vừa qua là như vậy. Cũng chỉ với mong muốn nâng cao chất lượng tuyển đầu vào đại học, Bộ giáo dục và đào tạo đã đề xuất và thức hiện thử nghiệm hình thức thi mới. Và tất nhiên, nó đã bộc lộ những hạn chế. Đó là điều bình thường, và nó cần nhận được sự chia sẻ đóng góp của xã hội thay vì đả kích một chiều
Trả lờiXóaKỳ thi năm nay đánh dấu nhiều chuyển biến trong chất lượng tuyển đầu vào. Bên cạnh những ưu điểm nó đã bộc lộ những mặt hạn chế mà Bộ giáo dục và đào tạo đã nhận ra. Chính vì lẽ đó, trong đợt xét tuyển nguyện vọng 2, Bộ giáo dục và đào tạo đã phải sửa đổi cách làm cho phù hợp hơn so với xét tuyển nguyện vọng 1
Trả lờiXóanhững gì mà Bộ giáo dục làm chính là đẩy mạnh cải cách và đổi mới hệ thống giáo dục việt nam theo hướng hiện đại và sát với thực tế tình hình kinh tế xã hội của VN, cho nên những cái làm đầu sẽ là cái phôi thai cho những cái sau tiến bộ. đó là quy luật của lịch sử rồi cho nên chúng ta đừng đổ vấy trách nhiệm lên bộ giáo dục, chúng ta hãy cứ chú tâm vào học hành thì chắc chắn sẽ thành công, đừng than trách số phận.
Trả lờiXóaNgành giáo dục Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm. Sau kết quả của kỳ thi xét tuyển đại học năm nay, tuy có nhiều điểm tiến bộ nhưng vẫn còn những hạn chế, và do đó, những nhà nghiên cứu sẽ cần tiếp tục để tìm ra giải pháp tối ưu nhất, sao cho các thí sinh được đảm bảo quyền lợi của mình
Trả lờiXóaĐúng như tác giả nói, có bắt tay vào làm mới biết công việc đấy khó như thế nào, chứ còn mà ngồi chém gió thì ai chẳng nói được, đúng như một số người vẫn nói, lũ trẻ giờ trên thông thiện văn, dưới tường địa lý nhưng đến công việc của mình thì không biết cái l gì, chỉ giỏi bốc phét, chẳng ai tự nhiên muốn làm ra để người khác chửi, mà chỉ vì họ không thể lường hết trước được.
Trả lờiXóahôm trước thấy có thằng điên 25 tuổi đi chụp ảnh tự sướng ở trước cổng bộ giáo dục. tôi là tôi thấy thật vô lý, thằng đó có đẹp trai gì đâu mà đòi nổ trên mạng. thằng đó cũng chẳng phải đi thì gì cả để mà thấy khổ, nhà của nó cũng chẳng có ai tham gia kỳ thi vừa qua. thế chẳng há nó lại lo chuyện bao đồng của xã hội. hơn nữa nó không biết là cách làm qua chỉ để phục vụ cho mấy anh như Nguyễn Lân Thắng hay Đoan Trang kiếm thêm được kha khá tiền nhờ ăn theo ảnh chụp đó.
Trả lờiXóaCùng nhau đưa ra những góp ý mang tính xây dựng, khắc phục những sai sót, làm hoàn thiện công tác tuyển sinh, giúp các em có những mùa tuyển sinh sau thuận lợi hơn, đáp ứng được yêu cầu của xã hội thì điều đó có tốt hơn không, tại sao lai phải vùi dập nó, trong khi bản thân hành động đổi mới của bộ giáo dục thì tôi thấy là nhằm vào mục đích tốt, nghĩ ra những cao kiến là việc làm khó, còn chê trách thì đó là chuyện mà một đưa trẻ con vẫn làm được, nếu không nói là bản năng của con người.
Trả lờiXóaEm thấy cũng có một số ý kiến tiêu cực, chứ đa số người dân mong muốn bộ giáo dục tiếp tục sửa đổi để hoàn thiện cơ chế tuyển sinh, giúp các em tiếp cận tốt nhất với cánh của trường đại học, còn những ý kiến tiêu cực đấy theo em biết thì đều là xuất phát từ những kẻ phản động và một số người có tài năng tát nước theo mưa, nhưng không mang trong mình sựu chính chắn, vì vậ cũng không nên để ý nhìu
Trả lờiXóaSức nóng về giáo dục trong thời gian qua thật là khủng khiếp và đã đặt ra nhiều vấn đề mà không riêng ngành giáo dục mà cả xã hội cần phải chung tay góp ý để góp phần vào việc xây dựng một nền giáo dục phát triển. Thế nhưng đối với lũ chống đối đất nước, chúng lại đục nước béo cò khi lợi dụng những vụ việc được dư luận quan tâm về giáo dục như kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, về dạy kỹ năng sống cho các em học sinh... để xuyên tạc, bôi nhọ về ngành giáo dục, chống phá đất nước và bôi lem, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Bộ Giáo dục và lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đó là những hành vi cần phải lên án và loại bỏ ra khỏi xã hội
Trả lờiXóaMình chỉ nghe thấy những ý kiến người dân đóng góp rất chân thành, chỉ có mấy ông bà phản dộng nói bậy rồi diễn trò thôi, chứ có nghe ai nói đâu, đúng là lũ sâu bọ, chuyên gia phá hoại, không được tích sự gì, con người chứ phải chó đâu mà cứ nói mãi, đất nước này không tốt thì biến bà chúng mày đi, lắm chuyện.
Trả lờiXóamình thấy lần đầu tiên thi trung học phổ thông quốc gia này tuy còn một vài vấn đề nhưng cũng được coi là thành công rùi, đã đạt được những mục tiêu cơ bản đặt ra. mình thấy chỉ cần Bộ có một vài chinh sách hộ trợ sinh viên nộp hồ sơ là sẽ rất thành công
Trả lờiXóangười dân hãy phát huy được vai trò của mình bằng cách đưa ra những ý kiến có tính chất xây dựng chứ không phải là ném đá hội nghị như thế. Đó là cách để Giáo dục phát triển
Trả lờiXóangành giáo dục cần phải thay đổi cách làm, cái khung của đổi mới đã rất hay rồi, nhưng tại sao dân vẫn khổ trong kỳ thi vừa qua? đó chắc chắn là sự thiếu sót không hoàn mỹ của cuộc cải cách lần này, nhìn vào sự thật để biết sửa hơn là bưng bít cái lỗi đó, người dân đã thấy được dáng dấp của sự đổi mới rồi, nhưng cách làm chưa chuyên nghiệp đã làm cho việc xét tuyển rơi vào nhốn nháo hơn. nhưng chất lượng vẫn đảm bảo đấy chứ. tôi đỗ đại học rồi đấy.
Trả lờiXóanói ít làm nhiều là phương châm của những người có tinh thần xây dựng. Thay vì cứ ngồi đó mà nói xa xả thì hãy đứng lên và hành động đi. hãy làm những việc có ích để mọi thức that đổi tích cực đi
Trả lờiXóa