 |
Nguyễn Tường Thụy |
Người
Thủ Thư
Lâu
nay, cái tên Nguyễn Tường Thụy không còn lạ lẫm với cộng đồng mạng. Bởi cứ mỗi
khi Thụy “xuất hiện” là cộng đồng mạng lại thấy ngay cái giọng điệu kể lể, than
vãn, rồi nói xấu người này người khác hoặc tung tin xuyên tạc về các sự việc diễn
ra trong xã hội. Nói như cách ví von của hội trẻ trâu thì có thể gán cho Nguyễn
Tường Thụy cái mác là Thụy “chém”. Đơn giản vì mọi thông tin mà Nguyễn Tường Thụy
đưa ra đều là xuyên tạc sự việc và cố tình làm cho nó rùm beng lên. Mục đích
duy nhất của những việc mà Nguyễn Tường Thụy tiến hành là kiếm tiền từ các đối
tượng có xấu có âm mưu chống Nhà nước Việt Nam. Chẳng thế mà, sau mấy vụ Nguyễn
Tường Thụy xuyên tạc lại thấy Thụy “rủng rỉnh” để vi vu nhậu nhoẹt cùng đám dân
chủ dởm!
Chẳng
là gì với mấy kiểu “văn đểu” mà Nguyễn Tường Thụy đang “diễn”. Cái lối viết bài
xuyên tạc của Nguyễn Tường Thụy “đặc sệt” kiểu kể lể, dài dòng để dẫn dắt người
đọc đến những điều không có thật do chính Thụy phịa ra. Có thể bóc mẽ cái chiêu
trò của Thụy trên mấy điểm sau đây:
Thứ
nhất, khi bắt đầu một câu chuyện, bao giờ Nguyễn Tường Thụy cũng cố tình tạo ra
một khung cảnh thật xúc động mà ở đó Thụy là người trực tiếp có mặt để tham gia
và chia sẻ. Kiểu gì cũng phải có mặt Thụy, vừa là để ngầm ý nói rằng sự việc
nêu ra là khách quan, do Thụy “ghi chép”, vừa là để dễ bề “kể công” cho những
việc Thụy đang làm. Tỷ dụ như mới đây, trong một bài viết xuyên tạc với tiêu đề
“vụ khủng bố cuồng bạo ở trại 6”, Nguyễn Tường Thụy đã thản nhiên tung tin rằng
chính Thụy đã cùng 37 người vượt gần 400km vất vả từ Hà Nội để vào Nghệ An thăm
Trịnh Bá Khiêm! Đồng thời, Thụy còn tung tin giật gân rằng trước đó, Trịnh Bá
Phương và Trịnh Bá Tư đã tuyệt thực trước cổng trại. Dĩ nhiên, thông tin này
hoàn toàn bịa đặt; bởi cái kiểu “nói cho sướng mồm” của Thụy thì ai còn lạ gì.
Thứ
hai, sau màn “vào đề”, Nguyễn Tường Thụy chọn lối “miêu tả” theo dạng kể lể về sự
việc mà Thụy muốn đưa tin (kiểu như Thụy đang tường thuật trực tiếp vậy). Cái
chiêu trò của Nguyễn Tường Thụy thường được sử dụng triệt để ở chỗ này. Gắn với
việc kể lể, Thụy thêm vào đó các chi tiết bịa đặt. Các bịa đặt ấy có thể là
thêm bớt một vài chi tiết không có thật, hoặc bịa ra việc người khác cũng có mặt
tại nơi mà Thụy đang “kể”, có trường hợp Nguyễn Tường Thụy còn cố tình thêm vào
vài chi tiết mang tính “giật tít” nhằm làm “trầm trọng hơn” vấn đề để thu hút
dư luận…Với chiêu trò này, Thụy thường làm cho người đọc dễ nhầm tưởng về các sự
kiện mà Thụy cung cấp. Tỷ dụ như trong bài viết xuyên tạc về chuyến đi đến trại
6 để thăm Trịnh Bá Khiêm, Nguyễn Tưởng Thụy đã không ngần ngại phịa ra hình ảnh
về những “côn đồ” chặn đường Thụy cùng đám dân chủ dởm. Thậm chí còn hùng hồn
cho rằng đám của Thụy còn bị đuổi đánh, chạy toán loạn. Dĩ nhiên, nạn nhân của
việc “đánh hội đồng” ấy không thể thiếu Nguyễn Tường Thụy được!...Thế nhưng,
cái cốt lõi của vấn đề là Thụy chẳng đưa ra bằng chứng gì cả. Có lúc Thụy còn
tuyên bố rằng mình bị “đấm tím mắt” nhưng ngay sau đó người ta lại thấy Thụy chụp
hình với đầu tóc bóng mượt và chẳng có “thương tích” gì cả. Chính vì thế, cái chiêu
trò của Thụy thật dễ để bóc mẽ.
Cuối
cùng, sau mỗi bài viết, vì không có bằng chứng và không thể đưa ra bằng chứng về
các thông tin mà Thụy đã kể lể (vì Thụy bịa ra mà) nên Nguyễn Tường Thụy tường
tỏ ra ngây ngô cho rằng không hiểu vì lý do gì mà lại xảy ra các vụ việc như vậy
và “đổ vấy” cho người khác (theo kiểu gắp lửa bỏ tay người), khiến cho người đọc
lại nhầm tưởng rằng Thụy cũng chỉ ghi chép khách quan mà thôi!
Nguyễn Tường Thụy đang chứng tỏ mình tuy già nhưng thừa sức ăn đứt mấy cậu trai trẻ. Trong khi các thanh niên phải lăn lộn nắng mưa, phải đổ cả mồ hôi và máu để chứng tỏ sự nguy hiểm của mình thì Nguyễn Tường Thụy đơn giản chỉ cần ngồi trước máy tính dạo tay trên bàn phím là cả dòng đô la chảy vào túi hắn. Thế mới biết gừng càng già càng cay, rận càng lâu năm thì càng nguy hiểm.
Trả lờiXóa