Ngày 3/2/1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố dỡ bỏ cấm
vận thương mại với Việt Nam. Ngày 11/7/1995, Tổng thống
Mỹ W. Clinton tuyên bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Ngày
12/7, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với
Mỹ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hai nước,
khép lại một chương khó khăn trong lịch sử quan hệ song phương và đặt nền móng
cho những bước phát triển kỳ diệu trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước ngày
nay.
Tháng 11/2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm chính thức Việt
Nam và trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên tới Việt Nam 25 năm sau khi hai nước kết
thúc chiến tranh. Ngày 19/6/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Mỹ, trở thành Thủ
tướng Việt Nam đầu tiên thời kỳ hậu chiến tới Mỹ. Trong chuyến viếng thăm này,
hai nước đã ký Thỏa thuận Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật cũng như các thỏa thuận về
sự phê chuẩn quốc tế, tình báo và hợp tác quân sự.
Từ ngày 17 đến 20/11/2006, Tổng thống Mỹ George W. Busu bắt đầu
chuyến thăm bốn ngày tới Việt Nam trong khuôn khổ các cuộc họp của các nhà Lãnh
đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (APEC). Từ ngày 18 đến 23/6/2007,
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm chính thức Mỹ. Chủ tịch nước đã hội kiến với
Tổng thống George W. Bush để thảo luận về hợp tác kinh tế và thương mại.
Trong chuyến thăm Mỹ tháng 7/2013, Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang và Tổng thống Mỹ Barack Obam đã ra tuyên bố chung
Việt - Mỹ, chính thức đưa quan hệ Việt - Mỹ lên tầm cao mới: Quan hệ đối tác
toàn diện. Theo đó, sự hợp tác và trao đổi giữa hai nước được triển khai
trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, kinh tế -
thương mại, đến khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, môi trường, văn hóa,
thể thao - du lịch, hoạt động nhân đạo, vấn đề còn sót lại của chiến tranh...
Từ ngày 6 đến 10/7/2015, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Mỹ theo lời
mời của chính quyền Tổng thống Barack Obama và trở thành người đầu tiên trên
cương vị đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm chính thức Mỹ, mở ra một chương mới
trong lịch sử quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Đây là những dấu mốc quan trọng
trong quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ 20 năm qua.
20 năm cùng nhìn lại quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ đủ thấy, thời
gian không dài nhưng hai nước đã có những bước tiến kỳ diệu, từ “cựu thù”, đứng
hai đầu chiến tuyến trở thành đối tác toàn diện và đang thúc đẩy trở thành đối
tác quan trọng của nhau trong quan hệ quốc tế. Từ chỗ chỉ có một khung đối thoại
đến nay hai nước đã thiết lập cơ chế đối thoại toàn diện trên rất nhiều lĩnh vực.
Mỹ trở thành một trong những thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt
Nam. Trong khi đó, nguồn vốn từ Chính phủ Mỹ cũng như các tổ chức kinh tế Mỹ đầu
tư vào Việt Nam ngày càng lớn. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Mỹ trong năm qua
đạt trên 35 tỷ USD.
Trong năm
2014, Việt Nam cũng là nước Đông Nam Á có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ,
vượt qua các quốc gia khác như Thái Lan và Malaysia. Kim ngạch thương mại Việt
- Mỹ dự tính sẽ đạt 100 tỷ USD sau 3 năm kể từ khi ký TPP và Việt Nam hiện nay
là quốc gia kém phát triển nhất nhưng được dự đoán là quốc gia cải thiện được
tăng trưởng sản phẩm quốc dân (GDP) nhiều nhất trong 12 nước tham gia đàm phán
TPP. Hiện nay Mỹ là nhà đầu tư đứng thứ bảy vào Việt Nam với tổng số vốn khoảng
11 tỷ USD, tập trung vào các ngành kỹ thuật cao với các nhà đầu tư lớn như
Intel, Ford, Apple và General Electrics.
Mặc dù giữa hai nước vẫn còn tồn tại những bất đồng, những
khác biệt nhưng nhìn chung hai nước đã nhìn thấy điểm chung, điểm tương đồng
trong nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề. Lịch sử đầy thăng trầm trong quan hệ giữa hai nước, đặc biệt
là những bước tiến mạnh mẽ trong 20 năm qua đã chứng minh rằng Việt Nam và Mỹ
không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc hợp tác bình đẳng, cùng có lợi trên
tinh thần tôn trọng thể chế chính trị, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
nhau, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp
quốc tế, đối thoại thay cho đối đầu. Đó chính là con đường duy nhất để vượt qua
quá khứ, cùng chung tay xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho mỗi dân tộc cũng
như đóng góp tích cực vào hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế
giới.
Quá khứ không dễ quên, nhất là khi bị in hằn bởi những vết sẹo
do chiến tranh để lại nhưng với tư duy luôn hướng về phía trước, Việt Nam và Mỹ
đã và đang nỗ lực rất nhiều để vượt lên trên quá khứ và định hình quan hệ tương
lai. Khép lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng tới tương lai. Đó là
tinh thần chung trong sự phát triển trong quan hệ Việt - Mỹ những năm tiếp
theo.
Việt Nguyễn
quan hệ việt - mỹ có được là do sự quan tâm của lãnh đạo đảng, nhà nước và do ý chí của nhân dân hai nước. tuy nhiên, tôi rất đồng tình với quan điểm đó là tổng thống bill clinton là lãnh đạo đã đưa quan hệ hai nước từ đóng băng thành gần gũi và thân thiết, thế mới thấy tầm tư duy của lãnh đạo thật sáng suốt và tài tình.
Trả lờiXóa20 năm qua Việt Nam và Mỹ đã có những bước phát triển đáng kinh ngạc, tất cả cũng phụ thuộc vào mức độ thiện chí của cả 2 quốc gia. Dẫu biết rằng chiến tranh trước kia đã mang lại tổn thất về người và của không thể đo đếm được nhưng hãy tạm gác lại quá khứ và cùng nhau hướng tới tương lai mới là điều đáng phải làm.
Trả lờiXóaQuan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ hợp tác với nhau dựa trên các tiêu chí bình đẳng, cùng có lợi trên tinh thần tôn trọng thể chế chính trị, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. 20 năm trôi qua mối quan hệ này đã đạt được một số những bước thay đổi đáng kể chuyển từ đối đầu và giờ đây là đối tác toàn diện, tôi hy vọng trong tương lai sẽ phát triển hơn nữa
Trả lờiXóaĐể đạt được những thành quả như ngày hôm nay ta có thể thấy được sự cố gắng của 2 nước, 20 năm là một chặng đường khá dài trong quan hệ ngoại giao giữa 2 nước, mối quan hệ này đã có những lúc thăng trầm nhưng hiện tại nó có những bước tiến triển đáng kể và là mối quan tâm của thế giới. Với suy nghĩ của bản thân tôi thì tôi mong quan hệ ngoại giao của 2 nước sẽ tiếp tục phát triển để học tập và trao đổi kinh nghiệm với nhau
Trả lờiXóaTrước đây quan hệ Việt Mỹ có những thời kỳ thăng trầm thậm chí có lúc xác định là kẻ thù của nhau nhưng hiện nay mối quan hệ ngoại giao giữa 2 nước đã có những bước tiến đáng kể, 2 nước đã trở thành đối tác toàn diện của nhau. Nhìn lại chặng đường 20 năm quan hệ giữa 2 nước chúng ta có thể thấy những thành quả đáng kể mà 2 nước đã đạt được, những hiệp định được ký kết giữa Việt Nam với Mỹ và với thế giới. Mong rằng mối quan hệ này sẽ có những bước phát triển đáng kể
Trả lờiXóaViệc hợp tác phát triển quan hệ giữa Việt Nam và mỹ trong thời gian 20 năm qua là rất cần thiết, 20 năm một chặng đường Việt Nam và Mỹ đã trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau của lịch sử đạt được những thành tựu như ngày hôm nay có thể nói là sự cố gắng rất lớn của lãnh đạo 2 nước để có thể phát triển như thế này.
Trả lờiXóaTrong 20 năm qua, phía Mỹ đang dần chấp nhận Việt Nam, đang có những hoạt động nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam. Còn về phía Việt Nam, Việt Nam cũng đang dần xóa bỏ hiềm khích giữa hai quốc gia, tích cực trong hoạt động mở rộng quan hệ hợp tác với Mỹ. Với phương châm "thêm bạn bớt thù", Việt Nam luôn mở rộng cánh cửa hợp tác với bất kỳ nước nào, đặc biệt là Mỹ, một trong những thị trường rộng lớn mà Việt Nam cần tranh thủ.
Trả lờiXóahy vọng thời gian tới mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước sẽ phát triển lên một tầm cao mới sau chuyến thăm lịch sử thành công của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ. mong rằng hai nước sẽ gác lại quá khứ, hướng tới tương lai và cùng nhau hợp tác cùng có lợi trên mọi mặt kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng.
Trả lờiXóaViệt Nam và Mỹ mới chỉ thiết lập quan hệ được 20 năm thôi mà nó cho thấy sự phát triển rất mạnh mẽ của quan hệ 2 nước, có thể nói 2 nước đã chấp nhận đểlại phía sau những quá khứ và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn, lịch sử 2 nước lại mở ra trang mới cùng nhau hợp tác cùng phát triển, khép lại một chương đầy đau thương trong thế kỉ 20.
Trả lờiXóaQuan hệ Việt Nam và mỹ trong những năm qua luôn đạt được sự đồng thuận rất cao trong nhiều vấn đề, mỹ đang trở lại thái bình dương, địa chỉ quen thuộc nhất mà mỹ muốn đến đó chính là việt Nam, tuy trong quan hệ 2 nước còn có những bất đồng nhất định, nên 2 nước cần đối thoại nhiều hơn để giải quyết những khó khăn đó.
Trả lờiXóaMong rằng thời gian tới khi mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước phát triển, gắn chặt lên một tầm cao mới. Mỹ sẽ có những hoạt động thiết thực để xoa dịu những nỗi đau trong chiến tranh mà Mỹ đã gây ra như những nạn nhân của chất độc da cam, hàng tấn bom mìn vẫn đang là mối nguy hại cho người dân ở nhiều nơi và Mỹ sẽ có những hoạt động thiết thực hơn nữa trong vấn đề Biển Đông, vấn đề tham gia TPP của Việt Nam...
Trả lờiXóaHai mươi năm đã qua chặng đường đủ dài để đánh giá về cột mốc lịch sử ''bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ '' thực sự là bước đi đúng đắn trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Chúng ta không thể quên quá khứ nhưng chúng ta cũng phần nào xoa diệu nỗi đau từ hậu quả chiến tranh mang lại. Hợp tác phát triển là con đường duy nhất để hai nước khép lại quá khứ hướng đến tương lai, cùng có được sự đồng thuận chung trong giải quyết các vấn đề quan trọng hiện nay.
Trả lờiXóamối quan hệ 20 năm đã cho thấy những bước tiến lớn trong quá trình tái thiết lại quan hệ giữa hai nước. quá khứ đau thương thì nên khép lại bởi VN cũng như nước Nhật trải qua những đau khổ của chiến tranh song hận thù với chiến tranh không xóa nhòa đi những điều mà chúng ta cần đạt được trong hiện tại. vì vậy, những gì đã làm được cần phát huy hơn nữa.
Trả lờiXóa20 năm hợp tác và phát triển, Việt Nam và Mỹ đã bỏ lại những hiềm khích quá khứ để hợp tác cùng nhau trên nhiều lĩnh vực với tinh thần hợp tác bình đẳng, cùng có lợi. Nhưng một điều quan trọng là tôn trọng thể chế chính trị, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau thì lại chưa được Mỹ thực hiện một các triệt để. Ở một khía cạnh nào đó Mỹ vẫn không ngừng đứng sau hỗ trợ cho các thế lực chống đối Việt Nam hay can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Điều này cần chấm dứt sớm để đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau giữa các nước.
Trả lờiXóaSau 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ đã cho thấy những nấc thang phát triển trong mối quan hệ, sự hợp tác trên mọi lĩnh vực của cả 2 nước. Dẫu biết vẫn đang còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong tương lai nhưng hy vọng trong mối quan hệ ngoại giao ở tầm cao mới hai quốc gia sẽ gác lại và từng bước giải quyết những vấn đề trong quá khứ và hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn của 2 quốc gia
Trả lờiXóaMong rằng với những bước tiến mới trong mối quan hệ ngoại giao của hai nước và chuyến thăm lịch sử đã thành công tốt đẹp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì 2 quốc gia sẽ cùng nhau hợp tác bình đẳng, cùng có lợi trên tinh thần tôn trọng thể chế chính trị, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và hai bên sẽ từng bước giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong quá khứ
Trả lờiXóaHi vọng trong tương lai mối quan hệ này sẽ đạt đc những bước tiến lớn lao hơn nữa. Việt Nam và Mỹ là kẻ thù trong lịch sử nhưng căn cứ vào tình hình hiện tại thì mối thâm thù đó phải gạt sang một bên. Mỹ là thị trường lớn, sẽ có lợi cho Việt Nam, đặc biệt là phát triển kinh tế.
Trả lờiXóaTôi hy vọng mối quan hệ giữa hai nước sẽ có những bước phát triển hơn nữa để cùng nhau phát triển, đem lại lợi ích tốt nhất có thể. Lũ rận và lũ kền kền theo tôi chúng đang lo lắng vì chúng sắp tan rã và không còn ai hậu thuẫn và ủng hộ chúng, cái lũ này tan rã là hợp lý thôi
Trả lờiXóaQuan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã trải qua một chặng đường khá dài 2 năm, mối quan hệ này đã trải qua nhưng giai đoạn thăng trầm nhưng Việt Nam và Mỹ đã bỏ lại những hiềm khích quá khứ để hợp tác cùng nhau trên nhiều lĩnh vực với tinh thần hợp tác bình đẳng, cùng có lợi. Mong rằng mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển
Trả lờiXóaTôi hy vọng rằng quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Mỹ sẽ có những bước tiến phát triển hơn nữa để có nhiều cơ hội cho phát triển đất nước, nâng cao vị thế quốc gia và có điều kiện học hỏi những thành tựu khoa học và những kinh nghiệm trong quá trình sản xuất.chúc mối quan hệ này sẽ luôn phát triển
Trả lờiXóaQuả thật bản thân mình cũng thấy có một sự thay đổi khá nhanh trong mối quan hệ giữu hai quốc gia mà từng là kẻ thù của nhau, vốn là đế quốc và dân tộc bị áp bức, thì đến hôm nay mối quan hệ đó đã sang một trang mới, dù cho chúng ta không thể quên được lịch sử đau thương, nhưng đây là chính sách khôn khéo của Đảng và Nhà nước ta để đổi lại cho nhân dân có cuộc sống ấm nó hơ, sung túc hơn, tất cả mội hoạt động đều vì lợi ích của nhân dân
Trả lờiXóaNhững hy vọng mới đang được thắp lên cho sự phát triển hùng mạnh của Việt Nam, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, và chỉ sau khoảng 40 năm thôi, đất nước chúng ta được như nay hôm nay có thể nói là nhờ công rất lớn trong chính sách đối nội đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, với chính sách đối ngoại khôn khéo, đảng và nhà nước ta đã giúp nhân dân mở rộng quan hệ buôn bán, làm giàu cho cuộc sống của họ, tạm thời gác quá khứ để hướng tới một tương lai hùng mạnh, đưa nước ta lên một tầm cao mới, đúng như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi qua đời, "sánh vai với các cường quốc năm châu"
Trả lờiXóaMong rằng mối quan hệ này sẽ phát triển một cách tốt đẹp hơn, tất cả đều vì lợi ích nhân dân các nước, và cũng mong rằng Mỹ nhận ra chiến tranh ở Việt Nam là vô nghĩa, và không có gì hơn là chúng sống với Việt nam một cách hòa bình, hai bên cùng phát triển, bỏ qua mọi mặc càm chiến tranh, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, tôn trong quyền lợi của nhau, để Việt Nam có thể tiến xa và tiến nhanh hơn nưa trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội mà ông cha ta đã lựa chọn
Trả lờiXóaChuyến thăm này thực sự mang một ý nghĩa hết sức đặc biệt bởi: Việt Nam và Mỹ luôn có những điểm bất đồng, khác biệt: thứ nhất, Mỹ nhìn Việt Nam ở góc nhìn toàn cầu và phần nào đấy ở khu vực,nhưng Việt Nam nhìn Mỹ chủ yếu ở góc độ song phương và một phần ở ASEAN. Thứ 2, Việt Nam ưu tiên cho thương mại, đầu tư vì hiện nay chúng ta rất cần điều này. Mỹ lại có vẻ ưu tiên hơn cho an ninh, quốc phòng và các lĩnh vực khác như dân chủ, nhân quyền.Thứ 3, là sự khác biệt do lịch sử như vấn đề chất độc da cam, hậu quả chiến tranh, một bộ phận Việt kiều bên Mỹ. Tôi tin rằng chuyến thăm này của TBT nước ta tới Mỹ sẽ gỡ ra một nút thắt quan trọng, để người Mỹ thấy rằng hãy nhìn về Việt Nam - đừng nhìn từ khía cạnh chế độ chính trị , kỳ vọng Mỹ nêu cao Việt Nam là một đất nước hội nhập, một đất nước đổi mới, năng động và hãy đến Việt Nam để chứng kiến những thực tế đang diễn ra.
Trả lờiXóachuyến thăm này của Tổng bí thư nước ta tới Mỹ mang ý nghĩa lịch sử. Có rất nhiều vấn đề nhưng tôi thấy có một vấn đề đáng nói ở đây. Đó là: ở Mỹ có Tổng thống, không có vị trí tương đương với người đứng đầu đảng Cộng Sản là Tổng bí thư ở Việt Nam ta. Phía Mỹ luôn gặp khó khăn với sự khác biệt đó, từ trước tới giờ thường chính phủ Mỹ không trao đổi với các chính đảng mà chỉ trao đổi với các quan chức chính phủ. Nhưng đã có sự thay đổi và đó là sự khởi đầu. Tôi nghĩ chuyến thăm của Tổng bí thư sẽ giúp người dân và lãnh đạo Mỹ hiểu rõ rằng Đảng Cộng sản ở Việt Nam là duy nhất lãnh đạo đất nước Việt Nam phát triển và đại biểu cho nhân dân Việt Nam. Nước Mỹ phải thích nghi với sự khác biệt về hệ thống chính trị đó
Trả lờiXóaQuan hệ Việt Nam – Mỹ hiện đang phát triển đúng hướng, là tất yếu và tích cực trong hầu hết tất cả các lĩnh vực, đáp ứng được lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp cho hòa bình, hợp tác và phát triển tại khu vực và thế giới. Đặc biệt mong muốn rằng Mỹ sẽ ủng hộ thêm tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế trong các vấn đề nóng hiện nay như: tình hình biển Đông.
Trả lờiXóaChuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là bước ngoặt trong phát triển quan hệ kinh tế, chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. mối quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ bước vào một thời kỳ mới, chắc chắn một mối quan hệ tốt sẽ góp phần tích cực trong việc bảo đảm hòa bình, an ninh trong khu vực và thế giới. Không chỉ thế, chuyến thăm còn gửi một thông điệp mạnh mẽ tới thế giới rằng những cựu thù có thể trở thành bạn.
Trả lờiXóavới xu thế toàn cầu hóa, việc tăng cường hợp tác giữa các nước trên thế giới về mọi mặt là môt điều hoàn toàn tất yếu để có thể phát triển. mặc dù quá khứ giữa hai nước có những mâu thuẫn bất đồng nhưng tôi tin chúng ta có thể tạm gác lại quá khứ để có thể cùng nhau hợp tác phát triển ngày càng sâu rộng hơn nữa
Trả lờiXóaPhải công nhận là quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Mỹ đã có những thay đổi đáng kinh ngạc, chuyển từ đối đầu sang đối thoài hợp tác tất cả đều vì lợi ích của nhân dân hai nước, đây cũng là tín hiệu khả quan cho một mối quan hệ bền chặt giữa hai quốc gia sau này, tạm thời gác quá khứ, hướng tới tương lai, vì một Việt Nam giàu mạnh
Trả lờiXóa