Ông Lê Bá Trình trao quyết định thành lập Học viện Công giáo Việt Nam
Theo tin từ Ban Tôn giáo Chính phủ, vào lúc 16 giờ
ngày 06/08/2015, tại số 72/12 Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3, thành phố Hồ
Chí Minh đã diễn ra buổi lễ công bố và trao Quyết định thành lập Học viện Công
giáo cho Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Đến
tham dự buổi lễ có ông Lê Bá Trình, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam; ông Đặng Trung Thành, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Công giáo, Ban
Tôn giáo Chính phủ.
Về
phía Hội đồng Giám mục có ông Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam; ông Nguyễn Văn Khảm, Phó Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam; ông Đinh
Đức Đạo, Giám mục Phó Giáo phận Xuân Lộc, Viện trưởng Học viện Công giáo Việt
Nam.
Học
viện Công giáo Việt Nam do Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ (ông Phạm Dũng) ký
Quyết định, theo đó, Học viện Công giáo Việt Nam là cơ sở của
Giáo hội Công giáo Việt Nam đặt dưới sự quản lý của Hội đồng Giám mục Việt Nam,
trực tiếp và thường xuyên là chịu sự quản lý của Ủy ban Giáo dục Công giáo, có
nhiệm vụ đào tạo trình độ trí thức cấp cao cho linh mục, tu sĩ và giáo dân về
Thần học và các ngành liên quan đến đời sống và sinh hoạt của Giáo hội.
Sự
ra đời của Học viện Công giáo Việt Nam?
Giáo
hội Công giáo Việt Nam đã hiện diện từ năm 1533, đến nay trở thành một tôn giáo
lớn với trên 6,8 triệu giáo dân, gần 5.000 linh mục, 43 giám mục, gần 60.000
giáo lý viên, trên 3.500 giáo xứ, với 8 Đại Chủng viện và hơn 100 dòng tu.
Có
thể nói, việc Chính phủ quyết định thành lập Học viện Công giáo Việt Nam là một
sự kiện quan trọng, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình tồn tại và phát
triển của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Hiện nay các Đại Chủng viện của Giáo hội
Công giáo Việt Nam, mặc dù đã đáp ứng nhu cầu đào tạo linh mục cho các giáo
phận trong cả nước, tuy nhiên, chương trình đào tạo tại các Đại Chủng viện mới
chỉ đáp ứng ở trình độ Đại học để làm việc mục vụ cho nên việc đào tạo nâng cao
trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ Thần học thì Giáo hội tại Việt Nam phải cử người ra
nước ngoài du học. Vì vậy, việc thành lập Học viên Công giáo Việt Nam không chỉ
sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu đào tạo của Giáo hội mà còn giảm được sự tốn kém về
kinh phí cho các giáo phận.
Điều
này cũng thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đối với sự phát
triển của Giáo hội Công giáo Việtanam, chăm lo xây dựng đội ngũ chức sắc đạo
Công giáo có trình độ, có đạo đức phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội, là hạt
nhân xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc.
Và
câu trả lời về bình đẳng, đoàn kết giữa các tôn giáo
Việt
Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo, tôn giáo Việt Nam đa dạng, bởi vậy phát huy
những mặt tích cực của các tôn giáo, đoàn kết, bình đẳng giữa các tôn giáo,
phát triển đời sống tinh thần cho người dân hơn lúc nào hết là vấn đề luôn được
Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Tuy
nhiên, thời gian qua, một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam luôn
lợi dụng tôn giáo, giương lên chiêu bài “tự do tôn giáo” để kích động các đối
tượng cực đoan trong các tôn giáo, kích động quần chúng tín đồ chống lại các
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chống lại công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Họ vu cáo Việt Nam “đàn áp tôn giáo”, đưa ra các luận điệu ở Việt
Nam không có “tự do tôn giáo”, kêu gọi các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước
gây sức ép với Việt Nam về vấn đề tôn giáo.
Đáng
nói, một số chức sắc các tôn giáo còn lợi dụng niềm tin tôn giáo của một bộ
phần quần chúng tín đồ để kích động họ tiến hành các hoạt động gây rối, chống
chính quyền, gây mất an ninh, trật tự khiến dư luận bức xúc.
Với
việc thành lập Học viện Công giáo, cùng với trước đó là Học viện Phật giáo Việt
Nam đã chứng minh rằng, Việt Nam luôn chăm lo, quan tâm đối với sự phát triển
của các tôn giáo, ở Việt Nam không có sự phân biệt, đối xử giữa các tôn giáo,
không có đàn áp tôn giáo. Các tôn giáo đều bình đẳng và được tạo mọi điều kiện
để phát triển.
Hy
vọng rằng, với sự ra đời của Học viện Công giáo, Giáo hội Công giáo Việt Nam
nói chung và Học viện Công giáo Việt Nam nói riêng sẽ cùng đồng hành với nền
giáo dục quốc dân, vì mục tiêu đào tạo và nâng cao dân trí, phát triển trí tuệ
con người, đồng hành cùng dân tộc. Xây dựng và phát triển Giáo hội Công giáo
Việt Nam đoàn kết, thực hiện đúng đường hướng “sống phúc âm trong lòng dân tộc”.
Việt Nguyễn
Hy vọng với sự ra đời của Học Viện công giáo góp phần đào tạo ra những con người chí công vô tư, sống có ích cho xã hội, sống tốt đời đẹp đạo, đừng như nhiều cha sứ như Nguyễn Thái Hợp, không làm được gì cho đất nước rồi còn ăn hại dất nước, lùa tiền của dân.
Trả lờiXóaVới việc thành lập Học viện Công giáo, và Học viện Phật giáo Việt Nam đã một lần nữa minh chứng rõ nét rằng, Việt Nam luôn chăm lo, quan tâm đối với sự phát triển của các tôn giáo, ở Việt Nam không có sự phân biệt, đối xử giữa các tôn giáo, không có đàn áp tôn giáo, các tôn giáo đều bình đẳng và được tạo mọi điều kiện để phát triển và đây chính là sự thật để đập vào mặt của lũ rận, của các thế lực chống phá đất nước núp bóng tôn giáo đấy mà
Trả lờiXóaSự ra đời của Học viện Công giáo Việt Nam mong rằng sẽ vì mục tiêu đào tạo và nâng cao dân trí, phát triển trí tuệ con người, đồng hành cùng dân tộc và xây dựng và phát triển Giáo hội Công giáo Việt Nam đoàn kết, thực hiện đúng đường hướng “sống phúc âm trong lòng dân tộc" và không để cho những kẻ đội lốt hoạt động "vì đạo" mà lại có những hoạt động chống phá đất nước như cha xứ Nguyễn Thái Hợp. Và cũng một lần nữa chứng minh cho các thế lực chống phá biết được rằng Việt Nam luôn đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân.
Trả lờiXóaCó lẽ sự ra dời của Học viện Công giáo Việt Nam sẽ là một bước đột phá mới. Thứ nhất, để thế giới biết rằng Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và luôn tạo điều kiện để các tín đồ hoạt động tôn giáo một cách chính đáng trong khuôn khổ của pháp luật. Thêm vào đó, sự ra đời của Học viện Công giáo Việt Nam sẽ là nguồn cung cấp chức sắc uy tín, chất lượng cho Công giáo, đảm báo cả về học thức, đạo đức và kiến thức xã hội, đăc biệt là chuyên sâu về giáo lý, giáo luật, tránh tình trạng như hiện nay có một số chức sắc "chui", chả biết lén lút làm bằng giả ở đâu, lúc nào cũng ra vẻ ta đây giỏi lắm trong khi giáo lý, giáo luật còn nắm không vững, phẩm chất đạo đức lại thấp kém vừa làm mất uy tín của giáo hội Công giáo với tín đồ, vừa làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự của xã hội.
Trả lờiXóaSau boa nhiêu hành động mà công giáo gây ra cho nước ta mà đến nay Đảng và Nhà nước ta vẫn dành cho họ một sự ưu ái như vậy thể hiện chính phủ ta rất là quan tâm tạo điều kiện cho tôn giáo này, mong rằng mọi người theo công giáo có một cách ứng xử đúng mực góp công sức của mình vào xây dựng đất nước, không nghe kẻ xấu lợi dụng để rồi có những hành động gây tổn hại cho tổ quốc mình.
Trả lờiXóaĐoàn kết tôn giáo là việc làm rất cần thiết đối với chúng ta, vì Việt Nam cũng là nước đa tôn giáo, các tôn giáo phát triển đan xen, có học viện phật giáo thì cũng phải có học viện công giáo, nhưng các tổ chức này khi được nhà nước công nhận thì cần phải có những hoạt động đúng với pháp luật chứ không được lợi dụng để gây chuyện
Trả lờiXóaNhững chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo là hoàn toàn đúng đắn, việc thành lập ra học viện công giáo Việt Nam theo quan điểm của tôi thì cũng hợp lí thôi, chúng ta đảm bảo tự do tôn giáo để cho các thế lực thù địch bên ngoài chúng không thể vu khống Việt Nam thiếu tự do tôn giáo hay đàn áp tôn giáo được
Trả lờiXóanhư ở các nước khác đạo nào mà gây rối nhiều thì chính phủ sẽ không cho có điều kiện phát triển, nếu có thể sẽ loại bỏ.nhưng ở Việt Nam công giáo vẫn được quan tâm tạo điều kiện hoạt động Điều này cũng thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đối với sự phát triển của Giáo hội Công giáo Việt nam, chăm lo xây dựng đội ngũ chức sắc đạo Công giáo có trình độ, có đạo đức phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội, là hạt nhân xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc. đồng thời cũng thể hiện quan điểm tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo, không những thế còn thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đến đời sống tin thần bà con nhân dân,
Trả lờiXóaLũ dân chủ dởm và mấy thằng kền kền thối còn có thể mở miệng nói là Việt Nam không có tự do tôn giáo nữa hay không? Đừng có xuyên tạc nữa, đừng có cứ mở miệng ra là lại phun ra những lời thối tha không thể ngửi được, chống phá xuyên tạc, bôi nhọ và hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế
Trả lờiXóaViệc thành lập học viên Công giáo là điều chứng tỏ việc vu cáo Việt Nam không có tự do tôn giáo là hoàn toàn sai lầm, lũ dân chủ dởm chỉ giỏi lợi dụng chọc ngoáy nói xấu chế độ, Đảng và Nhà nước ta mà thôi. Thử hỏi cái lũ này đã làm được gì cho nhân dân, cho đất nước, cho dân tộc chưa? Mẹ tiên sư cái lũ mất dạy
Trả lờiXóaMong rằng việc thành lập học viện Công giáo sẽ góp phần đào tạo ra những con người chí công vô tư, sống có ích cho xã hội, sống tốt đời đẹp đạo. Xây dựng và phát triển Giáo hội Công giáo Việt Nam đoàn kết, thực hiện đúng đường hướng “sống phúc âm trong lòng dân tộc". Mong rằng những người Công giáo sẽ có những cư xử đúng đắn đừng để bị các đối tượng xấu lợi dụng để tiến hành phục vụ nhu cầu xấu của bọn chúng
Trả lờiXóaViệc ra đời của Học viện Công giáo sẽ giúp cho việc đào tạo những giáo sỹ, chức sắc tôn giáo những người có uy tín đối với những người theo đạo, họ là những người có tư tưởng tốt vị một Việt Nam phát triển, biết nghĩ cho nhân dân, cho đất nước và dân tộc. Hy vọng họ sẽ không làm tay sai cho mấy thằng chống đối ở nước ngoài
Trả lờiXóaTôi nghĩ rằng Học viện Công giáo được thành lập giúp cho thế giới hiểu được tình hình của Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và luôn tạo điều kiện để các tín đồ hoạt động tôn giáo một cách chính đáng trong khuôn khổ của pháp luật. Đây là điều kiện thuận lợi giúp nước ta có thể tham gia ký kết thành công TPP
Trả lờiXóaViệc thành lập Học viện Công giáo ở Việt Nam vừa qua cũng như việc thành lập Học viện Phật giáo trước đây Việt Nam không có sự phân biệt, đối xử giữa các tôn giáo, không có đàn áp tôn giáo, các tôn giáo đều bình đẳng và được tạo mọi điều kiện để phát triển và đây chính là sự thật để đập vào mặt của lũ rận, của các thế lực chống phá đất nước núp bóng tôn giáo. Lũ dân chủ dởm này thật là đáng khinh thường
Trả lờiXóaNhà nước ưu tiên như vầy không biết có làm nên trò trống gì không đây, hay lại quay lại làm đủ trò, Nhà nước mình ưu ái cái đọa phương tây này làm gì nhỉ, có lợi gì đâu, thấy tốn kém, mấy nhà gần e lỡ theo đạo rồi giờ khốn đốn, gặp phải cha sứ chỉ biết huy động đóng tiền xây cái này này cái nọ chứ có giúp ích được gì đâu, chỗ dựa tinh thân cũng chẳng phải.
Trả lờiXóaViệt Nam tự do tôn giáo và tọa mọi điều kiện cho sự phát triển tôn giáo chính thống ở Việt Nam. Thế mà có nhiều kẻ còn bịa đặt thông tin này nọ về không tự do tôn giáo ở Việt Nam. Chúng cố tình làm thế để kích động những người theo đạo
Trả lờiXóacái này là thể hiện sự quan tâm của đang nhà nước chứ đâu xa xôi dân chủ nhân quyền tự do trong tôn giáo nữa đây, những cái như quan tâm trong đào tạo giáo sỹ công giáo chính là tạo nguồn lâu dài cho tôn giáo này phục vụ quần chúng tín đồ, sao những cái này thì mấy ông dân chủ lại không lên tiếng mà phản đối đi vậy mà chỉ có khi nào chính quyền xây cái phục vụ cho đông đảo nhân dân cả nước thì mở mồm kêu tốn kém.
Trả lờiXóaở trên thế giới này muốn duy trì một hệ tư tưởng hay một chủ thể nào đó thì cần phải có tầng lớp kế cận để nối tiếp cho những tiền bối đi trước. việc thành lập học viện công giáo cũng thể hiện cái nhìn chiều sâu của nhà nước VN trong việc đào tạo hệ thống chức sắc trong công giáo để công giáo có thể phát triển theo chiều sâu cả về lý luận lẫn con người. vì vậy, quyết sách này hoàn toàn là hợp lý.
Trả lờiXóaHọc viện Công giáo nếu được thành lập sẽ là niềm vui của chức sắc, tín đồ Thiên chúa giáo ở Việt Nam. Đây có thể coi là sự quan tâm rất lớn của Nhà nước với Thiên chúa giáo; vì trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, chúng ta luôn đánh giá cao vai trò to lớn của các tôn giáo, các chức sắc và tín đồ yêu nước
Trả lờiXóaĐảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng tín đồ các tôn giáo. Sự quan tâm ấy được cụ thể hóa thông qua các chủ trương, quy định của pháp luật. Việc Học viện Công giáo được thành lập một lần nữa lại khẳng định sự quan tâm đó.
Trả lờiXóaTrong Phật giáo có các trường trung cấp Phật học, Học viện Phật giáo... Thiên chúa giáo có các trường Đại chủng viện giờ có thêm Học viện Công giáo. Các tôn giáo khác cũng có những cơ sở đào tạo được Nhà nước cho phép hoạt động
Trả lờiXóa