Ảnh minh họa
Theo tin mới nhất, chiều tối ngày 9/7, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số
1148/QĐ-BTTTT đình bản tạm thời ấn phẩm Người
đưa tin và ấn phẩm Công lý trái tim
của Báo Đời sống và Pháp luật thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam
trong thời gian 3 tháng vì đã thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích và vi phạm
các quy định của pháp luật về báo chí.
Quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông
ghi rõ: “Đình bản tạm thời ấn phẩm Người
đưa tin và ấn phẩm Công lý trái tim của Báo Đời sống và Pháp luật trong thời
gian 03 (ba) tháng vì đã thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích và vi
phạm các quy định của pháp luật về báo chí. Sau khi hết thời hạn đình bản tạm
thời, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét, quyết định việc tiếp tục xuất
bản ấn phẩm Người đưa tin và ấn phẩm Công lý trái tim theo các quy định của
pháp luật về báo chí”.
Đó rõ ràng là việc làm hết sức cần thiết và
kịp thời. Bởi, có lẽ chưa khi nào trong lịch sử nền báo chí nước nhà lại
“loạn” như hiện nay. Tác giả xin dùng từ “loạn”, bởi có lẽ từ này mới có thể lột
tả hết thực trạng của báo chí hiện nay. Nhiều tờ báo, tạp chí, nhất là báo điện
tử, trang tin điện tử, mạng xã hội đã xa rời tôn chỉ, mục đích, đánh mất chức
năng vốn có của mình để chạy theo lợi nhuận, chạy theo thị hiếu, câu “view”,
kích thích vào sự tò mò của người đọc, của dư luận.
Không ít tờ báo, nhất là báo điện tử,
trang tin điện tử chỉ làm sao để tìm cách đưa tin thật nhanh, giật tít thật
“hot”, thật giật gân để làm sao kích thích vào sự tò mò của người đọc, làm cho
người đọc vào đọc nhiều, thế là lượng “view” tăng, bán quảng cáo được nhiều, và
bài viết đó được trả nhuận bút cao hơn.
Liên quan đến vụ án mạng chấn động
tại Bình Phước khiến 6 người trong gia đình ông Lê Văn Mỹ bị giết hại. Trong
khi người dân cả nước, cả xã hội phẫn nộ, lên án hành vi man rợ của những kẻ thủ
ác, thì không ít tờ báo lại lợi dụng việc này để đưa tin theo kiểu giật gân,
câu khách, kích thích sự hiếu kỳ, tò mò của dư luận. Nào là “cận cảnh các thi
thể trong vụ thảm sát ở Bình Phước”, “thảm sát ở Bình Phước: Hung thủ ép nạn
nhân gọi điện”, “thảm sát 6 người chết: hung thủ vào nhà bằng đường nào”, “vụ
thảm sát: xới tung mọi ngõ ngách tìm dấu vết hung thủ”, “thảm sát ở Bình Phước:
Nhóm công nhân bị đuổi việc nói gì?”… Gia đình nạn nhân phải đối mặt với nỗi
đau, sự mất mát to lớn không thể hàn gắn thì một số tờ báo lại làm những điều
trái với đạo đức, đánh vào sự tò mò của dư luận.
Trước việc đưa tin với một khối lượng
quá lớn, khai thác quá nhiều chi tiết, thậm chí là những chỉ tiết “tỉ mỉ”, tường
thuật chi tiết, mô tả tội ác và hành vi rùng rợn, khai thác những thông tin giật
gân quanh vụ án đến mức mà người đọc phải cảm thấy “rợn tóc gáy” khi đọc về vụ
thảm sát tại Bình Phước khiến 6 người trong gia đình ông Lê Văn Mỹ thiệt mạng của
không ít tờ báo những ngày qua khiến dư luận và cơ quan quản lý phải lên tiếng.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị báo chí
không khai thác nỗi đau vụ giết 6 người. Thứ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết:
“Tôi
thật bất ngờ trước một lượng thông tin khổng lồ của các tờ báo về vụ án mạng
đau lòng ở Bình Phước. Khổng lồ ở đây là mật độ dày đặc trên các báo, nhất là
báo điện tử và mạng xã hội. Thực tế đó chỉ là những thông tin được nhào nặn để
kích thích sự tò mò. Thật không nên và không thể chấp nhận được! Dưới góc độ
đạo đức nghề nghiệp, tôi không chấp nhận. Vụ án mạng xảy ra ở Bình Phước là nỗi
đau của gia đình nạn nhân, nỗi đau của xã hội, đó là tội ác tày trời khiến dư
luận bàng hoàng đau xót. Tại sao báo chí, nhất là các báo điện tử và mạng xã
hội lại đi khai thác từng chi tiết để thoả mãn trí tò mò của độc giả, câu
khách?”.
Trước đó, trong lúc tin đồn về
sức khỏe Đại tướng Phùng Quang Thanh đang bị những kẻ xấu lan truyền trên mạng
khiến dư luận lo lắng thì Báo Đời sống và Pháp luật lại hồn nhiên cho đăng bài
viết với tiêu đề “Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh” khiến cho
nhiều người nghĩ tin đồn kia càng có cơ sở (thậm chí nghĩ rằng Bộ trưởng đã
chết), rồi là Đảng, Nhà nước bưng bít, che giấu thông tin về sức khỏe của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng, lấy đó làm lý do để chống Đảng, chống Nhà nước. Trong khi
đó, cũng chỉ vì thật nhanh để đưa tin mà người viết bài cũng như biên tập của
trang Soha News quên mất việc phải kiểm tra bài viết thật kỹ rồi mới đăng, thế
là đặt ngay một bài viết với dòng tít to tướng “Đại tướng Trần Đại Quang chỉ
đạo vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước”. Đúng là toát hết mồ hôi.
Và còn đó, còn đó rất rất nhiều các vụ
việc, sự kiện khác nữa. Dư luận đang tự đặt câu hỏi nếu cứ như thế này mọi
người sẽ biết tin vào đâu, báo chí có còn giữ được tính định hướng người đọc
nữa hay không? Vẫn còn đó những người làm báo chân chính, những người làm báo
vì cái tâm, cái đạo đức nghề nghiệp. Bởi vậy, hơn lúc nào hết chúng ta cần phải
có cuộc cải tổ đẻ dẹp bỏ bớt các “lều” báo, đưa báo chí trở lại với những giá
trị tốt đẹp vốn có của nó và những gì thuộc về báo chí.
Việt Nguyễn
Lều báo dạo này cũng bận rộn quá cơ. Nhiều sự kiện để chém và điêu đứng quá nhỉ. Đúng là lều báo thì cả kiếp cũng chỉ là lều thôi chứ sao cố thành nhà được đâu
Trả lờiXóacần phải xử lý mạnh tay hơn nữa những tờ lều báo, những trang thông tin điện tử đã đăng tải những thông tin sai sự thật, tuyên truyền bôi nhọ danh dự của các cá nhân, tổ chức, đăng bài đưa tin giật gân, câu khách, phao tin bịa đặt. Bên cạnh đó các cơ quan chức năng cũng cần phải tổ chức hội thảo tọa đàm về cách thức quản lý của những người đứng đầu các trang báo và cần có những định hướng, thông tin dư luận kịp thời, chính xác
Trả lờiXóaĐúng vậy. các cơ quan chức năng cần sớm loại bỏ những trang lều báo chuyên phao tin bịa đặt làm hoang mang dư luận, đăng tải những thông tin tuyên truyền xuyên tạc sai sự thật gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Một lần nữa đạo đức và nhân cách của người làm báo lại đang đặt vào tình thế báo động đó. Sự vô trách nhiệm và lơ là của người viết và những người đứng đầu quản lý là nguyên nhân dẫn đến những sai sót này
Trả lờiXóaviệc cấm các trang báo này là điều hoàn toàn hợp lý bởi những cái tiêu đề mà ấn phẩm này đã làm cho người đọc thấy ngay sự đểu giả và dối trá rồi. sự việc ở Bình Phước đau lòng như thế mà các ấn phẩm này cứ cố moi móc ra rồi chụp dật, theo đó là cái cách phán như thánh hơn cả cơ quan điều tra đã làm cho toàn thể thông tin bị nhiễu và nhiều người dân bị hiểu lầm về thông tin các trang báo đưa ra.
Trả lờiXóagiới làm báo giờ giống như những cột sóng, thấy sóng nào có nhều người quan tâm thì đổ xô vào đó để mà giành lấy những bài viết cho mình, mục đích kinh tế hơn là quan tâm tới chất lượng mình viết về cái gì. những ngày qua bộ thông tin truyền thông đã làm mạnh chứng tỏ nạn chặt chém trên báo chí đã trở thành vấn nạn nguy nan rồi, cần làm mạnh hơn nữa để đội ngũ nhà báo chân chính có thể thờ phào nhẹ nhõm được.
Trả lờiXóa