Ảnh minh họa
Mới đây trên một số tờ báo, trang mạng đăng
tải bài viết "Phải chăng kinh tế tư nhân là nền tảng của nền kinh tế"
của Giáo sư, Lê Xuân Tùng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy
Hà Nội bàn về cách nhìn nhận, đánh giá như thế nào cho đúng về vai trò của kinh
tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân. Bài viết nhanh chóng thu hút được sự
quan tâm của giới trí thức, các nhà khoa học, các nhà kinh tế và độc giả...
Nhiều ý kiến tán đồng, đồng tình, ủng hộ nhưng bên cạnh đó cũng có một số ý
kiến cá nhân cho rằng đó là cách nhìn “phiến diện”, thiếu khách quan của GS Lê
Xuân Tùng về vai trò của kinh tế tư nhân, “bao biện” cho sự tồn tại của kinh tế
nhà nước, kinh tế tập thể. Thậm chí trong số đó còn có bài viết của ông
"tiến sĩ" Tô Văn Trường với tiêu đề " Buồn - giận - vui khi đọc
bài của GS, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Lê Xuân Tùng" làm cho cộng đồng
mạng, các nhà trí thức, khoa học phải nghi ngờ về sự tâm huyết, trách nhiệm
cũng như kiến thức về kinh tế của ông “tiến sĩ” này.
Dưới góc độ bài viết này, tác giả không đi
sâu vào bàn cãi về sự tranh luận của ông “tiến sĩ” Tô Văn Trường với tác giả
bài viết nói trên, tác giả chỉ đi sâu bàn về vai trò của kinh tế tư nhân và
cách nhìn nhận thế nào cho đúng về vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh
tế quốc dân.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa IX) “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến
khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân” khẳng định: “Kinh tế tư nhân
là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư
nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội
lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế”.
Nếu như trước đây trong giai đoạn cải tạo xã
hội chủ nghĩa ở nước ta (1958 - 1960), kinh tế tư nhân, hay nói cách khác chế
độ tư hữu bị lên án, bị xem là biểu hiện của phương thức sản xuất lạc hậu, không
tương thích với chủ nghĩa xã hội. Thậm chí cho đến sau ngày đất nước thống nhất
(sau năm 1975) tư tưởng đó vẫn còn rất nặng nề, dẫn tới tình trạng kinh tế tư
nhân gần như không có “đất diễn” trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Thay vào đó là sự phát triển của phong trào đưa nông dân vào hợp tác xã, quốc
hữu hóa nền kinh tế quốc dân. Kết quả thì dường như chúng ta đã thấy, đó là sự
phát triển chậm chạm của nền kinh tế với sức ỳ quá lớn dẫn tới tình trạng kém
phát triển. Đó chính là bài học đắt giá cho cái nhìn phiến diện, một chiều đối
với vai trò của kinh tế tư nhân, phủ định sạch trơn những giá trị to lớn mà
kinh tế tư nhân mang lại. Điều đó đã khiến chúng ta đã phải trả những giá rất
đắt. Sau này tại Đại hội VI của Đảng (1986) Đảng ta đã phải thừa nhận những
thiếu sót này.
Như vậy, để chúng ta thấy rằng, từ chỗ không
được chấp nhận, đến nay kinh tế tư nhân đã có một vị trí, một chỗ đứng rất vững
chắc trong nền kinh tế tư nhân. Chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận rằng, chính
sự xuất hiện của kinh tế tư nhân đã tạo động lực rất lớn để phát triển nền kinh
tế quốc dân. Điều này đã được Đảng ta khẳng định tại Đại hội lần thứ X của
Đảng, đó là “kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế”.
Không những vậy, đến Đại hội XI của Đảng (2011) còn khuyến khích thành lập các
tập đoàn kinh tế tư nhân và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước,
cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân.
Nhờ sự khơi thông về mặt lý luận và mở đường
về đường lối, cơ chế, chính sách mà kinh tế tư nhân nước ta đã được phát triển
với tốc độ khá cao, trở thành một trong những lực lượng kinh tế chủ yếu của nền
kinh tế quốc dân. Điều đó được thể hiện rất rõ ở việc đóng góp của kinh tế tư
nhân vào GDP. Trong khi tỷ lệ đóng góp của kinh tế nhà nước có chiều hướng giảm
xuống. Tốc độ tăng trưởng GDP của kinh tế tư nhân cũng cao hơn tốc độ tăng
trưởng chung…
Đó là bức tranh về sự tăng trưởng và phát
triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân. Nhìn vào bức tranh đó,
không ít người đã phải khẳng định rằng, nhờ có sự xuất hiện và phát triển của
kinh tế tư nhân và nền kinh tế quốc dân đã có những bước tăng trưởng vượt bậc.
Tuy nhiên, kinh tế tư nhân có thực sự là nền tảng của nền kinh tế quốc dân hay
không? Điều đó thực sự thu hút được sự tranh luận của không ít người.
Một số quan điểm cho rằng, hiện nay kinh tế
nhà nước hoạt động kém hiệu quả, chỉ có kinh tế tư nhân mới là động lực chủ yếu
để đưa nền kinh tế đi lên nên hãy để cho tư nhân đảm nhiệm vai trò phát triển
kinh tế. Một số quan điểm khác cho rằng, trong kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước phải là chủ đạo, là nền tảng của nền kinh tế
quốc dân, Nhà nước phải điều hành, quản lý nền kinh tế, không thể để tư nhân
điều hành nền kinh tế. Vậy quan điểm của chúng ta thế nào? Ở đây, tôi rất tâm
đắc quan điểm của Giáo sư Lê Xuân Tùng rằng, “không thể thượng tầng kiến trúc
của chúng ta vận hành theo định hướng XHCN mà hạ tầng cơ sở dựa trên sở hữu tư
nhân. Hoàn toàn mâu thuẫn, vì kinh tế tư nhân, như kinh nghiệm thế giới đã chỉ
ra, nếu tự nó, sẽ vận động về hướng nào, chắc mọi người đã rõ”.
Trong tổng thể nền kinh tế, đặc biệt với sự
phát triển kinh tế ở nước ta đó là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, chúng ta vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường nhưng phải luôn đảm
bảo được tính ổn định, bền vững, phát triển vững chắc của nền kinh tế. Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát
triển năm 2011) đã khẳng định: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế
tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh
tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”.
Trong khi đó, Khoản 1, Điều 51, Hiến pháp năm 2013 cũng chỉ rõ: “Nền kinh tế
Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.
Điều đó có thể thấy, dù kinh tế tư nhân đóng
vai trò rất quan trọng nhưng trong tổng thể của nền kinh tế quốc dân, kinh tế
nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo. Chúng ta hãy nhìn sang nước Nga, tại sao nước
Nga trong không gian hậu Xô Viết dưới sự lãnh đạo của Putin, ngành dầu khí và
một số ngành chủ đạo khác là của Nhà nước, không được phép là của riêng ai? Và
cùng với đó, tại sao Putin phải khống chế để loại bỏ bằng được vai trò của Ngân
hàng Trung ương? Nhờ những biện pháp quyết liệt đó, nước Nga đã nhanh chóng
vượt ra khỏi khủng hoảng để lấy lại vị thế một cường quốc. Như vậy, có thể
khẳng định, kinh tế nhà nước luôn và sẽ đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
quốc dân.
Để lý giải điều này, chúng ta có thể lấy một
vài ví dụ, ở nước ta từ những năm cuối thập niên 80 đã bắt đầu xuất hiện một số
ngành nghề, điển hình là ngành điện tử thời bấy giờ, nhưng khi ngành công
nghiệp Điện tử mở cửa những năm 1998-1999, đến nay, không còn chiếc Tivi nào
mang tên Việt nữa.Và mới đây nhất, nếu nhìn vào hệ thống các siêu thị ở Việt
Nam, một số siêu thị từng có tiếng tăm nay đã bị các nhà đầu tư nước ngoài mua
đứt, điển hình là hệ thống siêu thị Nguyễn Kim bị Thái Lan mua đứt; tập đoàn
Kinh Đô từng “làm mưa làm gió” trên thị trường nhưng cũng đã bán hết cổ phần
cho nước ngoài, rồi còn đó những P/S (kem đánh răng PS), Dạ lan (mỹ phẩm Dạ
lan), bia Huda Huế… cũng đã bị nước ngoài thâu tóm. Vậy thì nếu kinh tế tư nhân
làm nền tảng thì đến một lúc nào đó nền kinh tế này sẽ đi về đâu?
Hiện nay, có thể có những thành phần, doanh
nghiệp nhà nước đang hoạt động, làm ăn kém hiệu quả, điều đó xuất phát từ sự sơ
hở, thiếu sót, yếu kém trong khâu quản lý và sự vận hành thiếu trơn tru của các
doanh nghiệp. Bởi vậy, điều quan trọng là chúng ta phải làm thế nào để thay đổi
chính sách, cách thức quản lý cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự phát
triển. Chúng ta phải phòng ngừa, ngăn chặn và lên án, đấu tranh những hành vi
lợi dụng hình thức kinh tế nhà nước để trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm,
nhưng không thể phủ định trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa việc duy
trì vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng,
quyết định sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân.
Thay lời kết, tác giả xin trích lại đoạn
cuối trong bài viết của GS Lê Xuân Tùng: “Vai trò, vị thế của kinh tế tư nhân ở
nước ta đã có một bước tiến dài so với trước. Chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện
về thể chế, nhất là chỉ đạo tổ chức thực tiễn để thực hiện đúng đường lối,
chính sách, phát huy hơn nữa tiềm năng của kinh tế tư nhân. Nhưng đừng bao giờ
quên rằng đây là kinh tế tư nhân hoạt động dưới CNXH, chịu sự chi phối của Nhà
nước pháp quyền XHCN, có nhiệm vụ góp phần xây dựng CNXH thành công. Đừng bao
giờ gán cho kinh tế tư nhân vai trò và nhiệm vụ mà nó không thể có và không thể
nào thực hiện được”.
Việt Nguyễn (Fanpage
Việt Nam Thời Báo)
Cần phải biết rằng cơ sở hạ tầng sẽ quyết định kiến trúc thượng tầng. Chính vì vậy, không thể nào kinh tế tư nhân giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta, bởi lẽ kinh tế tư nhân không đủ tầm để thúc đẩy nền kinh tế phát triển toàn diện, đủ sức cạnh tranh. Hơn nữa, là một nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam không thể lấy kinh tế tư nhân làm nền tảng, điều này sẽ dẫn đến hậu quả tai hại: Nhẹ thì sẽ dẫn đến tình trạng trên - dưới bất nhất, kinh tế không phát triển, tụt hậu; Nặng thì nền kinh tế Việt Nam sẽ chệch hướng theo con đường tư bản chủ nghĩa, từ chệch hướng về kinh tế kéo theo chệch hướng về chính trị, và kết quả sụp đổ chế độ là điều có thể thấy trước. Cho nên kinh tế Việt Nam phải luôn lấy kinh tế nhà nước làm vai trò nền tảng, chủ đạo, còn kinh tế tư nhân giữ vai trò mũi nhọn. Có như vậy, mới đảm bảo nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa mà lại phát huy ưu điểm của kinh tế tư nhân.
Trả lờiXóaTôi đồng ý với quan điểm cho rằng kinh tế tư nhân cần chịu sự chi phối của Nhà nước pháp quyền XHCN, có nhiệm vụ góp phần xây dựng CNXH thành công và đừng gắn cho kinh tế tư nhân những nhiệm vụ không phải của nó và không thực hiện được. Mỗi thành phần kinh tế có một vai trò riêng và mỗi đất nước có hoàn cảnh, vị trí khác nhau nên đừng có so sánh thế này thế kia
Trả lờiXóaThừa nhận rằng nền kinh tế ư nhân có những đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới nhưng chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng trên thực tế kinh tế tư nhân tuy có nhiều điểm mạnh riêng biệt nhưng chưa đủ sức để gánh vác nền kinh tế quốc dân và thực tế đã chứng minh kinh tế tư nhân chỉ duy trì được trong một thời gian nhất định rồi đi vào suy thoái và dẫn đến các cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng.
Trả lờiXóaĐảng và Nhà nước ta đã khẳng định rằng kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể là nền tảng của nền kinh tế, kinh tế tư nhân là động lực. Hiện nay các nhà dân chủ dởm và lũ kền kên chống đối đang tìm cách tuyệt đối hóa vai trò của kinh tế tư nhân, từ đó đòi tư nhân hóa nền kinh tế. để nhằm mục đích thay đổi chế độ chính trị thông qua thay đổi vai trò của các thành phần kinh tế
Trả lờiXóaTôi nghĩ rằng kinh tế tư nhân không muốn và không đủ sức đầu tư vào những công trình lớn, xây dựng dài ngày, hiệu quả đầu tư thấp, thu hồi vốn chậm; những công trình công ích lãi suất thấp hoặc phi lợi nhuận; còn những công trình quốc phòng - an ninh vốn là độc quyền của nhà nước. Thực tế đã cho thấy kinh tế nhà nước giữ vai trò quan trọng và chủ đạo hơn hẳn, khi các nước tư bản gặp khủng hoảng và lo lắng về sự sụp đổ như Hy Lạp thì nước ta chịu ảnh hưởng nhỏ và vẫn tiếp tục phát triển
Trả lờiXóaMỗi đất nước có một vị trí, có trình độ phát triển và lựa chọn phát triển kinh tế khác nhau sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của đất nước đó. Việt Nam đã xác định lấy kinh tế nhà nước làm vai trò nền tảng, chủ đạo, còn kinh tế tư nhân giữ vai trò mũi nhọn. Có như vậy, mới đảm bảo nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa mà lại phát huy ưu điểm của kinh tế tư nhân. Hãy nhận thức đúng đắn về nền kinh tế tư nhân đừng để bị những lời lẽ xấu làm ảnh hưởng
Trả lờiXóaChúng ta cần phải công nhận những điểm mạnh của kinh tế tư nhân nhưng cũng khẳng định rằng kinh tế nhà nước mới giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, vìđể xây dựng nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa thì phải lấy kinh tế nhà nước làm vị trí chủ đạo. Tôi tin rằng con đường đi lên CNXH nhất định sẽ thành công
Trả lờiXóaNên nhớ rằng :"đừng bao giờ quên rằng đây là kinh tế tư nhân hoạt động dưới CNXH, chịu sự chi phối của Nhà nước pháp quyền XHCN, có nhiệm vụ góp phần xây dựng CNXH thành công. Đừng bao giờ gán cho kinh tế tư nhân vai trò và nhiệm vụ mà nó không thể có và không thể nào thực hiện được". Câu nói hay, like mạnh
Trả lờiXóaKinh tế tư bản tư nhân là hình thức kinh tế mà sản xuất, kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột sức lao động làm thuê. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, kinh tế tư bản tư nhân còn có vai trò đáng kể xét về phương diện phát triển lực lượng sản xuất, xã hội hoá sản xuất cũng như về phương diện giải quyết các vấn đề xã hội. Kinh tế tư bản tư nhân rất năng động, nhạy bén với kinh tế thị trường, do đó sẽ có những đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước. chỉ là đóng góp thôi nh, không phải dữ vai trò quyết định đâu
Trả lờiXóa