Độc lập, tự chủ là chính sách của Việt Nam
Đó là tên một bài viết
vừa được đăng tải trên BBC và “Bauxite Việt Nam”. Tuy nhiên, điều đáng nói là
tên bài viết một đằng nhưng nội dung bài viết lại một nẻo. Bài viết này được giới
thiệu là từ một cuộc trao đổi của BBC với một số
“nhà nghiên cứu” ở trong nước về quan hệ Việt - Mỹ.
Trong
bài viết này, tác
giả bài viết đã trích dẫn ý kiến của một số “nhà nghiên cứu” về sự thay đổi
trong chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Trong khi một người có
tên là Lê Hồng Hiệp cho rằng “Nếu nhìn
nhận tương quan lực lượng trong đội ngũ lãnh đạo sắp tới mà theo như phân tích
của tôi vừa rồi, tôi nghĩ cán cân sẽ nghiêng nhiều hơn về phía Hoa Kỳ. Tức là
đội ngũ, ê-kíp lãnh đạo mới mà nếu như theo phân tích của tôi, có thể có xu
hướng dịch chuyển nhiều hơn về phía Hoa Kỳ”.
Thì tác giả bài viết cũng trích dẫn quan điểm của ông Nguyễn
Quang A, theo tác giả bài viết, ông Quang A cho rằng có lẽ còn hơi sớm và có
thể là “khá rủi ro” để đưa ra nhận định về “chuyển dịch đường lối đối ngoại
trong nhân sự cao cấp của Đảng và nhà nước Việt Nam”. Ông này nói với BBC: "Đấy
là một nửa bình luận có thể nói là tán thành với ý kiến của anh Hiệp, tuy nhiên
tôi nghĩ rằng những chuyện như thế cũng chỉ là một sự phỏng đoán mà thôi. Sự
phỏng đoán ấy còn phải đặt rất nhiều câu hỏi ở sự phỏng đoán đây”.
Đúng là những kẻ “cầm đèn chạy trước ô tô”. Đường lối, chính
sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam là nhất quán, là không thay đổi, đó
là “độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển;
đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc
tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi…”.
Thực tế cho thấy, thời
gian qua khi tình hình quốc tế, khu vực và trong nước đang có những thay đổi mạnh
mẽ, diễn biến phức tạp, đặc biệt đó là sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc bành
trướng, bá quyền, nước lớn Trung Quốc khiến một số người đặt ra câu hỏi, liệu
Việt Nam có thay đổi chính sách đối ngoại, chính sách quốc phòng? Phải chăng đã đến lúc Việt Nam nên từ
bỏ chính sách quốc phòng “ba không” của mình? Theo Mỹ hay thoát Trung?...
Trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc ta;
từ lý luận cũng như kinh nghiệm, bài học lịch sử cho thấy, trong điều kiện địa chính
trị của Việt Nam, để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ,
trong đó có biển, đảo, nguyên tắc độc lập, tự chủ trong đường lối chính trị và
chiến lược quốc phòng của Đảng và Nhà nước ta là bất biến. Chỉ có độc lập, tự
chủ mới giúp Việt Nam tồn tại, đồng thời duy trì được sự ổn định và phát triển,
đây là nguyên tắc quán và không thay đổi.
Thời gian qua, quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã có những
bước phát triển rõ rệt, nhất là trong bối cảnh hai nước đang chuẩn bị kỷ niệm
20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai nước cũng đã thiết lập quan hệ đối tác
toàn diện. Với sự tin cậy và tôn trọng lẫn nhau, quan hệ hợp tác toàn diện dựa
trên các nguyên tắc cơ bản sau: Tôn trọng lẫn nhau và những lợi ích chung; Tôn
trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính
trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Trong vấn đề Biển Đông, quan
điểm của Hoa Kỳ là lên án các hành động khiêu khích, đe doạ dùng vũ lực trong
giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông, lên án việc Trung Quốc cải tạo, xây dựng
đảo ở Biển Đông, “quân sự hoá” Biển Đông. Còn quan điểm của Việt Nam đó là
Hoàng Sa, Trường Sa là chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam, mọi tranh chấp
phải được giải quyết bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp
quốc tế.
Trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam luôn coi trọng quan
hệ với Trung Quốc, hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện,
bởi vậy Việt Nam luôn mong muốn duy trì quan hệ hoà bình, tốt đẹp với Trung
Quốc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hữu nghị, hợp
tác cùng phát triển.
Lịch sử Việt Nam, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ
độc lập dân tộc ở thế kỷ XX, nhiều cường quốc đã lợi dụng việc giúp đỡ Việt
Nam, rồi lại thỏa hiệp với nhau vì lợi ích của họ (Trung Quốc bắt tay với Mỹ để
thoả thuận, chia chác lợi ích). Tuy Việt Nam không quên quá khứ, nhưng chúng ta
cũng luôn nhớ các bài học đó để tự tin để xây dựng các quan hệ quốc tế mới
hướng tới tương lai. Việt Nam luôn mong muốn tiếp tục phát triển những mặt tích
cực, đặc biệt là không bao giờ quên sự giúp đỡ, ủng hộ của tất cả các quốc gia,
dân tộc trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Tuy
nhiên, Việt Nam lên án trước dư luận quốc tế đối với một số cơ quan truyền
thông nước ngoài xuyên tạc lịch sử, phá hoại nỗ lực của Việt Nam trong việc xây
dựng các quan hệ quốc tế mới vì lợi ích của nhân dân mỗi nước và vì hòa bình
thịnh vượng của cộng đồng quốc tế. Thiết nghĩ, Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể chia
sẻ với Việt Nam nhận thức này.
Nguyên tắc độc lập, tự chủ, đặt lợi ích của dân tộc lên trên
hết, cùng với chính sách “Không tham gia liên minh quân sự, không là đồng minh
quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở
Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia”, không chỉ là kinh nghiệm
quý của cách mạng Việt Nam, mà còn là truyền thống yêu chuộng hòa bình của dân
tộc ta, nhân dân ta. Việc đồn đoán rằng “Việt Nam sẽ ngã về đâu” trong chính
sách đối ngoại, trong quan hệ quốc tế thực chất là âm mưu và hành động xuyên
tạc chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại, chính sách quốc phòng của Việt
Nam của một số người mang dã tâm xấu, hòng gây hoài nghi trong nhân dân, phá
hoại đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta mà thôi.
Độc lập, tự chủ không chỉ là nguyên tắc mà còn là cơ sở
chính trị cho hợp tác quốc tế nói chung, trong đó có hợp tác về quân sự của
Việt Nam với các nước, không phân biệt chế độ xã hội, hệ tư tưởng nhằm giữ gìn
môi trường hòa bình để xây dựng đất nước.
Việt Nguyễn
dư luận của giới rận rất quan tâm cái vấn đề này theo kiểu tư duy "thọc gậy bánh xe", giới rận rất chú tâm vấn đề này cũng dễ hiểu bởi chính giới rận đang ôm váy của quan thầy bên ngoài nên chính sách đối ngoại của Việt Nam như thế nào có tác động tới túi tiền của giới rận được nhận từ bên ngoài vào. nhìn chung, đều ra tiền mà làm đổ đốn khốn nạn giới rận mà ra.
Trả lờiXóaGiới "rận" đang lo lắng xem số phậm sau này sẽ như thế nào nên ra sức tiến hành kiếm gậy để chọc bánh xe, cẩn thận không lại bik xe nó đè vào người thì khổ. Việt Nam là một quốc gia độc lập và tự chủ vì vậy lựa chọn hợp tác với ai là quyền của ta. Các nhà lãnh đạo đất nước sẽ cân nhắc và đặt lợi ích quốc gia và chủ quyền tổ quốc lên trước tiên
XóaViệt Nam trước nay luôn tự chủ và độc lập, việc các nhà rận cứ đua nhau thi thố trò đoán mò về chính sách Việt Nam mới thấy sự nhàn rỗi ăn không ngồi rồi của đám rận, thế mới bảo "nhà cư vi bất thiện", nhà rận nên tư duy trong sáng hơn tí chứ đừng ngồi đó mà tư duy theo kiểu đoán mò như trên.
Trả lờiXóaĐể thoát khỏi cái bóng của Trung Quốc, giải pháp duy nhất cho Việt Nam là theo Mỹ
Xóa"...là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế...", đây là một trích đoạn trong đường lối đối ngoại tại Đại hội Đảng lần thứ XI của Việt Nam. Từ đó, có thể thấy Việt Nam luôn muốn chung sống hòa bình, là đối tác tin cậy trong cộng đồng quốc tế. Ngay như gần đây, Trung Quốc có những hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, nhưng Việt Nam vẫn coi Trung Quốc là đối tác, luôn kêu gọi việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp ngoại giao, hòa bình, không sử dụng vũ trang. Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam. Nếu Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào khác tôn trọng và muốn làm bạn với Việt Nam thì Việt Nam sẵn sàng trở thành đối tác tin cậy. Việt Nam không bao giờ ngả về bất cứ thế lực nào, Việt Nam luôn có chính kiến của mình.
Trả lờiXóaĐừng vội vàng đưa ra kết luận quá sớm rằng Việt Nam sẽ ngả về đâu. Vì sự phát triển quốc gia và Việt Nam biết ở mỗi quốc gia điều gì cần cho nước phát triển kinh tế, an ninh và quốc phòng. Đó gọi là hợp tác
Trả lờiXóaViệt Nam là đất nước độc lập, chủ quyền và rất quý trọng hòa bình, Việt Nam sẽ không tham gia vào bất cứ liên minh quân sự nào để chống lại quốc gia khác. Các nhà lãnh đạo Việt Nam luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, k đánh đỏi chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc lấy tình hữu nghị viễn vông.
Trả lờiXóaDó đó, Việt Nam sẽ cương quyết k để lợi ích quốc gia bị ảnh hưởng và tuân thủ pháp luật quốc tế
Hai ông lớn, một ông ở ngay cạnh, một ông ở rất xa ông nào thì cũng muốn kéo nước ta về phía họ. Nhưng dù ngả về phía nào đi chăng nữa thì việc làm đó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới lơi ích của đất nước cả. Được lòng ông nọ mất lòng ông kia. Có lẽ vì thế mà cho tới thời điểm này những nhà lãnh đạo đất nước vẫn đang tìm kiếm cho mình một con đường đi để cân bằng lợi ích giữa đôi bên.
Trả lờiXóaViệt Nam cần phải có chính sách ngoại giao hợp lý để hài hòa mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ. Nếu ta ngả về phía Mỹ thì Trung Quốc ở ngay phía trên ta sẽ có những phản ứng không có lợi đối đất nước. Đồng thời nếu ta ngả về Trung Quốc, lệ thuộc vào Trung Quốc thì Mỹ chắc chắn sẽ tìm cách cản trở sự phát triển của Việt Nam. Việt Nam cần thận trọng khi lựa chọn chính sách ngoại giao.
XóaVấn đề Biển đông hiện nay đang là vấn đề lớn liên quan đến nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, mà Việt Nam hiện giờ lại nằm giữa 2 ông lớn đó là Mỹ và Trung Quốc, vì vậy nên chính sách ngoại giao của Việt nam trong thời gian tới là rất quan trọng làm sao để giải quyết vấn đề một cách ổn thỏa trong đó vẫn giữ được các quan hệ đối tác với các nước để góp phần thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam
Trả lờiXóaTrên thế giới đúng là chưa có nước nào như Việt Nam, một đất nước mà chiến tranh nhiều hơn hòa bình, nên chúng ta biết rõ trong quan hệ quốc tế nên như thế nào cho hợp lí, nằm giữa 2 nước lớn như Mỹ Trung Quốc nên ngoại giao phải hết sức mềm dẻo, chúng ta không thể để cho độc lập chủ quyền đất nước bị chúng xâm hại được, tuy nước nhỏ nhưng chúng ta quyết giữ bằng được chủ quyền đất nước.
Trả lờiXóaViệt Nam là một nước tự lực, tự cường. Tuy chưa thực sự sánh vai cùng cường quốc năm châu nhưng tiềm năng của Việt Nam là vô hạn. Việt Nam không ngả về một thế lực nào cả và cũng chẳng có thế lực nào có khả năng ép buộc Việt Nam ngả về phía mình cả. "Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi".
Trả lờiXóaVới Trung Quốc, luôn giữ tư tưởng bành trướng của mình và đã không ít lần "cắn trộm" Việt Nam, cho nên không thể chơi với kẻ "thâm như Tàu" được. Còn với Mỹ, chưa bao giờ Mỹ và đồng minh của mình từ bỏ ý nghĩ xóa sổ chủ nghĩa xã hội, thử hỏi như thế thì làm sao Việt Nam có thể ngả về phía Mỹ đây. Thế mà các "nhà nghiên cứu" kia lại phán như Gia Cát Dự trong Gala cười vậy. Haiz
Trả lờiXóaKhông hiểu ở đâu xuất hiện những "nhà nghiên cứu" ở trong nước như thế này. Không danh không phận, tự nhiên lại được nhảy lên mặt báo với hão danh "nhà nghiên cứu". Quá ảo tưởng. Đối với Việt Nam, nguyên tắc độc lập, tự chủ và lợi ích dân tộc được đặt lên trên hết. Do đó sẽ không có chuyện nghiêng về bên nào hay dựa vào bên nào để chống lại bên nào. Việt Nam quyết tâm bảo vệ mình bằng chính sức mạnh của mình.
Trả lờiXóa