Tổng thống Pháp gặp lãnh tụ Cuba Fidel Castro
Ngày 11/5, Tổng thống Pháp Francois
Hollande đã tới thủ đô Havana, bắt đầu chuyến thăm lịch sử tới Cuba. Ông Francois
Hollande trở thành lãnh đạo phương Tây đầu tiên đến Cuba từ sau khi Mỹ và quốc
đảo này tuyên bố sẽ bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Việc người lãnh
đạo của một quốc gia phương Tây đặt chân tới Cuba đánh dấu một bước tiến mới
trong quan hệ giữa Cuba với phương Tây.
Quan hệ Cuba với Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung đã đóng băng từ đầu
những năm 1960, khi Washington cắt đứt quan hệ ngoại giao và áp đặt lệnh cấm
vận thương mại với Havana. Thậm chí, Mỹ còn đưa Cuba vào danh sách các nước tài
trợ chủ nghĩa khủng bố, cùng với một số nước khác mà họ liệt vào cái gọi là “trục
ma quỷ” là Syria, Sudan và Iran. Liên minh châu Âu ngừng quan hệ với Cuba vào
năm 2003 nhưng đã nối lại vào tháng 4/2014.
Ngày 17/12/2014 đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong quan hệ giữa Mỹ và Cuba
khi Chủ tịch Cuba Raul Castro và Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng tuyên bố quyết
định tái thiết lập quan hệ ngoại giao, mở đường cho tiến trình bình thường hóa
quan hệ. Kể từ đó đến nay nhiều quan chức cấp cao của Mỹ và châu Âu đã đến thăm
Cuba, bao gồm Thống đốc Bang New York (Mỹ) Andrew Cuomo, Đại diện cấp cao phụ
trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica
Mogherini, các nhà ngoại giao cấp cao từ Nhật Bản và Nga. Trong đó, Tổng thống
Pháp Francois Hollande
là nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên đến quốc đảo vùng Caribe này.
Ngay sau khi đặt chân tới Cuba, Tổng thống Pháp đã phát
biểu rằng: "Tôi đến Cuba với một cảm xúc sâu sắc bởi đây là lần đầu tiên
một tổng thống của Pháp tới thăm Cuba. Đây cũng là lần đầu tiên một tổng thống
của Tây Âu đến thăm Cuba kể khi nước này mở cửa với thế giới bên ngoài”.
Bên cạnh đó, ông Hollande cũng cho rằng, việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế kéo dài nhiều thập
kỷ qua với Cuba sẽ giúp kinh tế quốc đảo này phát triển. Nó có vai trò vô cùng
quan trọng trong việc giúp Cuba kết nối với thế giới bên ngoài. Thực tế cho
thấy, việc quan hệ giữa Cuba và Mỹ đóng băng, cùng với đó là các lệnh cấm vận
của Mỹ và phương Tây đối với Cuba đã khiến cho Cuba gặp rất nhiều khó khăn
trong phát triển kinh tế. Theo thống kê, lệnh cấm vận của Mỹ đã khiến Cuba
thiệt hại 3,9 tỉ USD tính từ tháng 5/2013 đến tháng 6/2014, nâng mức tổng thiệt
hại kinh tế sau nửa thế kỷ cấm vận lên 116,8 tỉ USD (theo giá hiện hành). Nếu
tính theo theo tỉ lệ trượt giá của đồng USD với giá vàng quốc tế thì con số này
lên đến 1.100 tỉ USD (theo Reuters). Ngược lại, theo Phòng Thương mại Mỹ, lệnh
cấm vận kéo dài gần 11 đời tổng thống Mỹ làm nước này mất 1,2 tỉ USD/năm.
Theo thỏa thuận mới, Mỹ sẽ dỡ bỏ hạn chế đối với Cuba trong các lĩnh vực
đi lại, kiều hối, hoạt động ngân hàng… Mỹ cũng xem xét mở sứ quán tại Havana
trong vài tháng tới và ông Obama cam kết sẽ thúc giục Quốc hội Mỹ dỡ bỏ cấm vận
thương mại đối với Cuba.
Có thể nói, việc Cuba và Mỹ đang bước những bước đi đầu tiên trong lộ
trình bình thường hóa quan hệ cho thấy Cuba đã sẵn sàng bước vào quá trình hội
nhập quốc tế, tham gia vào các sân chơi chung của thế giới. Vẫn biết, quá trình
hội nhập sẽ đặt ra những thách thức đối với Cuba, nhất là trong vấn đề đảm bảo
an ninh quốc gia, chủ quyền. Tuy nhiên, việc tham gia vào sân chơi chung của
thế giới, vào quá trình hội nhập quốc tế là điều hoàn toàn phù hợp với xu thế
thế giới hiện nay. Điều đó sẽ giúp Cuba từng bước phát triển và nâng cao mức
sống của người dân. Đó là điều hợp lý để giúp Cuba duy trì sự phát triển.
Việt Nguyễn
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế chung của thời đại, mọi quốc gia mọi vùng lãnh thổ muốn phát triển hơn nữa muốn tận dụng những lợi thế của mình và những gì mình không có đều cần phải mở cửa, phải hội nhập. Cuba có lẽ đã nhìn thấy điều đó nên đã và đang đẩy mạnh công cuộc mở cửa, hội nhập quốc tế của mình để có thể bắt kịp với thời đại.
Trả lờiXóaDù sao thì cũng thấy có điều buồn cười. Từ trước tới nay dù Mỹ cấm vận Cu Ba thì Việt Nam vẫn anh em có nhau. Giờ Mỹ bỏ cấm vận rồi thì mới thấy những kẻ khác tới. Sao trước đó không lên tiếng như Việt Nam đi.
Trả lờiXóaHành trình hội nhập của đất nước anh em Cu Ba đang tái hiện lại những gì mà Việt Nam đã trải qua hơn 30 năm về trước. Hy vọng với những chính sách cải cách mới đất nước anh em sẽ ngày càng phát triển và giữ vững lập trường cách mạng của mình. Và hy vọng những bài học về mở cửa của Việt Nam sẽ giúp ích cho sự phát triển trong tương lai của Cu Ba!
Trả lờiXóaCuba là một trong những quốc gia kiên định với con đường xã hội chủ nghĩa mặc dù gặp phải vô vàn khó khăn, vô vàn cản trở. Nhưng trong thời gian Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, người bạn, người anh em tốt đó luôn sát cánh, kề vai, nhiệt tâm giúp đỡ chúng ta. Cuba mặc dù không phải là một quốc gia lớn mạnh, giàu có, nhưng họ luôn giúp đỡ Việt Nam một cách vô tư, không toan tính và vụ lợi. Mong sao người anh em tốt của dân tộc Việt Nam bước đầu mở cửa hội nhập sẽ ngày càng phát triển và lớn mạnh xứng đáng với tầm vóc của mình.
Trả lờiXóaCách đây 20 năm Việt Nam cũng như Cuba bây giờ. Từ đó đến nay, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, thoát khỏi nhóm những nước nghèo, trở thành một nước đang phát triển. Hy vọng người anh em Cuba tiếp tục giữ vững định hướng và phát triển lớn mạnh hơn nữa.
Trả lờiXóa