 |
Chủ tịch
Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đồng tình với việc bỏ phí đường bộ xe máy
|
Tử Trầm
Sơn
Sau gần 2
năm triển khai việc thu phí đường bộ đối với xe máy trên địa bàn Hà Nội đã đặt
ra nhiều vấn đề như khó khăn trong việc thu phí, sụt giảm về chỉ tiêu, cán bộ
đi thu cũng bị người dân phản ứng… Ngày 18-6, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, chủ tịch
HĐND TP Hà Nội, nói: “Hà Nội đồng tình với đề nghị bãi bỏ phí sử dụng đường bộ
đối với xe máy của TP.HCM. Hà Nội ủng hộ nếu trung ương quyết định bãi bỏ quy
định thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy”.
Hà Nội là
một trong các địa phương đi đầu trong việc thu phí bảo trì đường bộ với xe gắn
máy. Tuy nhiên, số tiền thu về từ loại phí này giảm mạnh qua từng năm. Cụ thể,
năm 2013, Hà Nội đã thu được 55 tỷ đồng từ loại phí này. Tuy nhiên, sang năm
2014, dù lượng xe máy tiếp tục tăng, thế nhưng kết quả cho thấy số tiền thu
được lại “rớt thê thảm” so với năm 2013, chỉ thu được 36 tỷ đồng, giảm 19 tỷ đồng so với năm 2013. Bước sang
năm 2015, UBND TP Hà Nội quyết định giao chỉ tiêu thu phí sử dụng đường bộ theo
đầu phương tiện cho từng quận, huyện để đạt được số tiền là hơn 286 tỷ đồng. Dù
vậy, cho đến nay đã qua 6 tháng đầu năm, nhưng thu từ phí sử dụng đường bộ tính
trên đầu phương tiện đối với xe máy đạt… gần 3 tỷ đồng.
Mới đây,
trong phiên tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm ngày 14/7/2015 vừa qua, Chủ tịch
UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, nguyện vọng bỏ thu phí bảo trì đường
bộ với xe máy của cử tri là chính đáng, cần phải nghiên cứu những đề xuất bỏ
loại phí này. Đối với Đà Nẵng, ngày 7.7, tại cuộc họp lần thứ 14, HĐND TP.Đà
Nẵng khóa XIII, Chủ tịch UBMTTQ TP - ông Nguyễn Mạnh Hùng - đã đề nghị HĐND ra
nghị quyết bãi bỏ việc thu phí đường bộ đối với xe gắn máy ngay trong năm 2015,
đồng thời kiến nghị Chính phủ sớm bãi bỏ nghị định này.
Về vấn đề
này, cần thấy rằng người dân chưa cảm nhận rõ về lợi ích thực tế mà loại phí
này mang lại cho họ. Đồng thời, trong bối cảnh hiện nay, việc thu phí diễn ra
không đồng bộ trên cả nước. Bên cạnh đó phí thu vào rất thấp so với ngân sách
phải bỏ ra để chi trả cho việc tổ chức thu. Vậy nên việc thu phí xe máy hiện
nay là hoàn toàn không hợp lý và nên dừng lại.
Đối với Hà
Nội, mật độ dân cư đông, sô lwongj xe máy lưu thông trên địa bàn nhiều, nhưng
nhiều ý kiến của nhân dân còn chưa đồng tình với chủ trương thu phí bảo trì
đường bộ đối với xe máy. Nhiều ý kiến cho rằng người dân đã chịu quá nhiều loại
thuế, phí khi mua xe máy, xăng dầu…với 7 loại thuế, phí khác nhau. Thậm chí
nhiều người vẫn đi trên các tuyến đường xuống cấp, nhiều gia đình tuy có xe máy
nhưng vẫn đi bằng xe buýt, nhiều người có xe máy nhưng đi lại không nhiều.
Nhìn trên
toàn quốc thì chính sách thu phí xe máy đã bộc lộ rất nhiều bất hợp lý, với ghi
nhận chung ở các địa phương là nguồn thu ít, chi phí tổ chức thu tốn kém, người
dân phản ứng. Nhiều ý kiến các nhà chuyên môn cho rằng nếu thực tiễn là tiêu
chuẩn để đánh giá chính sách, chắc rằng thực tiễn thời gian qua đã đủ để chứng
minh sự cần thiết bãi bỏ phí xe máy. Đồng thời, cùng với việc bãi bỏ phí xe
máy, cần xem xét lại tổng thể các vấn đề liên quan đến chất lượng công trình
cầu đường, chu kỳ bảo trì ở Việt Nam có quá nhanh so với thế giới hay không,
chi phí bảo trì cao hay thấp...
Vấn đề
dừng thu phí đường bộ đối với xe máy nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận
nhân dân, không chỉ riêng Hà Nội mà còn cả những địa phương khác. Hy vọng Hà
Nội sẽ sớm dừng việc thu phí đối với loại phương tiện này.
Việc thu phí bảo trì đường bộ nhằm tạo một khoản ngân sách để tôn tạo, sửa chữa các tuyến đường giao thông. Nhưng nhìn vào thực tế lại xuất hiện nghịch lý là việc thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy thu được khoản ngân sách còn không đủ chi trả cho những người thực hiện công tác này, có nghĩa là nhà nước lại phải trích thêm một phần ngân sách để bù vào. Vậy thì các cơ quan chức năng cần phải nghiên cứu hoặc là bỏ loại thuế này đi, hoặc phải có chế tài khác hoàn thiện thay thế, chứ không để nghịch lý này tiếp tục tồn tại diễn ra.
Trả lờiXóaThực ra mà nói thì ai cũng biết rằng nhà nước cũng cần thu phí để bảo trì đường bộ, chứ chẳng nhẽ tiền gì cũng lấy từ thuế thế thì đất nước bao giờ mới phát triển được, nhưng giờ ai cũng vậy thôi, nhất là dân tạp nham ở Hà Lội thì người ta cho ăn thì không nhớ, cũng không nói gì, nhưng đến khi đụng tý đến quyền lợi kinh tế chút là kêu ngay, mình thực sự chi tiền cũng thấy xót, nhưng đây ;à trách nhiệm xã hôi, vì mình chứ vì ai, đóng tí có sao đâu, mình không phản đối đóng phí.
Trả lờiXóaviệc bỏ quy định về thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy ở Hà Nội là vấn đề cần thiết và đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo cư tri. Bởi thực tiễn cho thấy việc không đồng bộ việc thu phí ở các địa phương, số lượng phí quá nhiều đối với các loại xe và việc đi thu đã gặp phải sự cản trở lớn từ người dân và số lượng phí thu về lại còn thấp hơn chi phí để đi thu? Do vậy thiết nghĩ nên bỏ quy định này càng sớm, càng tốt
Trả lờiXóaTheo tôi nghĩ chỉ nên thu phí mấy ông oto thôi, nhất la mây ông oto tải ấy, chính mấy ông này mới là nguyên nhân phá đường, và trường hợp nào chở qua tải hoặc hàng cồng kềnh thì phạt mạnh vào, chứ nhiều đoạn đường vừa làm xong mấy ông ấy chạy qua là có ngay cả mấy cái rãnh sâu lút lốp xe, còn xe máy không nên thu, hết
Trả lờiXóaĐừng thu xe máy là được, vì xe máy có nahr hưởng gì đâu, cứ đè oto mà thu, chính mấy chú oto tải mới hay phá đường, đã vậy còn bụi, đi thì đất đá văng hết xuống đường, mình ủng hộ chủ trương này, chứ nói thật chạy xe máy có ảnh hưởng gì nhiều đâu, thu xót lắm
Trả lờiXóaBỏ cái phí này đi là phải, tự nhiên lại phải lập ra một đoàn thể để đi thu phí đường bộ, mà thu phí oto gì cho cam; bây giờ thấy cái gì cũng thu phí. mà đã thu phí thì đầu tư cái đường cho nó xứng vs cái tên đường, chứ cứ xây xong lại đào lên xây lại thì có thu phí thế chứ thu nữa cũng không đủ mà sửa.
Trả lờiXóaXe máy mà bỏ không đăng lý bảo trì đường bộ là điều nên làm từ lâu rồi. Vì căn bản thì xe máy là phườn tiện không gây ảnh hưởng quá nhiều tới đường giao thông mà. Quan trọng là xe tải với contener
Trả lờiXóa