Một cây xà cừ đổ đè nát chiếc ô tô
Chiều ngày 13/6, một trận dông lốc kinh hoàng đã xảy ra ở Hà Nội, khiến
nhiều tuyến phố Hà Nội, khu dân cư trở nên ngổn ngang, xơ xác. Theo báo cáo của
Sở Xây dựng thành phố Hà Nội, trận giông lốc cấp 9, cấp 10 khiến hơn 1.290 cây
xanh bật gốc, kéo theo hậu quả lớn là 2 người chết, 5 người bị thương. Ngoài
ra, vụ giông lốc còn khiến 140 ngôi nhà bị tốc mái, hàng chục ô tô bị hư hại do
cây xanh đổ đè vào, nhiều sự cố mất điện trên diện rộng. Các tuyến phố có nhiều
cây đổ là Kim Ngưu, Bà Triệu, Quang Trung, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Trãi… Nhiều
cây xanh đổ trong mưa, dông kéo theo nhiều cột điện, đèn tín hiệu giao thông
gẫy gập, đèn chiếu sáng trên các tuyến phố có cây đổ đều bị ảnh hưởng…
Trong số gần 1.300 cây xanh bị đổ có 800 cây thuộc địa bàn 12 quận, hơn
400 ở các huyện ngoại thành. Trận dông, lốc khiến 34 cây xà cừ cổ thụ bị bật
gốc, gãy, đường kính từ 50-150cm. 6 cây đa cổ thụ ở khu vực Võ Thị Sáu, Trần
Xuân Soạn, Giải Phóng, Tam Trinh cũng bị gió lốc quật đổ. Phần lớn số cây còn
lại bị đổ là muồng, phượng, bằng lăng tím.
Khi chứng
kiến những cây xanh, trong đó có nhiều cây cổ thụ gãy, đổ, bật khốc khiến người
ta nghĩ đến đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị của UBND thành phố Hà Nội
ngày nào. Thực hiện chủ trương cải tạo, thay thế
cây xanh đô thị hai bên đường Hà Nội, qua khảo sát gần 200 tuyến phố
trên 10 quận với hơn 29.600 cây xanh thì nhiều loài không thuộc chủng loại cây
đô thị như dâu da, vông, dướng, trứng cá, bông gòn... Ngoài ra, một số cây
trong quá trình sinh trưởng bị tác động khách quan làm cong, xấu, nghiêng gây
cản trở giao thông, không đảm bảo cảnh quan, một số cây chết, sâu mục không đảm
bảo an toàn trong mùa mưa bão. Từ kết quả khảo sát, Sở Xây dựng đã đề xuất chặt
hạ khoảng 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố.
Sau khi Đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường
Hà Nội giai đoạn năm 2014-2015 được phê duyệt, Sở Xây dựng đã phối hợp với các
sở, ngành và các quận triển khai thực hiện, cắt tỉa, hạ chặt những cây sâu mục,
gãy đổ hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm, già cỗi, không đảm bảo an toàn
theo nhiệm vụ thường xuyên; đồng thời, kêu gọi hỗ trợ sự hỗ trợ, đóng góp của
các cơ quan, đơn vị, tổ chức cải tạo, thay thế cây xanh trên một số tuyến phố
và đã có nhiều đơn vị tham gia hưởng ứng. Tuy nhiên, việc triển khai Đề án trên thực tế đã bộc lộ một số hạn chế,
thiếu sót. Đặc biệt, trong Đề án, tiêu đề một số mục nêu chung
chung, chưa nêu rõ tiêu chí để đánh giá, phân định và làm rõ, cùng với đó là
quá trình triển khai, thực hiện một cách nóng vội, không công khai, không bàn
bạc, không xin ý kiến nhân dân. Trong khi đó, công tác thông tin tuyên truyền
sau khi Đề án được phê duyệt lại không đầy đủ, rõ ràng dẫn đến báo chí và dư
luận nhân dân hiểu lầm, bức xúc, hoang mang, lo lắng cho rằng Thành phố có
chiến dịch chặt hạ 6708 cây xanh.
Hơn nữa, việc xác định, ước
tính chi phí cải tạo, thay thế cây xanh theo cách tính bình quân 10 triệu
đồng/cây bao gồm cả việc chặt hạ, dịch chuyển, trồng cây thay thế, cây bổ sung,
chi phí bó vỉa gốc cây và hoàn trả vỉa hè cho toàn bộ 6708 cây khiến người dân
nghi ngờ, băn khoăn việc có thể dẫn đến thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham
nhũng. Điều này đã gây ra những phản ứng tiêu cực trong nhân dân, đặc biệt một
số người đã lợi dụng việc này để kích động người dân tuần hành, biểu tình gây
rối, gây mất an ninh trật tự, làm xấu đi hình ảnh của Thủ đô.
Chứng kiến
những cây xanh bị gãy, đổ, bật gốc trong trận dông, lốc chiều qua, trong đó có
nhiều cây nằm trong diện cần phải thay thế của Đề án mới thấy được rằng, những
người có trách nhiệm đã lường trước được hậu quả, hiểm hoạ từ những cây xanh
không đúng chủng loại trồng ở đô thị, những cây không đảm bảo độ an toàn, tuy
nhiên việc thực hiện đề án một cách nóng vội, sai sót của một số cá nhân đã khiến người dân bức xúc, thậm chí nghi ngờ về tính
đúng đắn của Đề án, phản đối Đề án. Tuy nhiên khi chứng kiến hàng nghìn cây
xanh bị gió quật đổ, bật gốc, gãy, đổ, tính mạng, tài sản của người dân bị đe
doạ mới thấy hết rằng, việc thay thế, trồng mới cây xanh ở Hà Nội là đúng đắn,
phù hợp và cần tiếp tục được nghiên cứu triển khai tiếp.
Có mặt tại hiện trường chỉ đạo các lực lượng chức năng khắc phục hậu
quả, Chủ tịch UBND thành
phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu các lực lượng chức năng tiếp tục tập trung
giải quyết các sự cố về cây xanh, giao thông, lưới điện. Ngoài ra, điện lực Hà
Nội khắc phục sự cố về điện, đảm bảo điện cho sinh hoạt và sản xuất. Sau cuộc
họp, lãnh đạo các quận, huyện có thiệt hại phải trực tiếp ra hiện trường cùng
các lực lượng chức năng khắc phục hậu quả. Đồng thời, từ thực tế hàng loạt cây
xanh bị đổ, gãy sau mưa dông, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Xây
dựng nghiên cứu, tham khảo ý kiến các nhà khoa học để tìm được loại cây xanh đô
thị phù hợp.
Chủ trương là đúng đắn, điều quan trọng là quá trình thực hiện phải được
thực hiện nghiêm túc, có
như vậy những điều tương tự mới không lặp lại.
Việt Nguyễn
Sau khi nhìn thấy những hậu quả cả về người và của cải của người dân thì tôi nghĩ không chỉ mình tôi cảm thấy chủ trương thay cây xanh của thành phố Hà Nội là đúng đắn. Thử nghĩ nếu có nhiều trận mưa to gió lớn nữa thì không may một số cây to nào bị đổ vào người dân nào hay nhà nào thì hậu quả không lường trước được. Cảm ơn chính sách đúng đắn của thành ủy Hà Nội
Trả lờiXóaCơn bão hôm qua nguy hiểm thật. Nhưng cây trồng chưa bám rễ hoặc vì bên dưới toàn là bê tông nên không thể bán rễ chắc . Cây cối la liệt trong nội thành. Thật mà một trận bão kinh hoàng. Và tôi vô cùng đồng quan điểm với tác giả
Trả lờiXóaSau cơn giông bão có một không hai xảy ra ở HN đã gây ra những thiệt hại về người về của, thành phố HN tràn ngập hình ảnh cây xanh ngã, gay la liệt ở khắp các tuyến phố. và một lần nữa, người dân HN mới thấm nhuần và hiểu được sự đúng đắn trong việc thực hiện chính sách thay thế cây xanh của lãnh đạo thủ đô Hà Nội. Chỉ tiếc điều rằng việc thực hiện chính sách, thời điểm và cách thức thực hiện đã bôc lộ những sai sót.
Trả lờiXóathế nhưng thời gian qua lũ rận, lũ lợi dụng cây xanh đê tiến hành các hoạt động chống phá đất nước cứ tuyên truyền cho rằng đó là dự án không hợp lý. Qua cơn gió mưa lốc xoáy hôm qua người dân thủ đô sẽ không thể tưởng tượng được sẽ là thảm họa nếu những hàng cây cổ thị, cây trăm năm, cây bị sâu bệnh ngã, gãy trên các tuyến phố như Nguyễn Trãi, Nguyễn Chí Thanh...
Trả lờiXóaNhững hình ảnh về hậu quả của cơn giông tố gây ra ở thủ đô Hà Nội thật là khủng khiếp. và qua đó cũng thấy được tầm nhìn của những nahf quy hoạch cải tạo, thay thế cây xanh ở thủ đô, nếu không hàng ngìn cây trăm tuổi, cây sâu, bệnh mà bị gãy, đổ thì không biết hậu quả sẽ như thế nào? Nếu các lực lượng chức năng tình toán cẩn thận trong khâu thực hiện nữa thì thật sự đó là một chính sách, dự án quá hợp lý
Trả lờiXóaTôi nghĩ rằng thật là may mắn vì đề án thay chuyển đổi cây xanh thành ủy thành phố Hà Nội được thực hiện đúng lúc, không thì hậu quả sau trận mưa sẽ còn lớn hơn nữa. Lũ "rận" giờ này chắc đang tức tối vì không thể nói được gì và hành động ngu si của chúng đã bị vạch trần. Chủ trương chính sách là rất đúng nhưng trong quá trình thực hiện có một số người do thiếu ý thức trách nhiệm nên làm qua loa, đại khái vì vậy cần phải nghiêm khác kiểm điểm và xử phạt.
Trả lờiXóaTrước đây cây xanh là đề tài nóng cho các rận chủ khai thác, xuyên tạc. Đến bây giờ không hiểu các rận sẽ còn nói được gì nữa đây. Có lẽ lại đổ tại chính quyền đã chăm sóc cây xanh không tốt. Đúng là lưỡi không xương nhiều đường lắt léo.
Trả lờiXóaNgoài những thiệt hại về người và tài sản thì phải cần không bao nhiêu công sức, tiền của bỏ ra để khắc phục hậu quả trận dông lốc vừa rồi, chắc chắn một điều rằng nó sẽ lớn hơn rất nhiều chi phí để chặt hạ những cây xanh mục ruỗng, già cỗi bởi mùa mưa bão mới chỉ bắt đầu. Vậy thì chủ trương thay thế cây xanh là đúng hay sai? Chắc là bây giờ thì không còn gì để bàn cãi nữa rồi!
Trả lờiXóaBiết rằng trong quá trình thực hiện thay thế 6700 cây xanh còn có những sai phạm nhưng qua vụ việc vừa rồi có thể thấy Đề án thay thế 6700 cây xanh là hoàn toàn hợp lý và cấp thiết. Nếu như Đề án này được thực hiện sớm hơn nữa và đúng quy trình thì hậu quả đáng tiếc đã không xảy ra. Bây giờ thì người dân tham gia giao thông trên đường phố Hà Nội luôn cảm thấy bất an mỗi khi trời đổ mưa. Không phải duy tâm, nhưng bây giờ cũng phải cầu trời thương xót không để hậu quả đáng tiếc gì xảy ra nữa.
Trả lờiXóaSau trận mưa vừa qua mới thấy chủ trương thay thế cây xanh là đúng chính sách , thời gian tới có lẽ sẽ lên phương án thay các cây xanh để đảm bảo an toàn đô thị , vì trong tương lai còn nhiều đợt bão đáng sợ hơn nữa sẽ còn ập đến đe dọa tính mạng và tài sản của người dân
Trả lờiXóaSau trận mưa vừa qua mới thấy chủ trương thay thế cây xanh là đúng chính sách , thời gian tới có lẽ sẽ lên phương án thay các cây xanh để đảm bảo an toàn đô thị , vì trong tương lai còn nhiều đợt bão đáng sợ hơn nữa sẽ còn ập đến đe dọa tính mạng và tài sản của người dân
Trả lờiXóa