 |
Nhiều
ý kiến trái chiều xoay quanh chức danh chủ tịch, phó chủ tịch ở bậc tiểu học
|
Người
Thủ Thư
Gần
đây, dư luận đang đặc biệt quan tâm đến dự thảo thông tư vừa được Bộ GD&ĐT
công bố. Theo đó, trong việc tổ chức lớp học, lớp học tiểu học sẽ có lớp trưởng,
lớp phó hoặc chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản học sinh do tập thể học
sinh bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học. Bên
cạnh những ý kiến đồng tình thì nhiều bậc làm cha làm mẹ đều cho rằng việc tổ
chức lớp trong đó có gắn với cách gọi chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản học
sinh không phù hợp với lứa tuổi của các em.
Đối
với học sinh tiểu học, về căn bản yêu cầu kiến thức chưa nhất thiết phải đòi hỏi
ở mức độ quá khó. Ở lứa tuổi này, các em bắt đầu làm quen với môi trường học tập
mới, tiếp cận với lượng kiến thức mới gắn với việc bước đầu rèn luyện các kỹ
năng. Do vậy, điều quan trọng hơn cả là phải đánh thức được tính sáng tạo của
các em, giúp các em có niềm say mê với nhiệm vụ học tập, rèn luyện đạo đức hơn
là quá chú trọng đến việc trao cho các em “quyền” gì. Đành rằng, trong lớp có
chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản học sinh cũng là hình thức giúp các em
rèn luyện sự tự tin, khả năng điều hành và công việc. Nhưng nếu vậy, chẳng lẽ gọi
là lớp trưởng, lớp phó thì không rèn luyện được những kỹ năng ấy hay sao? Có lẽ,
xét về bản chất thì cách gọi lớp trưởng, lớp phó hoặc chủ tịch, phó chủ tịch
cũng không khác nhau. Nhưng việc tổ chức lớp học tiểu học có chủ tịch, phó chủ
tịch hội đồng tự quản học sinh có lẽ sẽ giống như là đang “gắn” các em làm quen
với “môi trường doanh nghiệp” hơn là với “môi trường học tập”.
Như
đã khẳng định ở trên, vấn đề quan trọng trong giáo dục ở các bậc học là đổi mới
phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm và phát
huy tính sáng tạo của người học. Ở bậc tiểu học, nhận thức của các em về kiến
thức và các vấn đề xã hội còn chưa thực sự đầy đủ. Vì thế, trong giáo dục nên
tìm cách để dạy và học sao cho có hiệu quả, vừa trang bị kiến thức cho các em,
vừa giúp các em say mê nhiệm vụ học tập. Việc tổ chức lớp học tiểu học có chủ tịch,
phó chủ tịch hội đồng tự quản học sinh chỉ là một trong những hình thức để tập
cho các em tự quản, tự tin khi giao tiếp, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình. Tuy
nhiên, việc tổ chức lớp học tiểu học có lớp trưởng, lớp phó cũng vẫn có thể rèn
luyện cho các em những kỹ năng ấy.
Xin
dẫn lời của nhà giáo Văn Như Cương thay cho lời kết : “Tại sao từ trước đến nay
gọi là lớp trưởng, lớp phó bây giờ lại có thêm chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch,
tôi có xem truyền hình và thấy có học sinh nói rất đúng là cái chức danh mới
nghe chẳng có chút thân thiện nào với học sinh cả. Nếu như mô hình cũ có lớp
trưởng, nhóm trưởng, các bạn học sinh dễ hoà đông, bạn bè với nhau thì bây giờ
giữa bạn bè với nhau lại có chủ tịch, phó chủ tịch. Đôi khi trẻ con cũng không
hiểu chủ tịch, phó chủ tịch là cái gì. Hơn nữa chức vụ lớp trưởng, lớp phó từ
xưa đến nay không xảy ra vấn đề gì, không làm cho giáo dục đi xuống nên cũng
không cần thiết phải thêm chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch làm gì cho phức tạp”.
Ở lứa tuổi đó, nhiệm vụ chính là học tập và vui chơi, mặc dù việc cho các em tiếp cận với việc sinh hoạt có nề nếp, quy củ là việc làm đúng, nhưng cũng không nên đặt quá nhiều các cương vị cho các em, dễ dẫn tới những tính cách không tốt sẽ hình thành như ghen ghét, đố kị nhau.
Trả lờiXóabản chất của việc gọi như thế có gì là thay đổi đâu, thế sao không giữ cái cũ lại để cho trẻ em nó thấy gần gũi hơn, cứ khuyến khích trẻ phát triển sáng tạo nhưng cứ áp đặt cho nó sự hình thức như thế thì chẳng trách gì giới trẻ họ chỉ dửng dưng tình cảm mà không chú ý đến tình cảm đạo đức của học trò với nhau.
Trả lờiXóagọi là chủ tịch hội đồng giống như cái tòa án mà được dân bầu lên, nghe thì oách thật nhưng nó chẳng để làm gì khi mà trẻ chỉ quen với cách gọi là lớp trưởng lớp phó rồi. cho nên, việc thay đổi cách gọi phải thay đổi từ bản chất của nó chứ việc gọi chỉ làm thêm sự xa cách giữa trẻ em trong lớp với nhau hơn thôi.
Trả lờiXóaở bên nước ngoài đâu gọi theo kiểu như thế này, chỉ có VN mới sáng tạo kiểu lai ghép thành như thế, trẻ em hãy cứ để nó phát triển theo tự nhiên chứ đóng lên nó nhãn mác như chức vụ để có thể tranh giành thì đâu còn những điều tự nhiên như tình cảm với cộng đồng nữa. xin mấy ông quan làm giáo dục nghĩ lại cho tỏ tường rồi quyết tránh để dân họ nói những nhà giáo dục bất tài.
Trả lờiXóaLâu nay việc gọi là lớp trưởng, lớp phó vẫn không có vấn đề gì và không ảnh hưởng đến sự phát triển của các em. Vậy nên bây giờ lại thêm chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch không hiểu những nhà quản lý đang định hướng giới trẻ theo xu hướng phát triển mang tính chất quyền lực như thế này? và sự thật thì những tên gọi này nghe cũng không thân thiện tý nào cả.
Trả lờiXóaViệc tổ chức lớp học tiểu học có chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản học sinh nghe có vẻ nó hơi mang tính quyền lực và thiết nghĩ nó không nên đưa vào trong chương trình giáo dục bậc tiểu học. Dạy và định hướng cho các em những nhân cách, phẩm chất, năng lực sáng tạo, kỹ năng sống, giao tiếp là điều cần thiết nhất. Dẫu biết rằng việc tổ chức theo mô hình này sẽ góp phần tự quản, tự tin trong giao tiếp và mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình nhưng theo mô hình cũ cũng không ảnh hưởng gì và nhiều khi nó còn tạo cho học sinh sự thoải mái hơn.
Trả lờiXóaMình thấy rèn phương pháp rèn luyện này khá đúng mà, rèn luyê cho trẻ em khả năng đứng trước đám đông, hình thành nhưng tác phong chuẩn chu, vì mình thấy đứa nào mà làm cán bộ lớp đứa đó cũng nhanh hiwn những đứa khác, còn nói trắng ra vấn đề gì chẳng có tính hai mặt của nó, còn mình thì mình ủng hộ chương trình đào tạo này.
Trả lờiXóaTheo tôi thì tháy chỉ nên giữ hình thức lớp trưởng lớp phó thôi, và tôi đồng ý với hình thức luân chuyển liên tục như vậy, bời vì có như thế mới loại bỏ tính rụt rè của nhiều trẻ em, con tôi khá rụt rè, chứ suốt ngày ở dưới lớp thì muôn đời nó không bao giờ đứng trước đám đông được,ở nước ngaoif chú ý cái này lâu lắm rồi, mình giờ là hơi muộn đó
Trả lờiXóaCái này hay đấy chứ, nhưng mình cũng ủng hộ ý kiến bỏ chủ tịch vớ vận đi, lớp trưởng thôi, cái kia thấy to tát quá, dần đến những từ vốn dành cho những vị tríu danh tiếng, thành nhưng ngôn từ quá tầm thường, còn học thay nhau làm lớp trưởng thì quá là ok, mình muốn con mình sau này cũng làm những vị trí như vậy kẻo nó nhút nhát lắm
Trả lờiXóaVới lứa tuổi các em nên để cho các em phát triển một cách toàn diện, phát triển kĩ năng giao tiếp, đạo đức và tư duy sáng tạo chứ đừng vội đưa các em vào những ngôn từ nghe có vẻ của người lớn và mang tính quyền lực. Hơn nữa việc tổ chức theo mô hình này cũng rất tốn thời gian của các em, nhiều khi lại lộ rõ những mặt trái của sự cạnh tranh quyền lực và có thể ảnh hưởng đển quá trình phát triển, tư duy sáng tạo và kết quả học tập của các em. Mô hình cũ theo tôi nó vẫn phù hợp với lứa tuổi các em hơn
Trả lờiXóamô hình cũ tôi thấy cũng không ổn cho lắm bạn ak vì trách nhiệm của học sinh chưa được cao, mà với nền giáo dục ta hiện nay thấy rồi đấy không phát triển lên được, nên cần phải đổi mới thôi, tôi đồng tình với ý tưởng đó nhưng cách làm thì cần phải xem xét kỹ lại
XóaBản thân mình không thích cái tên chủ tịch và phó chủ tịch chút nào. Nghe nó cứ có vẻ kinh tế thị trường thế nào ấy. Nếu mà về bản chất không có gì khác nhau thì thay đổi làm gì, cứ để lớp trưởng lớp phó cũng được mà. Vừa đơn giản lại gần gũi.
Trả lờiXóaquan trọng nhất là nhân cách và đạo đức của mỗi cá nhân con người, sống có tình có lý, chan hòa với những người kahcs, ở trong nhà biết quý trọng ông bà cha mẹ, ra đường sống tốt với nhân dân. những danh hiệu được bầu kia vẫn giống như tổ chức tự quản lớp trưởng trước kia. cần gì tạo nên một lối sống chụp giật ngay từ trẻ cho trẻ em như thế chứ.
Trả lờiXóatôi nghĩ ý tưởng như thế là tốt, nhưng mà cái chức danh đó nghe có vẻ không ổn, chúng ta nên tìm một chức danh khác hay hơn chứ cái đó nghe có vẻ người lớn quá, chủ tịch hội đồng tự quản luôn cơ mà, và tôi cũng mong muốn nền giáo dục của chúng ta cải cách theo hướng này
Trả lờiXóahướng cải cách như thế là hoàn toàn đúng nhưng cần phải coi lại những vấn đề trong cách làm mặc dù là nhỏ nhưng cần phải tỉ mỉ, để tránh những sai sót đáng tiếc, việc nhiều người không đồng tình với chức danh đó tôi nghĩ cũng có lý của họ đấy, nên cần phải xem xét lại đã
Trả lờiXóatôi ngĩ rằng ý kiến trái chiều cũng có lý của họ đấy chứ, nhất là trong hoàn cảnh mà tham ô tham nhũng rồi nạn quyền lực vẫn còn là mối nguy của xã hội, nên hay nhất là tìm một cái tên sao cho hợp lý với tâm lý của những đứa trẻ hơn và cũng có thể tăng được tính trách nhiệm của họ
Trả lờiXóacó ý kiến trái chiều thì chúng ta mới có thể suy nghĩ kỹ hơn để đi tới một phương án tốt hơn, cái giáo dục ở nước ta cần phải cải cách cho nhanh và cho thực sự tiên tiến chứ nhìn chất lượng giáo dục hiện nay mà đáng buồn, ở tất cả các cấp học đều thế cả, bằng cấp cao làm gì cơ chứ, khi mà tri thức không có
Trả lờiXóađầu tiên là chúng ta phải tôn trọng ý kiến của người khác, đó là ý kiến đóng góp của họ và một xã hội dân chủ như ở ta cần phải tôn trọng, còn vấn đề đúng sai như thế nào thì cần phải có sự nghiên cứu, có sự tìm hiểu thật kỹ đã, nền giáo dục nước ta đã quá tệ rồi cần phải cải cách một cách chính xác
Trả lờiXóarèn cho trẻ em tinh thần trách nhiệm và tính tự quản cái đó là hướng rất tốt, nhưng cần phải xem lại cách làm, không phải cứ thay đổi cái tên của chức danh cái là có thể thay đổi được ngay đâu, mà còn cần phải thay thế nhiều vấn đề khác nữa, để cho trẻ em có một môi trường phát triển toàn diện
Trả lờiXóaphải có những ý kiến trái chiều mới có thể phát hiện ra những vấn đề chưa giải quyết được, nhất là vấn đề giáo dục hiện nay, chúng ta cũng đã tiến hành nhiều cải cách rồi mà vẫn chưa đâu vào đâu cả thêm tốn tiền của của ngân sách nhà nước nữa, với chất lượng giáo dục như hiện nay thì làm sao mà đất nước đi lên được, phải cải cách nhưng phải cho đúng
Trả lờiXóaTôi nghĩ cách đó không có vè khả quan cho lắm. Vì những cách thức phân chia trong lớp ban đầu đã ổn thỏa rồi. Cần gì phải chia lằng nhằng như vậy làm gì. Quan trọng trong quá trình học của trẻ không phải vì điều đó
Trả lờiXóachẳng những làm cho thế hệ trẻ lao đầu vào cuộc chiến tranh giành quyền lực mà gây nên sự chia rẽ tình cảm trong mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên. thế cho nên việc cần làm là tạo động lực và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho các em để các em sống tốt hơn đối với xã hội chứ không phải là hình thức kiểu cách.
Trả lờiXóaCải cách, học tập những tiến bộ của các nước khác là cái tốt nhưng cần có sự thay đổi để phù hợp với tình hình của đất nước chứ không nên rập khuôn, máy móc. Rèn luyện cho các em tự quản, tự lập, tự tin khi giao tiếp, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình là việc tốt nhưng cá nhân mình thấy cứ giữ nguyên cái tên lớp trưởng, lớp phó cũng được mà. Cuối cùng cũng chỉ là khác nhau cái tên, sai không giữ những cái đã gắn bó thân thuộc với bao thế hệ học sinh Việt Nam.
Trả lờiXóaRất đúng. Mấy e học sinh đó còn bé tí, học còn chưa đâu vào đâu mà mấy ông bà giáo viên cứ giở hơi cho các em học theo chương trình vớ va vớ vẩn. Từ trước tới giờ bao nhiêu thế hệ học sinh mà cả các bà giáo, cô giáo cũng từ đó mà đi lên, mà có vấn đề gì đâu. Nhưng may cũng chỉ là thí điểm.
Trả lờiXóaTrẻ em như búp trên cành vậy. Biết ăn biết mặc biết học hành là ngoan rồi. Hãy cứ để cho các em được tự do thoải mái và sống đúng với lứa tuổi của các em đi. Các vị đừng cố nhồi nhét cho các em thêm các chức làm cái gì. Chức vụ cũng từ trí tuệ mà ra. Không có trí tuệ thì các em sống bằng niềm tin à?
Trả lờiXóaBây giờ người lớn đang tạo quá nhiều áp lực không cần thiết cho các em học sinh. Dẫu biết là bậc cha mẹ nào cũng muốn con em mình có một tương lai tươi sáng, nhưng vô hình chung điều đó lại vô tình cướp đi tuổi thơ của các em. Cho dù sau này các em có học hành thành đạt nhưng có một tuổi thơ dữ dội như vậy thì các em sẽ dễ dàng lầm đường, lạc lối, sa ngã vào con đường tội lỗi.
Trả lờiXóanhững điều người lớn tạo cho trẻ cần lắm những sáng tạo và khuyến khích cho trẻ hơn là áp đặt cho các em những điều như cạnh tranh khốc liệt và quên đi tình cảm của bạn bè để có thể đạt được những danh vọng. chính vì thế thời gian tới bộ giáo dục cần nghiên cứu nhiều hơn những chính sách để nó phù hợp với thực tế của Việt Nam.
Trả lờiXóaTại sao trong giáo dục có nhiều thứ quan trọng cần thay đổi hơn thì không đầu tư chất xám vào đó mà lại đi thay đổi cái danh xưng lớp trưởng, lớp phó, rồi phó chủ tịch vs cả chủ tịch nhỉ. Đang lớp trường, lớp phó thân thuộc gần gũi, tự nhiên lại chủ tịch, phó chủ tịch, nghe như đang quản lý một công ty ấy.
Trả lờiXóaThứ mà đứa trẻ cần khi đến trường là đạo đức, sự sáng tạo, kiến thức và hiểu biết xã hội. Chính trị với tham vọng là hai phạm trù khác nhau. Trẻ cần biết chính trị nhưng tham vọng vào ảo tưởng quyền lực là không nên
Trả lờiXóa