Bài viết trên Vnexpress
Báo điện tử Vnexpress ngày 28/5 trong
chuyên mục Pháp luật đăng tải bài viết có tiêu đề “Đại biểu công an nghi ngại “quyền im lặng” gây cản trở điều tra” của
tác giả Võ Hải. Trong bài viết này, tác giả trích dẫn các phát biểu của các đại
biểu Quốc hội tại phiên thảo luận chiều 27/5 về dự án Luật tố tụng
hình sự (sửa đổi).
“Quyền im lặng”
là một nội dung thu hút được sự tranh luận của các đại biểu. Một số đại biểu
cho rằng thực thi "quyền im lặng"
thể hiện sự tiến bộ, phù hợp với công ước về dân sự mà Việt Nam đã tham gia.
Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng, cần cân nhắc kỹ lưỡng khi quy định “quyền
im lặng” của nghi can vì sẽ gây cản trở cho quá trình điều tra mà chỉ nên quy định theo hướng người bị bắt,
bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự do trình bày lời khai, không bị ép buộc
đưa ra lời khai chống lại chính mình và không bị ép buộc nhận mình
có tội, như thế phù hợp hơn.
Thế nhưng, báo
điện tử Vnexpress lại giật tít bài viết theo hướng quy kết rằng, đại biểu Công
an “nghi ngại” quyền im lặng sẽ gây cản trở điều tra, đại ý rằng đại biểu công
an phản đối quyền này. Việc giật tít một bài viết như vậy theo tôi chưa thực sự
khách quan, đặc biệt là nó lại liên quan đến một vấn đề đang được tranh luận,
thảo luận, thu hút được sự chú ý của nhiều người. Điều này, vô tình sẽ khiến không ít người chưa
hiểu cụ thể thế nào là “quyền im lặng” sẽ cho rằng, chỉ có công an là phản đối
quyền này. Chính cách giật tít như vậy chẳng biết vô tình hay hữu ý đã truyền tải
đi “thông điệp” trên.
Ở đây, tôi không phải bênh vực cho Công
an hay cho bất kỳ ai, tôi chỉ muốn nói rằng, làm báo cần phải có sự khách quan
và công tâm, nhìn nhận mọi vấn đề dưới con mắt toàn diện không nên chủ quan,
phiến diện. Đó mới là phẩm chất cần có của một người làm báo.
Tại
một số nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, họ quy định “quyền im lặng” là
quyền không khai báo khi không có sự tư vấn, chứng kiến của luật sư. Theo đó,
khái niệm im lặng không có nghĩa là không nói bất cứ điều gì mà im lặng là chưa
khai khi chưa có sự hiện diện của luật sư. Hiểu theo cách như trên thì im lặng
chỉ được thực hiện trong một giới hạn nhất định, khi chưa có luật sư thì người
bị bắt, người bị tạm giữ sẽ không khai báo bất cứ điều gì có liên quan đến nội
dung vụ việc.
Với một số người, “quyền
im lặng” cần được hiểu là quyền cho phép người bị bắt, bị tạm giữ không khai bất
cứ điều gì liên quan đến vụ việc trong suốt quá trình tố tụng, kể cả những câu
hỏi đơn nhất của điều tra viên như tên, tuổi, nghề nghiệp… bởi trách nhiệm chứng
minh là thuộc về cơ quan điều tra.
Theo
GS Nguyễn Ngọc Anh, “quyền im lặng” không phù hợp với thực tiễn văn hóa nước
ta. Ông đánh giá, đa phần người bị tình nghi khi bị bắt đều kêu oan, chứ không
im lặng. Một số ý kiến khác cho rằng, đối với những vụ tội phạm có tổ chức hoặc
tội phạm nguy hiểm, việc khẩn trương lấy lời khai của người bị bắt sẽ giúp công
tác phá án được nhanh chóng, tránh nguy hiểm cho xã hội”.
Ông
Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng VKSND Tối cao cho rằng Bộ luật Tố tụng hình sự hiện
hành đã quy định quyền này. Tại Điều 10 quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội
phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng
không buộc phải chứng minh là mình vô tội”. Hay các điều 48, 49, 50 quy định:
“Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, đưa ra ý kiến”.
Thiếu tướng Trịnh Xuyên, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa cho rằng, việc
quy định “quyền im lặng” là vô lý, gây khó khăn cho các cơ quan hoạt động tố
tụng, là một nguyên nhân phát sinh tội phạm. “Giết người, đánh người gây thương
tích mà bảo là được quyền im lặng, không phải trình bày gì cả thì không đúng.
Trong điều kiện và trình độ dân trí của chúng ta như vậy, việc này không phù
hợp, gây khó khăn cho các cơ quan đấu tranh bảo vệ pháp luật, hiệu quả đấu
tranh phòng chống tội phạm sẽ thấp”.
Theo cá nhân tôi, hiện nay ở nước ta mới có 20% vụ án
hình sự có luật sư tham gia, nếu triển khai tích cực sẽ có thêm khoảng 10% nữa.
Chúng ta không thể đáp ứng qui định mọi người đều có quyền có luật sư vì rõ
ràng Việt Nam chưa thể bảo đảm được điều đó, dù có huy động cả hệ thống trợ
giúp pháp lý.
http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/dai-bieu-cong-an-nghi-ngai-quyen-im-lang-gay-can-tro-dieu-tra-3225041.html
Việt Nguyễn
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét