Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ
Chúng
ta đang sống trong những ngày tháng 7 lịch sử, những ngày tháng mà cả dân tộc
đang dành những tình cảm sâu sắc nhất để tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt
sĩ, những người đã không tiếc máu xương của mình hy sinh vì độc lập, tự do của
Tổ quốc, của dân tộc. Những ngày này, trên khắp mọi miền đất nước đâu đâu cũng
tổ chức các hoạt động ý nghĩa để tưởng nhớ, tri ân những người con của dân tộc
đã mãi mãi vĩnh viễn nằm lại với đất mẹ yêu thương. Đó là hành động thể hiện
truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, một truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc
ta.
Đất nước
này - một đất nước đi lên từ máu và hoa, một đất nước đã sản sinh ra biết bao
người con anh hùng để làm nên một dân tộc anh hùng. Có thể nói, hiếm có một quốc gia, dân tộc nào trên thế giới mà ở đó
phần lớn các gia đình đều có người thân hy sinh vì chiến tranh như ở Việt Nam
chúng ta. Một đất nước đã trải qua biết bao cuộc chiến, đi lên từ những
cuộc chiến, từ máu để khẳng định vị thế của mình. Vì thế, chúng ta - những người
ở lại và cả hậu thế phải làm gì để sống cho xứng đáng, để góp phần tri ân những
đóng góp, hy sinh đó?
Đặt chân vào mảnh đất lửa Quảng Trị, tôi mới thấu hiểu và cảm
nhận hết được sự tàn khốc, ác liệt của cuộc chiến. Khi đến Thành Cổ, Quảng Trị
một cảm giác “lành lạnh” xuất hiện và chạy dài trên sống lưng tôi. Đó là cảm
giác của một người đứng chân trên một mảnh đất huyền thoại, mảnh đất mà mới
cách đây mấy chục năm về trước, hàng vạn những người con ưu tú của dân tộc đã
mãi mãi nằm lại để viết nên những bản anh hùng ca bất tử về bản lĩnh, trí tuệ
và khí phách con người Việt.
Khi bước chân tới nghĩa trang Trường Sơn, tọa lạc trên vạt đồi
tại Bến Tắt, thuộc xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Hàng ngàn
ngôi mộ nối tiếp nhau hiện ra trước mắt như một lời nhắn nhủ tôi về một thời
máu lửa đau thương nhưng đầy oai hùng của dân tộc. Là nơi quy tập hơn 10.236 hài cốt các liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh
trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại - còn được gọi là đường mòn Hồ Chí
Minh. Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn không chỉ là nơi những người con ưu tú của
dân tộc nằm lại vì độc lập, tự do của Tổ quốc mà còn là nơi tôn vinh những người
con, những người chiến sĩ đã hy sinh cuộc đời mình cho non sông, đất nước, Tổ
quốc này, là nơi để giáo dục cho con cháu, hậu thế mai sau về bài học giữ nước
của cha ông.
Bước ra từ những cuộc chiến, trưởng thành từ những cuộc
chiến, đất nước ta đã bị tàn phá nặng nề, kinh tế suy sụp, mọi nguồn lực phát
triển đều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, từ sâu thẳm trong trái tim của mỗi người dân
Việt Nam đều cảm nhận thấy một điều rằng, đất nước ta đang từng bước thay da,
đổi thịt, từng bước vươn mình đi lên, khẳng định vị thế của mình với thế giới.
Một đất nước, từ bao đời nay, luôn bị các thế lực ngoại bang
nhòm ngó, luôn phải đánh đổi máu xương để gìn giữ, bảo vệ từng tấc đất, tấc
biển. Chúng ta đã và đang cảm nhận được những thay đổi, sự phát triển của đất
nước nhưng vẫn còn đó nhiều vấn đề đáng để chúng ta phải suy ngẫm. Sự suy
thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, lập trưởng, bản lĩnh chính trị của một
bộ phận cán bộ, đảng viên; tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, sách nhiễu nhân
dân; sự nhòm ngó của kẻ thù, của ngoại bang hòng lăm le cướp đất, cướp biển của
ta… và còn đó không ít những nỗi lo khác. Liệu có còn cuộc chiến nào không mà
chúng ta phải đương đầu? Khi nào cuộc chiến đó sẽ xảy ra?
Đó là những câu hỏi không phải không có căn cứ. Lịch sử dân
tộc ta đã cho thấy, mỗi khi chúng ta rơi vào khủng hoảng, mâu thuẫn, mất đoàn
kết là kẻ thù lại nhòm ngó và đưa quân xâm lược Việt Nam. Bài học đó lúc nào, ở
hoàn cảnh nào, thời điểm nào cũng luôn có giá trị với Việt Nam chúng ta. Chúng
ta làm gì để tránh được những điều đó cũng là một vấn đề đã và sẽ đặt ra cho
mỗi người dân nước Nam chúng ta.
“Đất nước này đi lên từ máu và hoa. Nếu chúng ta để mất một tấc đất, tấc biển vào tay ngoại
bang là có tội với tổ tiên, với các anh hùng liệt sĩ”. Đó là tâm sự, là chia sẻ
của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV và cũng là tâm sự,
là chia sẻ của không ít người Việt Nam. Bởi vậy, những con người Việt Nam hôm
nay và cả mai sau, chúng ta đang được sống trong hòa bình, chúng ta phải biết
trân trọng những giá trị mà tiền nhân, cha ông đã để lại. Tri ân những bậc tiền
nhân, những người con đã hy sinh vì độc lập, tự do, vì sự trường tồn của Tổ quốc
nhưng mặt khác phải sống thế nào cho thật ý nghĩa, cho xứng đáng với những gì
mà cha ông chúng ta đã để lại. Đó là điều mà mỗi chúng ta cần phải suy nghĩ và
tự ý thức được điều đó.
Việt Nguyễn
Mỗi người dân Việt Nam phải biết rằng để có được độc lập, tự do thì bao thế hệ đi trước đã dùng máu và nước mắt để đổi lại. Do vậy, tiếp thu truyền thống kiên cường, bất khuất của cha ông ta, mỗi chúng ta cần ra sức học tập, lao động xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh hơn để xứng đáng với những niềm kì vọng của những người chiến sĩ kiên trung - những người đã mãi mãi nằm xuống để đất nước đứng lên.
Trả lờiXóaSống trong đời sống cần làm gì để cho hậu thế biết cảm ơn chúng ta. Không phải cứ phải làm công to việc lớn mới là làm sao, đôi khi hành động nhở, giúp đỡ nhau, tri ân người có công thôi cũng đủ lớn lao lắm rồi
Trả lờiXóađời người thất thập cổ lai hy, chẳng ai sống được trên đời này mãi mãi, cái mà trường tồn với thới gian chính là những điều có ích cho xã hội, những điều có lợi cho dân tộc, phải biết hi sinh và lấy đó làm niềm vui. hi sinh cho dân tộc chính là lối sống cao đẹp mà những thế hệ cha anh trong cuộc đấu tranh chống giặc đã thể hiện rõ ý chí của dân tộc VN.
Trả lờiXóaTri ân những anh hùng liệt sĩ, nguyện sống tốt để dựng xây đất nước quê hương, không uông công lao hi sinh của các lớp cha anh đi trước, ngã xuống bảo vệ non sông
Trả lờiXóanhững hành động như thắp nến để tri ân hay cùng chung tay giữ gìn những di tích lịch sử chính là cách thể hiện nét đẹp của tuổi trẻ vừa để tỏ lòng biết ơn tới những người đã không tiếc máu xương cho dân tộc VN. để làm được điều đó chỉ cần lòng nhiệt tình và sáng rõ tinh thần cách mạng cao cả.
Trả lờiXóathế hệ trẻ hiện nay chỉ có một con đường đó là con đường cách mạng, chỉ có cống hiến thì mới có thể biến những ước mơ thành sự thật, đưa nước VN trở thành nước mạnh và độc lập, không bị chi phối bởi nước nào khác. đó chính là hỏa chí của dân tộc việt nam, nếu cứ đứng ngoài mà vọng ngoại thì sớm có kết cục xấu.
Trả lờiXóatruyền thống uống nước nhớ nguồn là truyền thống từ ngàn đời này của dân tộc VN, những cách thể hiện tấm lòng của những bạn trẻ tới những người đã ngã xuống vì đất nước rất đáng được hoan nghênh, những việc làm này trái hẳn với những cách làm như thắp nến nhưng để hại dân hại nước của đám rận, muốn thay đổi hiện trạng đất nước để làm giàu cho những kẻ ích kỷ thiếu tình thương.
Trả lờiXóaA
Trả lờiXóaHay "Đất nước này đi lên từ máu và hoa. Nếu chúng ta để mất một tấc đất, tấc biển vào tay ngoại bang là có tội với tổ tiên, với các anh hùng liệt sĩ”. Đó là tâm sự, là chia sẻ của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV và cũng là tâm sự, là chia sẻ của không ít người Việt Nam. Bởi vậy, những con người Việt Nam hôm nay và cả mai sau, chúng ta đang được sống trong hòa bình, chúng ta phải biết trân trọng những giá trị mà tiền nhân, cha ông đã để lại"
Trả lờiXóaThế hệ trẻ giờ mấy ai còn nhớ đến công lao của cha ông đâu, hành động thì bốt phá thiếu suy nghi, sở hữu cho mình lối sống thực dụng nên cái gì miễn có lợi cho mình là làm, đâu sợ ảnh hưởng đến người khác, rồi còn chẳng mấy ai đi viếng mộ liệt sỹ, mà chủ yếu là chạy theo trào lưu, mốt này mốt nọ, còn ai nhớ ai đâu
Trả lờiXóacó đi qua chiến tranh mới biết được sự hi sinh, mất mát của bao thế hệ cha anh đã trải qua để đất nước có được như ngày hôm nay. Vậy nên mỗi con người Việt Nam đã và đang được sống cuộc sống hòa bình như bây giờ và đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên, những thế hệ trẻ, mầm non tương lai của đất nước hãy cùng nhau cống hiến một phần sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, đấu tranh chống lại các hoạt động chống phá đât nước của các thế lực chống đối
Trả lờiXóa"Uống nước nhớ nguồn". Mỗi con người sinh ra cần phải biết cội nguồn, nguồn gốc của mình, đừng chỉ vì những lợi ích cá nhân mà có những hoạt động đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc. Mỗi người con Việt Nam đã và đang được sống hòa bình, ổn định và phát triển như hiện nay cần phải luôn ghi nhớ những hi sinh, mất mát của biết bao thế hệ đi trước để từ đó có những hành động thiết thực để xây dựng quê hương, đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
Trả lờiXóamỗi người Việt Nam được sinh ra và lớn lên trong thời bình hãy luôn nhớ rằng để có được cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và phát triển như ngày nay là sự đổi lại của sự hi sinh, những xương máu của biết bao thế hệ cha anh đã anh dũng hi sinh để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ, quốc gia, dân tộc. vậy nên mỗi người Việt Nam hãy cùng nhau xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam ngày càng phát triển và khẳng định được vị trí của mình trên trường quốc tế
Trả lờiXóaTri ân những bậc tiền nhân, những người con đã hy sinh vì độc lập, tự do, vì sự trường tồn của Tổ quốc nhưng mặt khác phải sống thế nào cho thật ý nghĩa, cho xứng đáng với những gì mà cha ông chúng ta đã để lại. Thế hệ trẻ thanh thiếu niên hãy cùng nhau học tập, cống hiến cho sự phát triển của đất nước để đáp lại công ơn và sự hi sinh của các thế hệ cha anh đi trước
Trả lờiXóaCác anh hùng liệt sỹ đã phải vất vả bỏ cả xương máu để đất nước có ngày độc lập và hòa bình như ngày hôm nay. Chúng ta cần phải nhớ ơn và tri ân những người thuộc thế hệ đi trước. Đồng thời nhớ rằng đất nước này đi lên từ máu và hoa. Nếu chúng ta để mất một tấc đất, tấc biển vào tay ngoại bang là có tội với tổ tiên, với các anh hùng liệt sĩ.
Trả lờiXóahiện nay tôi thấy việc giáo dục truyền thống cho các thế hệ sau này còn nhiều sơ sài lắm, đặc biệt là giáo dục về lịch sử, nhiều em lịch sử còn nắm không vững, nhất là các mốc lịch sử quan trọng của đất nước, rồi về việc biết ơn các cha ông đi trước cũng thế, cũng không được như các thế hệ trước
Trả lờiXóatôi thấy giới trẻ hiện nay sống hời hợt lắm, với họ không có nặng về cái chuyện đền ơn đáp nghĩa gì cả, những hành động quay trên tv này nọ tôi nghĩ chỉ là một số cá nhân có ý thức mà thôi, giờ thử hỏi những thanh niên tuổi từ 16 tuổi trở lên là hiểu rõ thực trạng hiện nay như thế nào mà, có kẻ còn xem thường công lao của các cha ông nữa kìa
Trả lờiXóabạn nhìn nhận thế có hơi bi quan không bạn, tôi thấy giới trẻ hiện nay tuy là không bằng trước nhưng cũng rất biết ơn các anh hùng liệt sĩ, các thương bệnh binh đấy chứ, và cái đó thể hiện rất rõ đấy, đến các ngày về kỷ niệm này nọ, các nghĩa trang, các khu tưởng niệm đều có những bạn trẻ ra đó tình nguyện mà
XóaĐất nước và dân tộc Việt Nam có được ngày hôm nay là nhờ những công ơn của các thế hệ đi trước đã bỏ mồ hôi, xương máu để đấu tranh và bảo vệ tổ quốc. Trong những ngày tháng 7, chúng ta cần phải khắc gì những đóng của những thế hệ đi trước và cố gắng hết sức để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam phát triển mạnh mẽ
Trả lờiXóanói thì nói thế thôi còn làm thì là một vấn đề lớn đây, nghĩ đi nhé, chỉ trong những ngày tháng 7 này chúng ta mới thấy nhắc đến thương binh liệt sĩ nhiều, và có nhiều hành động vì các anh mà thôi, còn những ngày bình thường thí thấy được mấy cơ chứ, có nghĩa trang liệt sĩ còn cỏ rác mà mấy ai có tin thần tình nguyện quét dọn đâu
Trả lờiXóaTừ vụ việc nhầm lẫn của giới trẻ về Quang Trung - Nguyễn Huệ thì tôi thấy rằng thế hệ trẻ ngày nay đang không để ý tới lịch sử, tới các anh hùng, tới các vĩ nhân của đất nước. Đây là một vấn đề báo động đối với tương lai của đất nước, của dân tộc. Mong rằng các cơ quan chức năng cần chú ý hơn nữa tới việc tuyên truyền và giáo dục tuổi trẻ
Trả lờiXóaTôi cũng có cảm nhận giống bạn rằng thế hệ trẻ hiện nay hình như không còn mặn mà đối với lịch sử cho lắm, không biết họ có hiểu cái ý nghĩa của mấy ngày kỷ niệm này không nữa. Cần phải tìm được nguyên nhân của vấn đề này và khắc phục ngay lập tức vì tương lai của đất nước đang nằm trong tay các thế hệ trẻ
Xóacòn nhiều sự nhầm lẫn đáng kinh hơn nữa bạn ak nên công tác giáo dục của chúng ta cần phải xem lại đó, lịch sử được đưa vào giảng dạy nhưng thực sự chất lượng chưa được cao, rồi nữa các cơ quan truyền thông, báo chí cũng ít thông tin cho người dân về những vấn đề như thế này nữa
Xóatôi là thế hệ sau, sinh ra và lớn lên khi đất nước đã không còn chiến tranh nữa, và qua những câu chuyện được các ông các chú kể lại tôi mới thấy thấm thía phần nào những gian khổ, những sự hi sinh của cha ông ta vì độc lập tự do như hôm nay và từ đó mới quý nó mới cố gắng để bảo vệ nó
Trả lờiXóanói thì phải làm, mà tôi nghĩ để làm được cái này đầu tiên phải xem lại việc giáo dục của chúng ta đã, lịch sử còn không nắm vững nữa thì sao mà có thể biết ơn các cha ông được cơ chứ, rồi nữa đó là công tác tuyên truyền qua truyền thông đại chúng, phải làm sao cho cái đền ơn đáp nghĩa thấm vào nhân cách, suy nghĩ của mỗi một người
Trả lờiXóacùng một kiếp người, sống sao cho xứng đáng, đừng để sau chết rồi người ta vẫn còn nhắc tiếng xấu của mình đến suốt đời, như vậy vừa nhục cho bản thân mình, vừa nhục cho dòng họ, không làm được gì cho đất nước, cho gia đình thì cũng không nên phá hoại cái truyền thống đoàn kết yêu nước đáng quý của ông cha ta.
Trả lờiXóaKhi còn bé ai cũng đã được học môn lịch sử, vậy chắc ai cũng biết đến sự hy sinh to lớn của lớp người đi trước cho hòa bình, cho tự do ngày hôm nay, vậy mà ngay bây giờ đây, một số người sẵn sàng vì lợi ích rẻ tiền cá nhân mà bán đi tổ quốc, đôi với những con người này chúng ta nên dung tha không? chúng ta cang nhân nhượng chúng càng lấn tới, chính vì vậy tôi mong lực lượng công an phải bắt và có những hình phạt nghiêm khắc với những cá nhân này.
Trả lờiXóaĐã qua rồi ngày 27 - 7, nhưng không khí thiêng liêng vẫn còn dư âm, vẫn còn sự nghẹn ngào từ sâu thẳm cõi lòng và niềm tiếc thương vô hạn với những người anh hùng đã nằm xuống. Các anh ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ để lại bao hoài bão, ước mơ của mình, nhưng các anh đã truyền lại cho thế hệ sau "kho tàng" to lớn. Đó là, sự bình yên, độc lập, tự do cho đất nước, hơn thế nữa là lòng nồng nàn yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc. Mỗi chúng ta, những thế hệ tiếp nối cần phải kế thừa và phát huy tinh thần đó, ý chí đó để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn, để xứng đáng với sự hy sinh của các bậc đàn anh đi trước.
Trả lờiXóaCó được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay chúng ta nhờ ơn các anh hùng đi trước ngã xuống bảo vệ quê hương, đất nước, giành độc lập cho dân tộc. Hãy sống sao cho xứng đáng!
Trả lờiXóa“Đất nước này đi lên từ máu và hoa. Nếu chúng ta để mất một tấc đất, tấc biển vào tay ngoại bang là có tội với tổ tiên, với các anh hùng liệt sĩ". Hãy sống sao cho tốt cho xứng đáng vowsii công lao của thế hệ cha anh!
Trả lờiXóaViệt Nam chúng ta đã trải qua biết bao cuộc chiến, đi lên từ những cuộc chiến, từ máu để khẳng định vị thế của mình. Vì thế, chúng ta - những người ở lại và cả hậu thế phải làm gì để sống cho xứng đáng, để góp phần tri ân những đóng góp, hy sinh đó
Trả lờiXóaTri ân những bậc tiền nhân, những người con đã hy sinh vì độc lập, tự do, vì sự trường tồn của Tổ quốc nhưng mặt khác phải sống thế nào cho thật ý nghĩa, cho xứng đáng với những gì mà cha ông chúng ta đã để lại
Trả lờiXóachả nói đâu xa ngay ở quê mình giới trẻ giờ nhiều đứa nó chỉ biết ăn chơi với công sức của bố mẹ làm ra mà chúng không biết quý trọng công sức nhọc nhằn của bố mẹ. nhưng với những hành động của những bạn trẻ trên thì mới thấy được rằng cuộc sống chúng ta đang có nhiều điều cần chúng ta làm, và hãy làm giống như những bạn trẻ đó.
Trả lờiXóaNhững hành động thiết thực như cho các trẻ em, các thế hệ thanh thiếu niên có những hoạt động hướng về cội nguồn, hướng về những thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng hi sinh để bảo về cho sự toàn vẹn như ngày nay. Điều đó sẽ giúp cho các em, những mầm non tương lai của đất nước hiểu được một phần của lịch sử và tiếp thêm động lực để họ học tập, lao động cống hiến cho quê hương, đất nước
Trả lờiXóa