 |
Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long |
Người Thủ
Thư
Trong
bối cảnh Trung Quốc đang “phớt lờ” mọi “cảnh báo” từ nhiều quốc gia trên thế giới
(trong đó có Mỹ) và khu vực để tiếp tục
xúc tiến việc hình thành các đảo nhân tạo tại khu vực Biển Đông thì việc phó chủ
tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long được “cử” sang thăm Mỹ được
xem là “cách thức” nhằm “xoa dịu tình hình”.
Trên
thực tế, hành động của Trung Quốc khi cố
tình bồi đắp trái phép các đảo nhân tạo và làm thay đổi hiện trạng ban đầu tại
khu vực Biển Đông là không thể chấp nhận. Rõ ràng, Trung Quốc đang “chơi một
mình một kiểu” và bất tuân thủ các quy định mang tính quốc tế.
Đành
rằng, Trung Quốc là quốc gia đang có sự phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực,
vươn lên là một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc
đâu phải là quốc gia lớn duy nhất trên thế giới? Hơn thế nữa, những hành động
mà Trung Quốc đã thực hiện trong thời gian vừa qua đã gây nhiều nghi ngờ cho dư luận về sức mạnh và vị thế thực sự của
Trung Quốc. Bởi vì, Trung Quốc thường rất “chậm chân” trong việc hỗ trợ các quốc
gia gặp thiên tai, khó khăn nhưng lại rất “nhanh chân” trong việc chiếm lĩnh và
giành giật những cái không phải là của mình. Đồng thời, chính Trung Quốc đã sử
dụng sức mạnh quân sự để gây sức ép với các nước khác trong vấn đề Biển Đông chứ không phải là “tìm giải pháp hòa bình” như họ vẫn tuyên bố. Khi mà các căng thẳng
tại khu vực Biển Đông là ở trên cả mức “quan ngại” thì Trung Quốc ngay lập tức
đã có những điều chỉnh để tiếp tục thực hiện những toan tính của mình.
Chuyến
“thăm Mỹ” và gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter của phó chủ tịch Quân
ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long trong bối cảnh Mỹ đã có những cảnh
báo về các hành động của Trung Quốc cho thấy nhiều toan tính của Trung Quốc.
Trước
hết, Trung Quốc nhận thấy rõ hành động của họ đã thực hiện ở Biển Đông không thể
nhận được sự đồng tình của dư luận thế giới (bởi đó là những hành động vi phạm
Công ước của LHQ về Luật Biển 1982). Các quốc gia, trong đó có Mỹ đã thể hiện
rõ thái độ phản đối về những hành động này, do đó chuyến thăm Mỹ của ông Phạm
Trường Long cho thấy Bắc Kinh đang thăm dò giới hạn cuối cùng của Mỹ ở Biển
Đông, rằng liệu Mũ có thực sự không dừng lại ở “mức độ quan ngại”. Vì nếu giới
hạn của Mỹ không chỉ ở sự cảnh báo, mà
chuyển sang hành động thì rất có thể sẽ là khởi đầu cho việc Trung Quốc phải hứng
chịu hậu quả do hành động mà họ đã thực hiện
Đồng
thời, chuyến thăm này cũng cho thấy, Trung Quốc đang cố gắng tìm kiếm sự ủng hộ
từ Mỹ. Trong bối cảnh hiện nay, Bắc Kinh đang rất quan tâm tới việc ngăn chặn một
cuộc đối đầu Trung - Mỹ ở Biển Đông. Bởi chính các căng thẳng này là trở ngại lớn
cho các hành động phí pháp của Trung Quốc. Điều này tuy khó có tính khả thi
nhưng nó cũng cho thấy Bắc Kinh Không dễ gì từ bỏ các toan tính mà họ đang theo
đuổi.
Hơn
thế nữa, về hình thức là “chuyến thăm”, những chính Trung Quốc cũng không muốn
làm “rùm beng” trước dự luận bởi vì mục đích của chuyến thăm này còn là bước đệm
cho chuyến công du tới Mỹ của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy
Trung ương Tập Cận Bình vào tháng 9 tới.
Trung
Quốc có căn cứ để lo ngại Mỹ bởi vì trước đó
Mỹ đã đưa ra nhiều phát biểu mạnh mẽ và rõ ràng trước những diễn biến mới
ở Biển Đông, nhưng gần như không tác động tới quyết tâm của Trung Quốc. Thậm
chí Trung Quốc còn cho rằng, mục đích của Washington là ngăn cản sự trỗi dậy của
Bắc Kinh. Và Trung Quốc sẽ tiếp tục hành vi lấn biển, đảo hóa bất hợp pháp tại
Biển Đông bởi Bắc Kinh có đủ sức mạnh để làm như vậy. Nhiều chuyên gia cho rằng
có nhiều bằng chứng cho thấy, quan hệ Mỹ - Trung đang bước vào giai đoạn đỉnh
điểm.
Vấn
đề là, nếu thực sự Trung Quốc lo ngại cho những căng thẳng hiện hữu thì cách duy nhất và hiệu quả nhất là chấm dứt các hành động vi phạm tại khu vực Biển
Đông
Trung Quốc đang bị dư luận khu vực và quốc tế lên án về hành động ngang ngược trên biển Đông thì chuyến thăm của Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc tới Mỹ có mục đích như thế nào? Phải chăng Trung Quốc đang muốn tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ hay Trung Quốc đang có âm mưu đàm phán ký kết một hiệp định nhằm chia sẻ lợi ích trên Biển Đông để rồi Trung Quốc càng ngang ngược với sự ủng hộ của Mỹ.
Trả lờiXóaChuyến thăm này của Trung Quốc tới Mỹ để muốn tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ trong vấn đề Biển Đông. Nếu thực sự Mỹ không phản ứng gì nữa hay chỉ nói mà không có hành động gì thế Trung Quốc sẽ càng ngông cuồng và không coi quốc gia nào ra gì.Việt Nam cần phải tranh thủ dư luận của thế giới trong giải quyết tranh chấp Biển Đông.
XóaMỹ luôn lo lắng Trung Quốc vươn lên tranh giành vị trí số 1 của mình. Liệu rằng Mỹ có đồng ý thỏa thuận để Trung Quốc độc chiếm Biển Đông không? Câu trả lời chắc chắn là không, bởi Mỹ đang muốn hạn chế sự tăng trưởng của Trung Quốc còn không được, làm gì có chuyện tiếp tay cho Trung Quốc. Do vậy, Trung Quốc muốn giảm bớt sức ép từ Mỹ thì chỉ có một con đường là từ bỏ Biển Đông và nhận lỗi trước cộng đồng quốc tế.
Trả lờiXóaTrung Quóc bắt đầu lo sợ, họ chọn Mỹ là quốc gia để tới đàm phán. Đó cũng là lựa chọn dễ hiểu cho tới thời điểm này. Tuy nhiên dù sao thì tham vọng bất chính là thứ không thẻ thực hiện được dù trong hoàn cảnh nào
Trả lờiXóaTrước đây Trung Quốc luôn tự cho mình là nhất, ngang ngược phớt lờ mọi cảnh báo của quốc tế, kể cả Mỹ. Nhưng khi mà Mỹ bắt đầu có những hoạt động trên Biển Đông, có nguy cơ gây bất lợi đến lợi ích của Trung Quốc thì bắt đầu TQ bộc lộ bản chất tiểu nhân của mình khi có những động thái xoa dịu tình hình với Mỹ. Đúng là mềm nắn rắn buông, chỉ giỏi bắt nạt các nước nhỏ yếu.
Trả lờiXóaCó thể nhận thấy âm mưu thâm độc của Trung Quốc, bọn Khựa đang muốn lôi kéo các cường quốc khác về phía chúng trong tranh chấp trên Biển Đông và tất nhiên chúng sẽ phải chia "miếng bánh" Biển Đông cho các nước đó như ngày trước, các nước tư bản chia sẻ "miếng bánh" Trung Quốc vậy. Không biết sau Nga, Mỹ thì sẽ đến nước nào tiếp theo đây. Và liệu rằng Trung Quốc có thực hiện được âm mưu thâm độc của mình không?
Trả lờiXóaTình hình Biển Đông đang ngày càng diễn biến hết sức căng thẳng, phức tạp với việc Trung Quốc ngang nhiên tiến hành các hoạt động xây dựng, cải tạo đảo trên Biển Đông nhằm cụ thể hoá giấc mộng độc chiếm Biển Đông, âm mưu thực hiện đường lưỡi bò chín đoạn cùng với sự can thiệp, lên tiếng của Mỹ trong thời gian qua. Qua chuyến thăm này ta thấy: liệu sẽ có chiến tranh hay là sự hợp tác Trung Mỹ? Với Việt Nam, việc đảm bảo chủ quyền toàn vẹn của lãnh thổ là một điều thiêng liêng. Chúng ta sẽ chiến đấu và chiến thắng với bất kỳ kẻ thù nào.
Trả lờiXóaChuyến thăm cho thấy Trung Quốc cũng có phần e ngại với các phản đối của Mỹ về vấn đề biển Đông, tuy nhiên chúng ta cũng phải rè trừng việc giữa hai nước này bắt tay chia sẻ lợi ích ở biển Đông, đây sẽ là bất lợi rất lớn đối với Việt Nam
Trả lờiXóaMặc dù khả năng xảy ra xung đột lớn giữa Trung - Mỹ tại thời điểm này là tương đối thấp. Nhưng dù Mỹ với Trung Quốc có xảy ra xung đột, mâu thuẫn hay bắt tay nhau về vấn đề lợi ích ở Biển Đông thì các nước có liên quan trong đó có Việt Nam cần phải bình tĩnh và đưa ra các đường lối chính sách hợp lý để đảm bảo được sự thống nhất, toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam và tranh thủ được sự ủng hộ của các bên và cộng đồng quốc tế trong giải quyết những vấn đề liên quan đến Biển Đông
Trả lờiXóaBiển Đông là miếng bánh ngon, tin rằng cả Trung Quốc và Mỹ sẽ không dễ dàng nhìn người khác ăn dù rằng điều đó là đương nhiên. TQ tiếp tục những hành động trong bước độc chiếm Biển Đông thì việc Mỹ bảo vệ cái lợi ích của mình mà nổ ra một cuộc chiến là có thể xảy ra. Tôi nghĩ thế. Chỉ có điều như vậy thì vấn đề chủ quyền của chúng ta càng ngày càng phức tạp hơn rồi
Trả lờiXóaNếu chỉ nhìn qua thì đó là một chuyến thăm ngoại giao quân sự bình thường khi mà ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa là xu thế chung trên thế giới nhưng đây là chuyến ngoại giao quân sự của 2 nước lớn. đang có nhưng bất đồng và đang vào thời điểm cao trào. Tôi nghĩ chẳng phải là thăm dò gì cả. Họ chẳng nhẽ thiếu con đường để thăm dò sao? Quá nhiều luôn. Chỉ có thể là bắt tay chia lợi ích mà thôi;
Trả lờiXóa