Bài viết trên báo Đời sống và Pháp luật
Thông tin báo Đời sống và Pháp luật bị Thanh tra Bộ Thông tin
và Truyền thông “tuýt còi”, xử phạt 30 triệu đồng vì đăng bài viết “Tiểu sử Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh” hôm 6/7 đang nhận được sự quan tâm của
nhiều người hiếu kỳ? Những câu hỏi được đặt ra, tại sao đăng tiểu sử một người
mà lại bị xử phạt? Tiểu sử đó được lấy nguồn từ website của Chính phủ đấy chứ,
có cắt xén, thêm bớt gì đâu mà bị phạt?...
Và còn đó rất nhiều câu hỏi, có phải chỉ vì đăng tiểu sử mà bị
phạt không? Thông tin tiểu sử lãnh đạo hoặc nhân vật chính trị là công khai, có
đầy trên mạng Internet đấy thôi? vân vân và vân vân. Thế nhưng cái gì đều có lý
do của nó, chẳng phải bỗng dưng mà báo Đời sống và Pháp luật lại bị xử phạt, chẳng
phải thanh tra muốn xử phạt ai, thích xử phạt ai là được. Bởi cái gì cũng đều
được thực hiện trên nguyên tắc và cơ sở quan trọng nhất là pháp luật.
Căn cứ xử phạt được báo chí phản ánh, việc đăng bài viết nêu
trên đã vi phạm quy định tại Điều 64 của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP, ngày 13/11/2013
của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn
thông, CNTT và tần số vô tuyến điện. Cụ thể, khoản 3, Điều 64,
Nghị định 174 quy định:
Phạt
tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a)
Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của
cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b)
Cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước;
c)
Đăng, phát bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc
gia;
d)
Đăng phát các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
đ)
Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác;
e)
Không có hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra,
lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc
giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định
của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Như
vậy, báo Đời sống và Pháp luật bị xử phạt vào điểm nào của khoản 3, Điều 64.
Khoan hãy bàn tới vấn đề này. Trước hết ta hãy bàn tới một vấn đề khác để xem
nó thuộc điểm nào của điều luật này.
Những
ngày qua những thông tin, những lời đồn thổi về sức khỏe của Đại tướng Phùng
Quang Thanh xuất hiện rất nhiều trên các diễn đàn, mạng xã hội trên Internet,
không ít trong số đó là những lời đồn thổi đầy ác ý, nhất là sau khi không thấy
sự hiện diện của Đại tướng trong sự kiện quan trọng của Quân đội là “Đại hội
thi đua quyết thắng toàn quân”, nào là Đại tướng Phùng Quanh Thanh bị đảo
chính, bị ám sát, bị đầu độc, bị ung thư sắp chết; Đảng, Nhà nước giấu giếm tin
tức về sức khỏe tướng Phùng Quang Thanh… Trong khi đó, thông tin chính thức về
sức khỏe của Đại tướng Phùng Quang Thanh đã được Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe
Trung ương thông báo công khai tới các cơ quan báo chí, truyền thông đại chúng.
Thế
nhưng, báo Đời sống và Pháp luật “hồn nhiên” đăng tiểu sử Đại tướng, trong khi
chẳng có cuộc bầu cử nào, chẳng có sự thay đổi vị trí nào cần phải tìm hiểu về “tiểu
sử” thì với không ít người đó chẳng khác nào là
căn cứ ám chỉ tướng Phùng Quang Thanh đã chết, Đảng và Chính phủ đang che giấu
thông tin này là có khuất tất…
Những kẻ xấu lại càng có điều kiện để tung tin, để đồn thổi,
nhất là trong bối cảnh vấn đề chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XII đang đến rất gần. Việc làm đó chẳng khác nào là sự tiếp tay cho những kẻ
xấu, những kẻ lâu nay luôn tìm kiếm các sơ hở để bới móc, để kích động chống lại
Đảng, Nhà nước.
Vậy, căn cứ vào đó người đọc có thể biết, tại sao báo Đời sống
và Pháp luật lại bị xử phạt? Bị xử phạt bởi điểm nào của Điều luật nào?
Rõ ràng, với nhiều người, việc báo Đời sống và Pháp luật bị xử
phạt là hoàn toàn chính xác, thậm chí hình thức xử phạt đó còn quá nhẹ nữa là
khác. Mong rằng, sau sự việc này, những người làm báo theo kiểu “câu view”, giật
gân câu khác, làm báo kiểu thiếu hiểu biết và nhạy bén chính trị sớm tỉnh ngủ,
nếu không họ sẽ chẳng còn “đất diễn” trong sự cạnh tranh của báo chí hiện nay.
Việt Nguyễn
hiện nay có rất nhiều bài báo chạy theo thương trường, câu view và chạy tít thật nổi để có thể có lượng người xem thật nhiều mà không hề biết đó là những vấn đề hết sức nhạy cảm và không phù hợp với tình hình chính trị xã hội của VN. chính vì vậy, việc xử lý những bài báo như thế này cần đc làm nhiều hơn để giới làm báo thấy được trách nhiệm của mình trong khi cầm bút.
Trả lờiXóangay từ đầu khi đọc được bài báo này trong lúc thông tin về tình hình sức khỏe của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh bị nhiều thế lực chống phá tuyên truyền, xuyên tạc, phao tin bịa đặt thì biết trước sau gì báo này cũng bị phạt và một lần nữa nhân cách của người làm báo được báo động đỏ sau vụ nhiều báo đã đăng tải bài viết sai sự thật về vụ nhân viên hợp đồng Tống Văn Đạt ăn vạ bị Công an đánh
Trả lờiXóaThật không hiểu nổi báo chí bây giờ ra làm sao. Trong khi các thế lực thù địch đang tung tin về sức khỏe ông Phùng Quang Thanh đang nguy kịch, thế mà báo Đời sống và Pháp luật lại viết bài về tiểu sử ông Thanh, kiểu này có khác gì "thêm dầu vào lửa". Hình như các báo hiện nay đang mắc phải bệnh "ấu trĩ" chính trị thì phải, chỉ chạy theo thị hiếu người đọc mà chẳng cần quan tâm đến vấn đề xã hội xung quanh.
Trả lờiXóaEm cũng đồng ý với bác. Chả hiểu sao trong lúc này báo Đời sống và Pháp luật lại đăng bài viết như thế. Nó chẳng khác nào cái cớ để các đối tượng chống phá căn cứ vào để xuyên tạc về tình hình sức khỏe của tướng Thanh. Trước đây khi bác Nguyễn Bá Thanh bệnh nặng làm gì có bài viết như thế này. Không thể không đặt ra câu hỏi nghi vấn cho báo Đời sống và Pháp luật.
XóaĐăng tiểu sử là việc chỉ dành cho những người đã về với đất mẹ, những người đã cống hiến hết mình cho đất nước thì mới làm vậy. Đằng này bác Thanh vẫn còn đang chữa bệnh mà mấy tên lều báo kia dám đăng những thông tin bịa đặt như thế. NGhe chừng xử phạt còn hơi nhẹ.
Trả lờiXóaViệc xử phạt đối với báo đời sống và pháp luật như vậy là rất đúng pháp luật và cần phải lấy đó làm gương cho những kẻ khác. Đường đường là một trang báo mạng mang 2 chữ "Pháp luật" mà lại làm những điều đi trái với pháp luật như vậy. Thật là đáng trách.
Trả lờiXóaSao sau ngày 21 tháng 6 để tôn vinh những nhà báo như vậy thì ngay lập tức hàng loạt những vụ việc sai trái đều liên quan đến những người làm báo vậy nhỉ. Phải chăng vì được khen rằng có những hình thức câu view, giật tít nhiều nên tưởng như vậy là tốt à?
Trả lờiXóaKhông biết có phải vì mối quan hệ bằng hữu hay người quen gì hay không mà một số trang như danlambao, bbc,.. lại lên tiếng ủng hộ việc làm của báo Pháp luật và đời sống như vậy. Hay ủng hộ chỉ vì mục đích nhằm hạ bệ tính uy nghiêm của pháp luật, gây nên nghi ngờ cho người dân không?
Trả lờiXóaliên tiếp thời gian qua các trang báo, trang tin điện tử lại có những sai phạm nghiêm trọng như thế này. Không hiểu chính người viết và những nhà quản lý lại có thể đăng được những bài viết như thế này. Việc xử phạt báo đời sống và pháp luật là hoàn toàn xứng đáng, bên cạnh đó, báo này cũng nên xử lý những người đã dẫn đến sự sai phạm này. bài học đắt giá cho những kẻ đang muốn tự mình bẻ cong ngòi bút của mình
Trả lờiXóaliên tiếp thời gian qua các trang báo, trang tin điện tử lại có những sai phạm nghiêm trọng như thế này. Không hiểu chính người viết và những nhà quản lý lại có thể đăng được những bài viết như thế này. Việc xử phạt báo đời sống và pháp luật là hoàn toàn xứng đáng, bên cạnh đó, báo này cũng nên xử lý những người đã dẫn đến sự sai phạm này. bài học đắt giá cho những kẻ đang muốn tự mình bẻ cong ngòi bút của mình
Trả lờiXóakhông hiểu đây là sự vô tình hay cố ý nhưng việc đăng tải thông tin về tiểu sử của đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh trong lúc ông đang đi chữa bệnh như thế này rõ ràng là thể hiện sự thiếu hiểu biết và sai phạm nghiêm trọng. Việc xử phạt hành vi trên là hoàn toàn đúng đắn và cần phải rút kinh nghiệm và xử lý đối với những người có liên quan và để noi gương cho những người đang cầm bút ở các tờ báo, trang mạng khác nữa
Trả lờiXóacần phải xử phạt nặng hơn đối với những tờ báo đăng tải những thông tin kiểu như thế này. Thời gian gần đây dường như vấn đề kiểm duyệt nội dung thôn tin đăng tải trên một số tờ báo đang ở báo động đỏ. Các cơ quan chức năng cần sớm có những biện pháp không để một con sầu làm rầu nồi canh được
Trả lờiXóaBáo chí đợt này mất điểm quá đi mất. Trước không nói nhưng mới vụ Tống Văn Đạt xong. Giờ lại tới xuyên tạc thông tin tiểu sử của tướng Thanh, còn xuyên tạc cả thông tin về tình hình sức khỏe nữa. Đạo đức nghề nghiệp xuống dốc quá. Tự do báo chí nhưng không được xuyên tạc, bịa đặt trắng trợn như thế chứ. Cần xử lý nghiêm minh để báo chí trở lại là chính mình
Trả lờiXóaPhải chăng trong quá trình đào tạo làm nhà báo, bọn này chưa được học tôn chỉ của nghề làm báo. Không biết viết có hay không nhưng điều tiên quyết là phải đúng sự thật, đứng trên phương diện khách quan đánh giá. Thời gian gần đây thấy báo chí loạn quá. Sâu mọt nhiều quá. Nhiều lúc tự hỏi tại sao? Rồi cũng tự trả lời với mình rằng có lẽ đó chỉ là "con sâu làm dầu nồi canh thôi". Mong là như vậy.
Trả lờiXóa