Nội dung trong cuốn sách "Hỏi đáp nhanh trí"
Gần
đây dư luận khá bức xúc trước việc ngày càng xuất hiện nhiều hơn những cuốn
sách dành cho trẻ em, học sinh tiểu học được một số tác giả, nhà xuất bản phát
hành có nội dung, nhảm nhí, trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức của người Việt.
Dư luận đặt ra câu hỏi, đó là giáo dục hay phản giáo dục?
Tháng
11/2014, trên thị trường xuất hiện cuốn sách "Hỏi đáp nhanh trí", do Đức Trí sưu tầm biên soạn, Nhà
xuất bản Văn hóa - Thông tin ấn hành, với nhiều hình ảnh ngôn từ được cho là
không phù hợp với lứa tuổi học đường. Theo đó, trang 29 cuốn sách này có nội
dung trắc nghiệm: “Anh A bị chặt đầu lúc
40 tuổi, vậy con cái anh A bị làm sao?”.
Minh
họa cho câu hỏi này là hình một người đàn ông đang nằm trên máy chém với khuôn
mặt sợ hãi.
Tương
tự là một câu chuyện khác: “Một người sau
khi bị chặt đầu sẽ như thế nào?”. Đáp: “Biến đổi chiều cao”.
Thực
sự khi đọc những câu hỏi trắc nghiệm để thử tài nhanh trí đối với trẻ em thế
này nhiều người không khỏi lắc đầu ngao ngắn. Chẳng biết, có phải vì muốn rèn sự
nhanh trí của trẻ em hay không mà tác giả cuốn sách sưu tầm ra những câu hỏi
chỉ có thể thấy sự man rợ của thời trung cổ?
Chẳng
nhẽ, hết cái để hỏi hay sao, để rèn sự nhanh trí hay sao mà tác giả phải sưu
tầm hay biên soạn câu hỏi này? Đó là giáo dục hay phản giáo dục?
Nội dung trong cuốn sách "Trưng nữ vương khởi nghĩa Mê Linh"
Trước đó, nhiều phụ huynh học sinh
còn chưa khỏi bất ngờ và bức xúc khi trong cuốn sách lịch sử "Trưng nữ vương khởi nghĩa Mê
Linh" của Nhà xuất bản Giáo dục, hình vẽ quân lính của Mã Viện không
mặc quần giao chiến với quân của Hai Bà Trưng. Không chỉ vẽ hình quân lính của Mã Viện không mặc
quần, sách còn viết: "Thấy khí thế
quân Hai Bà Trưng quật cường, liệu bề khó thắng, Mã Viện liền hạ lệnh bắt quân
sĩ cởi truồng mà giao chiến. Các đội nữ binh của hai Bà trông thấy rất xấu hổ,
ngượng ngùng quay mặt đi, nhuệ khí vì thế suy giảm rất nhiều.
Lợi dụng tình hình đó, Mã Viện thúc quân xông lên làm
cho quân hai Bà phải thua. Trưng Vương buộc phải rút quân về giữ Cấm Khê (nay
thuộc Vĩnh Phúc). Lực lượng quân Mã Viện quá lớn, lại giở trò quỷ quyệt khiến
các đội nữ binh phải bỏ chạy. Mã Viện thừa thế xua quân truy đuổi ráo
riết".
Trả lời câu hỏi, nội dung trên có phải là sự thật lịch
sử, PGS sử học Lê Mậu Hãn khẳng định, chuyện Mã Viện cho quân cởi truồng khi giao chiến với quân Hai Bà Trưng chỉ
là xuyên tạc, không có tài liệu lịch sử cổ đại nào ghi chép như thế. "Trong thời gian dài chiến đấu, đội quân Hai Bà Trưng luôn giữ ý chí
quật cường, có trận thắng, trận thua. Về sau, quân của hai Bà chưa đủ mạnh để
đánh lại kẻ thù, nên phải vừa đánh vừa rút dần về Cấm Khê chứ không phải tháo
chạy".
Thế là một lần nữa, phụ huynh học sinh
lại được một phen tá hỏa với cách làm sách, in và phát hành sách của các tác
giả và nhà xuất bản.
Chưa dừng lại ở đó, gần đây xuất hiện thêm một trang sách
được cư dân mạng chia sẻ với tất cả sự hoang mang, nghi ngờ về giá trị giáo dục
của nó. Cụ thể, trong trang sách được độc giả chia sẻ, xuất hiện một bức tranh
vẽ quang cảnh của khu vệ sinh, trong đó không gian của các cháu học sinh nam -
nữ được gộp chung lại làm một. Kèm theo hình ảnh là câu hỏi được đặt ra cho các
trẻ: "Cách đi tiểu của bạn trai, bạn
gái trong tranh có gì khác nhau nhỉ?"
Thật khó có thể dùng những từ ngữ, ngôn từ nào để diễn
tả về nội dung này. Với những cuốn sách có nội dung như vậy, thử hỏi nó sẽ giáo
dục cho các em học sinh được điều gì, hay nó chỉ là phản giáo dục, tuyên truyền
nhảm nhí, thô tục, tiếp tay cho sự bang hoại về đạo đức, giá trị con người.
Mới đây nhất, dư luận lại tiếp tục xôn xao và lo ngại về
phần nội dung trong cuốn sách "Thực
hành kỹ năng sống dành cho học sinh lớp 1" do Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam phát hành 2013. Đáng chú ý, phần nội dung cuốn sách đề cập tới câu
chuyện "Bạn An dũng cảm", dạy cho trẻ về lòng dũng cảm bằng cách đi
trên thủy tinh.
Cuốn sách "Thực hành kỹ năng sống dành cho học sinh lớp 1"
Nội dung câu chuyện như sau: "Cô giáo rải thảm thủy tinh dày trước mặt cả
lớp và yêu cầu các bạn đi qua đó. Cả lớp đều rất sợ hãi và An cũng vậy. Nhưng
cô giáo động viên và hướng dẫn giúp An tự tin đi qua thảm thủy tinh, nhờ vậy mà
An đi qua thảm thủy tinh một cách dễ dàng.
Khi đi qua rồi, An thấy thảm thủy tinh không thấy thảm
thủy tinh đáng sợ như mình nghĩ và An quay lại động viên các bạn để các bạn
dũng cảm như An. Cuối cùng, cả lớp đều dũng cảm đi qua thảm thủy tinh".
Điều đáng nói là, trong khi cả xã hội phản đối cách giáo
dục học sinh kiểu này thì chủ biên của cuốn sách này lại cho rằng, việc đưa ra
bài học nói trên hoàn toàn phù hợp để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Thậm chí, chủ biên cuốn sách còn nói là "tôi đã thực hành rồi". Thật là không thể hiểu.
Giáo dục cho trẻ em kỹ năng sống, những giá trị của cuộc
sống, sự am hiểu về lịch sử là điều hết sức cần thiết, tuy nhiên giáo dục như
thế nào lại là vấn đề được dư luận xã hội, những người làm cha làm mẹ học sinh
hết sức quan tâm. Nếu giáo dục không tốt, lệch chuẩn chúng ta có thể làm hỏng
cả một thế hệ, đó là điều mà những người có trách nhiệm phải nhìn nhận thấy.
Một điều đáng nói là, cứ sau khi những cuốn sách được
phát hành, người đọc phát hiện thấy sai sót, thấy vi phạm, thấy lệch chuẩn, các
cơ quan chức năng sẽ tiến hành thu hồi và rồi cuối cùng đâu lại vào đấy, tình
trạng ấy vẫn cứ tiếp diễn.
Một câu hỏi đặt ra là, cứ thấy sai phạm rồi lại thu hồi
và thu hồi. Vậy tại sao, làm thế nào để sai phạm đó không tiếp diễn thì lại
được ít người có trách nhiệm, các cơ quan quản lý quan tâm.
Phải nhìn nhận rằng, việc ngày càng có nhiều cuốn sách
nhảm nhí, thô tục, phản giáo dục được phát hành và xuất hiện trên thị trường,
một phần lỗi là do chính tác giả, chủ biên các cuốn sách đã không nhận thức đầy
đủ hoặc vì một số lý do khác nhưng cơ quan quản lý, các nhà xuất bản cũng có
một phần trách nhiệm rất lớn.
Việc xuất bản đã không tuân thủ đúng quy trình, không
tuân theo Luật Xuất bản, xuất bản tràn lan, thiếu sự quản lý, kiểm duyệt trước
khi phát hành đã dẫn đến tình trạng này. Đã đến lúc các cơ quan quản lý, các
nhà xuất bản phải thấy được trách nhiệm của mình để tuân thủ đúng quy trình,
quy định về xuất bản và phải xử lý thật nghiêm những cá nhân, cơ quan vi phạm.
Có như vậy, chúng ta mới có thể làm trong sạch thị trường sách hiện nay.
Việt Nguyễn