Một chuyến bay của Vietjet
Trong hai ngày
qua, trên Facebook xuất hiện thông tin về
thái độ phục vụ thiếu chuẩn mực của thủ tục viên tại sân bay Nội Bài đối với
hành khách Nguyễn T.V.A trên chuyến bay VJ193 từ Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh ngày
17/6.
Sự việc được hãng
hàng không Vietjet cho biết như sau:
Theo biên bản được
lập giữa Đại diện Công ty dịch vụ mặt đất Hà Nội (HGS), Vietjet và An ninh cảng vụ, ngày 17/6, hành khách
Nguyễn T.V.A. đến quầy 107 (khu vực làm thủ tục của Vietjet) làm thủ tục check
in. Khi thực hiện quy trình dán cabin tag cho hành lý xách tay, nhân viên làm
thủ tục là Nguyễn Thu Sang của HGS - đối tác cung cấp dịch vụ của Vietjet phát
hiện hành lý xách tay của khách đều vượt quá trọng lượng quy định (7 kg/kiện/khách).
Nhân viên Sang đã hướng dẫn và yêu cầu chị V.A. tách các túi ra để đảm bảo quy
định về trọng lượng của hành lý xách tay nhưng hành khách không đồng ý và có những
lời nói, hành động thiếu chuẩn mực với nhân viên làm thủ tục. Cụ thể, hành
khách đã ném hộ chiếu vào mặt nhân viên khi được yêu cầu cung cấp giấy tờ tùy
thân để làm thủ tục bay.
Trước hành động
trên của khách, do thiếu kiềm chế nên nhân viên làm thủ tục Nguyễn Thu Sang đã
có hành động ném trả lại giấy tờ tùy thân của khách và số giấy tờ này bị rơi xuống
đất. Lập tức, hành khách V.A. đã trèo lên băng chuyền, vung tay tát nhân viên
làm thủ tục nhưng không trúng. Khách tiếp tục chửi và la hét nói rằng phải ép
nhân viên làm cho mình lên máy bay, nếu không thì sẽ không đi nữa.
Để đảm bảo ổn định
tình hình, tổ trực đã báo cho giám sát viên của HGS cử 1 nhân viên mới đến để
làm thủ tục cho hành khách. Sau đó, đại diện của Vietjet đã lập biên bản các
bên liên quan và báo cáo bộ phận liên quan để xử lý.
Sau khi thông
tin này được đăng tải trên các trang cá nhân, trang mạng xã hội đã nhận được ý
kiến của nhiều người, có ý kiến phê phán thái độ thiếu tôn trọng hành khách của
nữ nhân viên, có ý kiến thì không đồng tình với cách hành xử và thái độ coi thường
người khác, lăng mạ người khác của nữ hành khách kia.
Một bạn có
nickname tranthanhtuyen chia sẻ: Có cần thiết phải tươi cười và lễ phép trả lại
giấy tờ cho vị hành khách vô giáo dục này không?con người đâu phải cái máy đâu
mà chịu nổi. Còn bàn có nickname là Ngo cho biết quan điểm của mình: Mọi người
toàn chỉ trích nhân viên, tôi thấy khách hàng vô giáo dục thì đúng hơn. Các bạn
cứ tuân thủ đúng quy trình thì không nhân viên nào lại không tôn trọng các bạn
đâu. Tôi đi công việc máy bay nhiêu, lần nào cũng tuân thủ đúng quy định, lên họ
tươi cười chào, xuống họ cũng tươi cười chào, làm thủ tục họ cũng lễ phép. Chứ
họ chỉ hỏi vài câu về thủ tục khách hàng đã vênh váo ta đây là thượng đế này nọ,
thật không ai phục vụ nổi các vị đâu. Trong khi đó bạn Hoang Dung thì bình luận:
Cả 2 đều thô bạo.. 1 cấm đi máy bay 12 tháng, và 1 đuổi việc thôi.
Rõ ràng trước một
sự việc cụ thể, mỗi người đều có những quan điểm của riêng mình, đặc biệt đối với
những nghề đòi hỏi sự phục vụ chu đáo, nhiệt tình như ngành hàng không thì luôn
giành được sự chú ý của dư luận. Lâu nay nhiều người cứ luôn nghĩ rằng mình cứ
bỏ tiền ra để đi máy bay hoặc làm một việc gì đó là mình đương nhiên trở thành “thượng
đế”, người khác phải tươi cười, niềm nở, phải phục vụ mình đến nơi đến chốn và
cho mình cái quyền quát mắng người khác nếu như những điều trên không được đáp ứng.
Chúng ta hãy
hình dung, nếu gặp một ai đó tươi cười, vui vẻ với mình thì mình cũng có cảm
tình còn nếu không thì sẽ ngược lại. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải biết,
cái gì cũng phải xuất phát từ hai phía, trong khi mình lăng mạ, chửi bới, miệt
thị, xúc phạm người khác, mình hằm hằm với người khác mà cứ đòi người ta phải
tươi cười, vui vẻ phục vụ mình thì có lẽ là không thể. Trong trường hợp này vị
hành khách kia rõ ràng đã hành xử không đúng mực, thiếu tôn trọng nhân viên, thậm
chí còn định hành hung nhân viên, hành động đó cần phải được xử lý.
Chúng ta phê
phán người nhân viên này, thậm chí nữ nhân viên này đã bị tạm thời đình chỉ
công việc và phải đối mặt với các hình thức xử lý của hãng, trong khi nữ hành
khách kia xong chuyện lại vẫn đi lại bình thường mà không có một chế tài gì xử
lý. Rõ ràng đó là điều không công bằng. Vẫn biết người nhân viên kia đã có những
hành xử thiếu kiềm chế nhưng không phải vì thế mà quy hết trách nhiệm cho cô bởi
nếu không có những lời lẽ lăng mạ, xúc phạm của người hành khách kia thì nhân
viên này sẽ không bao giờ hành xử như vậy.
Cần có một cái
nhìn khách quan và công tâm trong trường hợp này từ dư luận.
Việt Nguyễn
tại sao hết sự việc này đến sự việc nọ đều liên quan đến Vietjet vậy, có chăng đây là cái bẫy mà một số người xây dựng lên để thực hiện các hoạt động tẩy chay hãng Vietjet hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay vì chất lượng phục vụ của Vietjet là không tốt? Đúng như tác giả bài viết đã nói, cần có cái nhìn khách quan, toàn diện về mọi vấn đề, vẫn biết nhân viên cần tôn trọng và xem khách hàng như thượng đế nhưng thượng đế không phải muốn làm gi thì làm kể cả có các hành vi thiếu văn hóa, đạo đức
Trả lờiXóaBiết đâu đây lại là một vụ việc đã được dàn xếp nhằm hạ uy tín của Vietjet chăng? Người khách hàng có thái độ quá đáng như vậy đã khiến cho người nhân viên kia phản ứng lại, người khách hàng này đúng là vừa ăn cướp vừa la làng. Nhân viên đã bị đình chỉ công việc và chờ hình thức xử lý còn người khách hàng thì sao? Có chăng có biện pháp xử lý đối với những người có ý thức kém
Xóadạo này ngành hàng không mang tiếng nhiều quá, hết giá dịch vụ cao đến ăn cắp đồ đạc của khách hàng. cần thiết phải làm rõ và chấn chỉnh lại lĩnh vực này. bộ trưởng Thăng đã nói đây là yếu tố con người nên phải chấn chỉnh văn hóa của đội ngũ nhân viên ở đây, phải nâng cái tầm nhìn họ lên, nếu không những công sức nhằm cứu ngành hàng không đều vô nghĩa.
Trả lờiXóalại thêm vụ việc liên quan đến dịch vụ bay của Việt Nam, ngành nghề đòi hỏi cần có sự tận tâm và phục vụ khách hàng chu đáo. đáng ra họ nên ứng xử văn minh hơn bởi bộ mặt đất nước đập vào du khách là từ nhân viên sân bay đầu tiên. những nhân viên này đúng là không có sự sĩ nhục về hình ảnh quốc gia. cần phải xử lý nghiêm những loại nhân viên xấu như thế này.
Trả lờiXóacần có cái nhìn khách quan về sự việc và có lẽ một lần nữa những người đứng đầu hãng hàng không Vietjet đau đầu sau hàng loạt sự việc bị khách hàng lên án (trước đó hãng cũng đã đình chủ một nam nhân viên khi từ chối dịch vụ của một người khuyết tật vì không đảm bảo an toàn). Việc nhân viên bị kiểm điểm là điều cần thiết để nhân viên này nhìn nhận lại những lỗi lầm của mình trong đối xử với khách hàng, tuy nhiên những người khách hàng cũng cần có thái độ thể hiện của một người văn minh, không thể thích làm gì là làm được
Trả lờiXóanhững hành vi của một số người trong ngành hàng không thời gian gần đây đã gây dư luận không tốt cho ngành này, một ngành có thể coi là bộ mặt thế mà lại có những con sâu như vậy là không chấp nhận được. do đó, cần phải tiến tới làm trong sạch nội bộ đội ngũ để ngành tiếp tục được phát triển với phương châm phục vụ nhân dân là chính.
Trả lờiXóabài học đắt giá cho ngành hàng không nói chung và hãng hàng không Vietjet nói riêng, nên chăng nhân viên của các hãng hàng không nên phải biết cách đối xử với tất cả loại người, hành khách kể cả những kẻ vô văn hóa, có những lời lẽ thô tục hay nên chăng mỗi người hành khách nên thể hiện sự văn minh, thể hiện của một con người có văn hóa chứ đừng chỉ vì cái danh "khách hàng là thượng đế" mà họ muốn làm gì thì làm, kể cả tha hóa nhân viên hàng không?
Trả lờiXóalại là liên quan đến nhân viên của hãng hàng không Vietjet và lại là văn hóa khi đối xử với khách hàng một lần nữa là chủ để bàn tán của cộng đồng mạng. những nhân viên của các hãng hàng không hiện nay cần phải học cách thể hiện sự phục vụ một cách chuyên nghiệp hơn, họ cần học được sự văn minh, văn hóa khi phục vụ khách hàng. Thế nhưng không vì thế mà khách hàng muốn làm gì thì làm, họ cần có sự tôn trọng lẫn nhau để đảm bảo chất lượng phục vụ được tốt hơn
Trả lờiXóaChúng ta cần có cái nhìn khách quan cho vụ việc này. Thật sự nhân viên hàng không cũng cần được nhận sự tôn trọng của hành khách. Đó là giao tiếp xã hội rồi. Và có quá nhiều người lên tiếng phản đối hành động của hành khách đó.
Trả lờiXóacái nhìn hai chiều ở đây chính là việc thái độ của nữ nhân viên và thái độ của người khách hàng. đúng là khách hàng là thượng đế nhưng đâu phải họ là tất cả, nếu người khách hàng có thái độ không đúng mực thì ắt hẳn nữ nhân viên kia sẽ không kiềm chế được. tác giả bài báo nên viết tiếp loạt bài sau để cho độc giả cái nhìn rõ ràng hơn.
Trả lờiXóaNữ nhân viên đã hành động thiếu suy nghĩ, hành động của nữ nhân viên tuy đối với mọi người chỉ là hành động đáp trả lại hành động thiếu tôn trọng của khách hàng kia nhưng mà đứng từ góc độ của Hãng Vietjet thì hành động đó làm giảm sút uy tín nghiêm trọng của Hãng, chính vì thế nữ nhân viên bị xử phạt là hợp lý. Nhưng cũng phải nhìn lại, vụ việc này lại bắt đầu từ phía nữ hành khách, trong khi nữ nhân viên đã phải trả giá cho hành động nông nổi của mình thì nữ hành khách bị xử lý ra sao? Qua vụ việc này, chúng ta nhận thấy cần phải có cơ chế chặt chẽ hơn để xử lý những sự việc như thế này, để các bên có bị xử phạt cũng tâm phục, khẩu phục và cũng để hạn chế những vụ việc đáng tiếc như thế. Và cũng để mọi người biết: Khách hàng là "Thượng đế", nhưng "Thượng đế" không phải là tất cả, muốn làm gì thì làm, biết đâu bây giờ mình là "Thượng đế" của người ta, nhưng lúc khác người đó lại là "Thượng đế" của mình, khi đó sẽ hối không kịp đấy.
Trả lờiXóaKhách hàng là "Thượng đế", câu nói này là ám chỉ phải hết mình vì công việc, phải nâng cao trách nhiệm với nhiệm vụ được giao nhằm làm cho khách hàng hài lòng nhất. Nhưng "Thượng đế" không có nghĩa là khách hàng là tất cả, muốn làm gì thì làm, thế thì người phục vụ khác gì nô lệ đâu. Phải biết rằng, để tồn tại, con người phải lao động, làm việc, mỗi công việc đều là cao quý cả, đừng bao giờ coi thường bất kỳ nghề nào cả, chắc gì nghề nghiệp của mình đã hơn người khác mà coi thường xúc phạm người ta, còn nếu tự vỗ ngực mà bảo mình không làm mà cũng có ăn thì càng phải biết xấu hổ vì khi đó chỉ là một kẻ ăn bám không hơn, không kém.
Trả lờiXóacần chấn chỉnh lại thái độ của đội ngũ nhân viên của vietjet, nhưng cũng cần phải có biện pháp nhằm răn đe và tuyên truyền cho người dân biết được hành vi văn hóa ứng xử nơi công cộng. bên nào cũng có lý do riêng, chỉ có cách đưa ra luật và hạn chế tối đa các trường hợp như thế này mới đảm bảo uy tín cho ngành hàng không.
Trả lờiXóaTại anh tại ả, tại cả đôi bên. Đúng là người nhân viên kia đã không giữ được bình tĩnh, nhưng thử hỏi nếu đặt bạn trong trường hợp đó thì cũng khó mà kiềm chế được. Không thể cậy mình là khách hàng, là thượng đế mà muốn làm gì thì làm, coi người khác không ra gì. Con người ai chả có lòng tự trọng. Người nhân viên bị kỉ luật thì cũng cần phải xem xét các hình thức xử lý đối với vị khách kia. Cấm bay chẳng hạn.
Trả lờiXóaThắc mắc một chút là tại sao người nhân viên lại nêu rõ tên còn tên vị khách kia lại viết tắt. Đâu phải chỉ có lỗi của người nhân viên kia. Nếu vị khách cư xử có chừng mực hơn thì đã không có chuyện đáng tiếc này xảy ra. Chúng ta không thể chỉ nhìn một chiều mà cần có cái nhìn công tâm hơn.
Trả lờiXóathế nên mỗi con người Việt Nam đừng vì cái tôi nhiều quá mà lại tự hại bản thân mình, ai cũng có lòng tự trọng vậy nên không những nhân viên của các hãng hàng không mà mỗi vị khách, hành khách đừng vì cái "khách hàng là thượng đế" để rồi muốn làm gì thì làm, kể cả chửi bới, tha hóa người khác. Hãy là người có văn hóa, đạo đức khi đi lên máy bay cũng như trong cuộc sống xã hội bình thường
Trả lờiXóaMỗi người nhường nhịn nhau một chút có phải mọi chuyện đều tốt đẹp không. Ai cũng giữ cái "tôi" của mình cao quá làm chi. Cả 2 người đều đã sai, nếu có xử lý thì phải xử lý cả 2 mới công bằng.
Trả lờiXóa