Tháng 5/2015, hàng trăm thanh niên ra quân trang trí "tuyến đường hoa" Bà Triệu
Người Việt hay quan tâm đến hình
thức, từ chuyện coi “lời chào cao hơn mâm cỗ” đến việc chuộng bằng cấp, làm gì
cũng cốt sao cho “bằng anh bằng em”, được “nở mày nở mặt” với khu phố, xóm
làng… Thậm chí, với không ít nhà nghiên cứu văn hóa bệnh hình thức đã trở thành
“thâm căn cố đế” của người Việt.
Gần đây, trong xã hội thấy nổi lên tình trạng xây dựng trụ sở,
mua sắm trang thiết bị của các cơ quan nhà nước ở một số tỉnh, thành phố vượt
quá mức cần thiết, như có tỉnh làm cổng ra vào tốn 3 tỷ đồng; có tỉnh tính xây
dựng quảng trường, tượng đài vượt quá khả năng của tỉnh; có huyện, trụ sở chính
quyền huyện, xã chăng đèn kết hoa vừa diêm dúa vừa tốn kém; có địa phương chỉ để
xác lập kỷ lục cho tô hủ tiếu to nhất nhưng sau khi xác lập xong thì tô hủ tiếu
đó đã ôi thiu và không thể nào dùng được; ở thành phố nọ nhân dịp đầu năm mới,
chính quyền tổ chức khai bút đầu xuân bằng việc “tô chữ”,
Nhìn vào bức ảnh các lãnh đạo ngượng nghịu tập tô chữ trên nền
có sẵn, cách cầm bút không chuẩn, nét mặt căng thẳng vì sợ “chệch đường tô” khiến
chữ viết mất đi tính khuôn mẫu, nhiều người không khỏi giật mình bởi căn bệnh
hình thức....
Ngay cả các doanh nghiệp, vốn dĩ phải coi trọng từng đồng xu
trong bối cảnh khó khăn hiện nay cũng làm kiểu rất "trái khoáy" là tổ
chức rình rang hội nghị "cắt giảm chi phí, ký cam kết tiết kiệm". Địa
điểm tổ chức đâu phải tận dụng sẵn có trong cơ quan, có đơn vị tổ chức ở khách
sạn 5 sao, rồi ăn uống linh đình...
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất ghét căn bệnh hình thức
chủ nghĩa. Bác tôn trọng hình thức, nhưng đó chỉ là những cái cần thiết. Đi làm
việc với các ngành, các địa phương, những gì là hình thức, bắt người khác phải
theo, tốn hao công sức và tiền bạc của dân thì Bác không bao giờ chấp nhận.
Một lần về thăm quê Nghệ An, lúc về đến nhà khách Tỉnh ủy,
Bác ngồi nói chuyện với các đồng chí trong Tỉnh ủy. Bác ngồi trong nhà, nhìn ra
con đường đi vào, thấy có nhiều bông hoa rực rỡ, nở đều, được trồng hai hàng
ngay ngắn. Bác đi ra đường, dùng tay nhổ nhẹ một cành loa lay-ơn. Lạ thay, cành
hoa nhẹ bẫng, ở dưới không có một chiếc rễ nào. Bác gọi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy
tới và nói: "Chú có thấy đây là việc làm thiếu chân thực, có cái gì dối
trá. Bác tưởng các chú trồng được hoa thì hay, có cây làm cảnh đẹp, tốt cho môi
trường. Nhưng vì Bác vô thăm nên các chú phải mua bông này "trồng".
"Trồng" hình thức nó không sống được. Đây là một thứ phô trương hình
thức giả dối".
Cách đây 4 tháng (tháng 5/2015), trên tuyến đường Bà Triệu,
quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội cùng một số đơn vị tổ chức
trồng hoa ở mỗi gốc cây cổ thụ dọc 2 bên đường với mục tiêu biến phố Bà Triệu
trở thành con đường hoa xanh-sạch-đẹp của Thủ đô. Hàng trăm thanh niên, sinh
viên đã được huy động để đặt hàng nghìn chậu hoa ở các gốc cây, một chiến dịch
ra quân “hoành tráng” của Thành đoàn Hà Nội.
Thế
nhưng, chỉ 4 tháng sau, nhìn “tuyến đường hoa” Bà Triệu đã không còn ai nhận ra
“tuyến đường hoa thứ 2” của Thủ đô. Sau 4 tháng trang trí, nhiều bồn hoa đã biến
mất, số còn lại thì hư hỏng, chậu thưa thớt. Hàng trăm chậu cây tại các bồn hoa
bị dập nát, chết khô. Bồn hoa trở thành nơi vứt rác của người dân sống quanh
khu vực, xe đạp xe máy chèn lên khiến chúng tơi tả và chết khô.
Một
chương trình có tên gọi “Tuyến đường hoa” với mục đích tuyên truyền giáo dục
người dân về trách nhiệm trong việc giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, nhưng
sau khi triển khai xong đã không có một ai quản lý, chăm sóc. Nhìn những chậu
hoa ngổn ngang, nằm lăn lóc, những cây hoa chết khô khiến người ta phải đặt ra
câu hỏi, liệu đó có phải là hình thức quá không, việc làm ấy có thực sự thiết
thực và cần thiết hay không? Hay là chỉ làm theo phong trào, phô trương về hình
thức?
Hiện nay, căn bệnh hình thức dường như đã ăn sâu vào tiềm thức
của không ít cán bộ, đảng viên. Nhiều biểu hiện cho thấy, người thực thi nhiệm
vụ chỉ chăm chăm lo sao cho đẹp lòng cấp trên, phô trương mà quên rằng mục đích
chính, trách nhiệm chính là hiệu quả công việc, là hoàn thành công vụ một cách
tốt nhất. Đặc biệt, để né tránh trách nhiệm, vì lợi ích cá nhân,có những trường
hợp giải quyết công việc kiểu hình thức, hô hào cho qua chuyện. Chất lượng công
việc của nhiều cơ quan, tổ chức bị giảm sút, gây lãng phí thời gian và công sức.
Vì chú tâm quá nhiều vào hình thức, sao nhãng nội dung công việc nên không ít đảng
viên chưa hoàn thành nhiệm vụ, tổ chức cơ sở Đảng chưa làm tròn trách nhiệm với
Đảng, với dân. Có những trường hợp mắc sai sót, vi phạm các quy định của Đảng
và Nhà nước.
Hình thức thì rất
đẹp, nhưng cái đẹp phải thật chất và ý nghĩa. Hãy đừng phô trương, hình thức
nhưng cuối cùng chẳng mang lại hiệu quả gì. Đó thực sự chỉ là sự lãng phí mà
thôi.
Dưới đây là một số hình ảnh về "tuyến đường hoa Bà Triệu":
Việt Nguyễn
Cái căn bệnh quá quan trọng hình thức này của con người Việt Nam từ lâu đã là một vấn đề nhức nhói và trăn trở của nhiều người dân. Điều đó dẫn đến sự lãng phí không cần thiết trong khi điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Mỗi người dân và đặc biệt là những người lãnh đạo, chỉ huy các cấp cần phải nhận thức rõ vấn đề này đừng quá quan trọng hình thức mà quên đi vấn đề chất lượng và những gì cấp thiết nhất
Trả lờiXóaViệc quá quan trọng về hình thức này thì đội ngũ những người lam lãnh đạo, quản lý và đứng đầu các cơ quan ban ngành đoàn thể cần phải thay đổi tư duy, cách thức tổ chức, giải quyết các vụ việc không quá quan trọng hình thức để vừa tiết kiệm, vừa tránh làm xấu hình ảnh của con người, đất nước Việt Nam
Trả lờiXóaViệt Nam bây giờ quả thực là lạ. Điển hình như việc hưởng ứng "Giờ Trái Đất". Ừ thì cũng có hưởng ứng thật đấy nhưng lượng điện dùng trong việc phát động "Giờ Trái Đất" thì lại gấp mấy lần lượng điện tiết kiệm được, thế thì tiết kiệm làm gì, để như ban đầu cho nó khỏe. Dẫu biết rằng, ai cũng chuộng hình thức lúc ban đầu nhưng càng về sau thì nội dung bên trong mới quyết định tất cả. Thế cho nên ông cha ta mới có câu: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Ngẫm lại thật là chí lý, các cụ nói cấm có sai bao giờ.
Trả lờiXóalàm việc chụp giật và chỉ mang tính tượng trưng trong giai đoạn nhất định là điều mà lâu nay việt nam đang mắc phải, tất cả cứ làm và sau đó lại dần dần bị lãng quên vào quá khứ, do đâu mà có những thực trạng như vậy, cũng có thể do sự thờ ơ của một bộ phận người dân đã không coi trọng những giá trị tinh thần này, cũng có thể do người đầu tư chỉ làm theo nhiệm vụ mà không có trách nhiệm gìn giữ.
Trả lờiXóaTôi nghĩ rằng hiện nay, căn bệnh hình thức dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của không ít người dân. Đây là một vấn đề cần phải lên án mạnh mẽ, đừng vì cái vẻ bên ngoài mà đánh mất bản chất bên trong của con người. Những thế hệ trước có câu "tốt gỗ hơn tốt nước sơn" và chất lượng quan trọng hơn số lượng nhiều
Trả lờiXóaViệc hình thức này cần phải lên án mạnh mẽ vì tôi cho rằng muốn đất nước phát triển thì nhân dân phải chú ý tới chất lượng nhiều hơn, hình thức chỉ là lừa được con mắt của mọi người một lúc, một chốc mà thôi nhưng kéo dài sau này chỉ làm trò cười cho thiên hạ và những người xung quanh mà thôi. Hãy chú ý và rút kinh nghiệm những điều đó
Trả lờiXóaTôi nghĩ rằng việc chú ý đến hình thức là rất nguy hiểm đối với công việc và đối với sự phát triển của đất nước. Một số người thực thi nhiệm vụ chỉ chăm chăm lo sao cho đẹp lòng cấp trên, phô trương mà quên rằng mục đích chính, trách nhiệm chính là hiệu quả công việc, là hoàn thành công vụ một cách tốt nhất. Những hành động như vậy cần phải lên án và bỏ đi ngay lập tức và chú ý vào thực tiễn hơn
Trả lờiXóaTôi nghĩ rằng căn bệnh hình thức có họ hàng gần với bệnh quan liêu do đó cần phải lên án cái hành động này ngay lập tức, đừng để có hậu quả rồi mới chú ý đến. Bênh quan liêu cũng chỉ vì chú ý tới hình thức mà không chú ý đến chất lượng của công việc của hành động. Do đó mọi người hãy tẩy chay và xóa bỏ những điều không tốt và cản trở sự phát triển của dân tộc và đất nước
Trả lờiXóaHậu quả của việc chỉ chú trọng vào hình thức mà không chú ý đến chất lượng công việc thì mọi người đều có thể nhìn thấy một cách rõ ràng như: Chất lượng công việc của nhiều cơ quan, tổ chức bị giảm sút, gây lãng phí thời gian và công sức. Vì chú tâm quá nhiều vào hình thức, sao nhãng nội dung công việc nên không ít đảng viên chưa hoàn thành nhiệm vụ, tổ chức cơ sở Đảng chưa làm tròn trách nhiệm với Đảng, với dân. Có những trường hợp mắc sai sót, vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước. Dó với ý kiến của bản thân tôi mong rằng cần phải chấm dứt thực trạng này ngay lập tức
Trả lờiXóaĐừng có quá chú trọng vào hình thức mà quên mất cái chất lượng ở bên trong. Hình thức thì rất đẹp, nhưng cái đẹp phải thật chất và ý nghĩa. Hãy đừng phô trương, hình thức nhưng cuối cùng chẳng mang lại hiệu quả gì. Đó thực sự chỉ là sự lãng phí mà thôi. Hãy nhớ rằng "tốt gỗ hơn tốt nước sơn"
Trả lờiXóaLãnh đạo mà quá coi trọng hình thức mà không để ý tới chất lượng của công việc thì dẫn tới xa rời nhân dân, xa rời cấp dưới có thể dẫn tới việc quan liêu. Chính vì những điều đó mà cần phải lên án những hành động này và chú ý hơn đến chất lượng hơn là chú ý đến bề ngoài có như vậy thì công việc mới đạt chất lượng cao
Trả lờiXóaBác Hồ, vị cha già của dân tộc, anh hùng giải phóng dân tộc, suốt cuộc đời mình sống Cần, Kiệm, Liêm, Chính, đúng tư cách một người lãnh đạo, là tâm gương mà chúng ta học hỏi, nhất là các cán bộ lãnh đạo, trước khi đưa ra một quyết sách nên tính toán kĩ lợi ích mà nó mang lại cho xã hội, bệnh hình tức, bệnh sỹ nó ngấm vào máu người Việt Nam rồi, ăn uống thì có thể kiêm khem nhưng ăn mặc ăn chơi với bạn bè phải hoành tráng.
Trả lờiXóadường như cái lối sống chuộng hình thức ngày càng ăn sâu vào tiềm thức con người Việt Nam, càng lên thành phố thì điều này được thể hiện một cách rõ rệt, ngày xưa đi học tôi vẫn còn nhớ câu tốt gỗ hơn tốt nước sơn mà chắc có lẽ ai cũng đã học, làm phải tính về chiều sâu, về cái giá trị bền vững, làm qua loa nhất thời rồi cũng chẳng được gì, mà còn tốn kém.
Trả lờiXóaKhông phải mỗi mắc bệnh hình thức đâu, mà còn mắc bệnh thiếu ý thức nữa, đừng nói ai hết, nhìn vào hành động mỗi người ấy, ý thức càng ngày càng kém, ai cũng muốn lợi ích về mình, sống không có chút tình người, công việc chung thì bỏ đấy, lối sống quá ích kỉ, đua đòi, ngày cảng bỏ quên những truyền thống tốt đẹp, bố mình chưa lo được cho họ ngày nào, ra đường bạn bè vẫn sỹ.
Trả lờiXóaVấn đề chuộng hình thức của người Việt Nam nó như ăn sâu vào máu rồi thì phải, được cái hình thức bên ngoài nhưng không biết bản chất bên trong như thế nào, xây dựng cho tốn kém rồi để đó, không có ứng dụng nên nó đã gây nên biết bao nhiêu là lãng phí cho nhà nước Việt Nam, nên người Việt nên loại bỏ căn bệnh hình thức thì hơn
Trả lờiXóaGiờ ăn vào máu muốn sửa cũng khó, mất bao nhiêu sức, bỏ bao nhiêu tiền rồi cũng chẳng được cái gì, mà nói đi thì cũng phải nói lại, có muốn làm đôi khi cũng chẳng được, chẳng hạn như hình ảnh trồng hoa đấy thôi, nếu mà ở hai thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà nội chắc chẳng bao giờ trông được cây hao đẹp, chưa kể cây có gí tri kinh tế thì never, chắc lại mỗi người xong ra lấy một ít, không lấy thì dẫm đap, cái vấn đề nhận thức và cái văn hóa ứng xử là cái đáng báo động và cần chúng ta xem xet ngay bây giờ cùng với bệnh sĩ
Trả lờiXóaCăn bệnh hình thức, bệnh thành tích đã căn bệnh trầm kha của người Việt mà rất nhiều người mắc phải. Nhiều công việc đưa ra chỉ mang tính chất đánh bóng tên tuổi, mang tính minh họa là chính chứ kết quả đem lại thì không nhiều. Mấy hôm trước vừa mới đọc thấy thanh niên tỉnh nào đó lên đường cao tốc quét đường nữa mà. Không thực tế cho lắm.
Trả lờiXóahình thức là căn bệnh từ lâu rồi, nhưng không phải vì nó mà ngại những điều khác, cái tốt thì cứ làm chứ sợ bố con nhà nào lắm chuyện. nhà tôi có tiền thì tôi sửa nhà, tôi xây nhà, thằng hàng xóm nó ghen ăn tức ở thì kệ nhà nó chứ, quan trọng là tôi sống tốt, sống khỏe và sống vì mọi người, cái tượng đài là xây cho mọi người dân đấy, đừng mà nghĩ rằng nó chỉ để ngắm cho vui thôi đâu, tỉnh cái đầu đi mấy rận.
Trả lờiXóaChung quy cũng tại căn bệnh thành tích. Phát động các phong trào nhưng lại không đi sâu vào cốt lõi của vấn đề mà chỉ hoàn thành cái sự hào nhoáng bên ngoài. Mục đích là số lượng chứ không phải là chất lượng. Đến cuối cùng thì cũng có đâu vào với đâu đâu.
Trả lờiXóa