Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam
Ông Phạm
Ngọc Phương - Chánh văn phòng Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) mới đây cho biết,
Bộ đã quyết định tổ chức khai giảng năm học 2015-2016
thống nhất trên toàn quốc vào sáng 5/9.
Trước đó, tại Hội nghị tổng kết năm học 2014-2015 của
giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên ngày 12/8 do Bộ
GD-ĐT tổ chức diễn ra tại 6 điểm cầu: Hà Nội - Thái Nguyên - Nghệ An - Đà Nẵng
- TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ.
Phát biểu tại
Hội nghị này ở Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh nên
thống nhất chọn 1 ngày để cả nước tổ chức khai giảng năm học mới, tất cả vì các
em học sinh.
Phó Thủ tướng cũng đề xuất, buổi khai giảng làm đúng nghi lễ cần thiết,
đó là chào cờ. Nếu được, thầy cô, học sinh cả nước cùng hát Quốc ca, cùng chào
cờ trong một thời khắc; sau đó đọc thư của Chủ tịch nước, Hiệu trưởng phát biểu
ngắn gọn rồi hết; sau đó là phần hội dành cho các cháu. Chúng ta làm thực sự
vì học sinh. Chúng ta xem lại những lễ khai giảng trước vì các cháu hay vì
người lớn. Những việc rất cụ thể này cần phải làm.
Phó Thủ
tướng Vũ Đức Đam cho rằng, từ trước đến nay có tình trạng ngày, giờ khai giảng
phụ thuộc lãnh đạo đến lúc nào. Thời tiết nắng hay mưa, các cháu cũng phải xếp
hàng đợi rất vất vả cho các cháu, nhất là các cháu tiểu học. Lãnh đạo đến, bắt
phải phát biểu, nhưng bên dưới phần lớn các cháu có để ý đâu?
Đồng thời, Phó Thủ tướng đề nghị: “Chúng ta
làm vì các cháu, nhất định không để các cháu nhỏ đứng nắng xếp hàng, vẫy cờ
chào đại biểu, như vậy rất nhiêu khê, rất khổ sở và phải nghe bài phát biểu của
lãnh đạo tỉnh, huyện, sở, phòng, trong khi đó các cháu không hiểu gì cả.
Chúng ta hãy làm tất cả vì các em học sinh”.
Hãy để ngày khai giảng trở nên ý nghĩa và thiết thực hơn
Việc Bộ GD-ĐT
quyết định tổ chức khai giảng năm học 2015 - 2016 thống nhất trong cả nước vào
sáng ngày 5/9 rõ ràng là một quyết định cần thiết và hợp lý đối với ngành giáo
dục đào tạo vào lúc này.
Thực sự,
trong những năm vừa qua việc tổ chức lễ khai giảng vẫn còn khá nhiều vấn đề chưa
hợp lý, nhất là việc rất nhiều trường ở không ít các địa phương tổ chức cho học
sinh bắt đầu năm học mới từ tháng 8 nhưng mãi tới tháng 9 mới khai giảng. Việc
khai giảng tổ chức còn hình thức, rườm rà, nhiêu khê mà nói như Phó Thủ tướng
Vũ Đức Đam là ngày giờ khai giảng của các trường
lại phải phụ thuộc vào thời gian của các lãnh đạo cấp trên. Bất kể thời tiết
nắng hay mưa, học sinh, nhất là các cháu tiểu học phải tập dượt để chuẩn bị
khai giảng. Rồi là hết lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh, huyện, nhà trường
lên phát biểu khiến các cháu không hiểu gì cả.
Việc tổ chức khai giảng năm học thống nhất trong một ngày thực sự nó sẽ
là ngày hội đến trường của học sinh cả nước, đổi mới cách tổ chức lễ khai giảng
sẽ góp phần chống sự lãng phí, loại bỏ những lễ nghi rườm rà, nhiêu khê không
cần thiết, thể hiện đúng ý nghĩa thực sự của ngày khai giảng năm học mới.
Tôi rất tâm đắc với câu nói của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đó là “Bác Hồ
đã dạy dù khó khăn đến đâu vẫn phải thi đua dạy tốt, học tốt. Bây giờ ngành
giáo dục có tổ chức phong trào gì thì suy cho cùng cũng phải dạy tốt, học tốt.
Phải khơi dậy tinh thần này thành chủ đạo trong hệ thống giáo dục và phải thực
sự vì học sinh”.
Một câu nói, một sự liên tưởng nhưng đồng thời cũng là ý kiến chỉ đạo thật
sâu sắc và thiết thực bởi nó đáp ứng được nguyện vọng bấy lâu nay của đông đảo
học sinh và đội ngũ thầy cô giáo về một ngày khai giảng thực chất, không hình
thức, phô diễn.
Trong bối cảnh dư luận đang đặt ra không ít câu hỏi đối với ngành GD-ĐT,
nhất là liên quan tới đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo, trong
đó có việc đổi mới công tác thi cử, tuyển sinh đại học, cao đẳng, thì việc Bộ
GD-DT ra quyết định tổ chức khai giảng năm học 2015 - 2016 thống nhất cả nước
trong một ngày theo sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là việc làm tuy nhỏ
nhưng rất cần thiết và kịp thời.
Dư luận và nhân dân luôn dõi theo những bước đi và đổi mới của ngành
giáo dục, đào tạo, bởi trong mọi thời kỳ lịch sử giáo dục luôn là quốc sách
hàng đầu. Sinh thời, vua Quang Trung từng nói: “Dựng nước lấy dạy học làm đầu,
muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc”. Giá trị trong câu nói đó sẽ còn đúng trong
mọi thời kỳ lịch sử, trong mọi giai đoạn cách mạng.
Việt Nguyễn
Đây là động thái rất tích cực tác động đến giáo dục Việt Nam, các cán bộ làm công tác giáo dục nên đi sâu, đi sát hơn nữa để nắm được tình hình thực tế, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của học sinh, đứng vào vị trí hộc sinh để thấy những cái gì cần bất cập, cái gì ở học sinh mà chúng ta cần điều chỉnh, vì tôi thấy ngoài những hạn chế trọng hoạt động giáo dục của nhà trường, thì thái độ học tập của học sinh cũng là vấn đề đáng bàn.
Trả lờiXóaTham gia, đi vào thực tế thì từ đó mới có cái nhìn khách quan nhất, chẳng vigf thế mà ngày xưa vua chứa thường xuyên cải trang vi hành, chính mình trải nghiệm mới cho cảm xúc chân thật nhất, tự mình đặt vào vị trí người khác mới hiểu cảm giác họ như thế nào, và họp cần gì, cần có những hoạt động tích cực hơn nữa trong giáo dục làm thế nào vừ đơn giản nhất, vừa tối ưu nhất.
Trả lờiXóathực tế đó chính là khơi dậy những gì hào hùng và kỷ niệm cho học sinh trong ngày lễ khai trường, năm qua bộ giáo dục đã có nhiều quyết định lớn lao, nhiều thay đổi chóng mặt đến học sinh khó có thể bắt kịp với môi trường mới. tuy nhiên với quyết tâm của lãnh đạo nhà nước thì chắc chắn những điều khó khăn sẽ được từng bước giải quyết.
Trả lờiXóaQuyết định như thế là hợp lý bới làm như vậy tạo nên một sự thống nhất, quy mô, ngoài ra, nó còn tiết kiệm thời gian, sức lực và tiền của của Nhà nước. Nó tạo ra được khí thế trước năm học cho học sinh, không phải chờ đợi khiến các cháu cũng đỡ mệt và chán nản. Đó là điều nên làm!!!
Trả lờiXóaThủ tướng Vũ Đức Đam có quyết định đúng đắn. Ông là Phó Thủ tướng phụ trách mảng văn hóa xã hội, cho nên, những quyết định hợp lý sẽ tiếp tục cần ông đưa ra góp phần cải cách nền giáo dục Việt Nam theo hướng hiện đại, chất lượng. Việc thống nhất ngày khai giảng tuy không phải mang tính chất quá lớn lao nhưng nó cũng đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội.
Trả lờiXóaNgành giáo dục cần những người đứng đầu như vậy. Từ những chi tiết nhỏ thôi nhưng nó cũng có sự tác động tích cực tới chất lượng dạy và học cũng như làm thay đổi bộ mặt của ngành giáo dục hiện nay. Quyết định trên phù hợp với mong muốn của các em học sinh cũng như các bậc phụ huynh
Trả lờiXóaThật ra tôi thấy quyết định trên là hợp lý. Chứ như trước đây các trường tiến hành khai giảng theo các ngày khác nhau nó mang tính chất lẻ tẻ, lãng phí thời gian, công sức của nhiều người. Giờ đây, kết hợp lại khai giảng chung vào ngày 5/9 tạo nên sự thống nhất, đồng đều và khí thế hừng hực bước vào năm học mới
Trả lờiXóaChúng ta cần quan tâm đến chất lượng dạy và học cho các cháu bởi cách đào tạo như hiện nay người ta đã chỉ ra nhiều bất cập. Tuy nhiên, để làm tiền đề cho những sự thay đổi có hiệu quả như vậy thì những quyết định kiểu như trên cũng có ý nghĩa quan trọng và là một việc làm cần thiết.
Trả lờiXóaViệc Bộ GD-ĐT ra quyết định tổ chức khai giảng năm học 2015 - 2016 thống nhất cả nước trong một ngày theo sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là việc làm tuy nhỏ nhưng rất cần thiết và kịp thời. Và điều này sẽ tạo nên một truyền thống tốt đẹp và tạo nên một kỷ niệm đáng nhớ của thầy và trò và tạo nên sự đồng bộ và tránh hình thức, cầu kì gây tốn kém và trùng giẫm
Trả lờiXóaLàm thế nào mà giảm hết những cái rườm rà không cần thiết, vẫn giữ nguyên được cái hồn , cái khí thế, cái ý nghĩa của buổi khải giảng là tốt nhất, không nhất thiết phải rườm rà tốn kém mới là hay mới là đẹp, mà không phải mỗi buổi lễ khai giảng, mà tất cả các hoạt động trong giáo dục, phải xuất phát từ thực tế, đừng cầu kì rồi tốn kém, chúng ta dành những khoản tiền đó vào điều có ích hơn
Trả lờiXóa