Thông tin trên BBC
BBC tiếng Việt đăng tin, gần 20 tổ chức trong và ngoài nước hoạt động
vì “quyền con người” đã ký tên vào một tuyên bố kêu gọi chính quyền Việt Nam
trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức (người hiện đang thụ án 16 năm tù về
tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Trong danh
sách các tổ chức ký tên trên không khó để nhận ra những tổ chức có thâm niên “chống
cộng”, chống Việt Nam, như: “Ân xá quốc tế” (Amnesty International - Anh); “Những người bảo vệ Dân
quyền” (Civil Rights Defenders - Thụy Điển); “Ngôi nhà tự do” (Freedom House -
Hoa Kỳ); “Hội Ái hữu tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam”; “Bạch Đằng Giang
Foundation”; “Hội Bầu Bí Tương Thân”; “Diễn đàn Xã hội Dân sự”; “Hội Nhà báo
độc lập Việt Nam”; “Con Đường Việt Nam”…
Điều đáng
nói là lời kêu gọi này
được đưa ra nhân dịp tròn sáu năm ngày ông Thức bị bắt giữ và khởi tố (ngày
24/5/2009).
- Tại sao lại kêu gọi trả tự do cho
Trần Huỳnh Duy Thức?
Câu hỏi đặt ra là tại sao các tổ chức
trên lại ký tên yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức
vào thời điểm này? Câu trả lời không khó, đó là vì TPP. Ai cũng biết, đây là
giai đoạn hết sức quan trọng trong quá trình đàm phán gia nhập “Hiệp định đối
tác thương mại xuyên Thái Bình Dương” (TPP). Cho đến nay, đã có 12 nước tham
gia vào đàm phán TPP (bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia,
Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản). Đàm phán TPP
hiện đang là một trong những đàm phán thương mại quan trọng nhất của Việt Nam,
bao gồm không chỉ các vấn đề về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ mà còn cả
những vấn đề phi thương.
Vì vậy, các tổ chức trên nhân cơ hội
này để gây sức ép với Việt Nam, chúng dùng chiêu bài “nhân quyền” để nhằm can
thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Chính vì vậy, thời gian qua các tổ
chức này liên tục kêu gọi Việt Nam trả tự do cho đối tượng này với đối tượng
khác. Điều đáng nói những đối tượng đó không phải là đối tượng phạm các tội hình
sự thông thường mà là các đối tượng có thâm niên chống đối chính trị ở Việt
Nam. Dưới vỏ bọc “nhân quyền” chúng nhân cơ hội này để can thiệp yêu cầu Việt
Nam trả tự do cho các đối tượng, ngược lại nếu chúng ta không đáp ứng yêu cầu
chúng xem đó là một cái cớ để vu cáo, để hạ uy tín Việt Nam.
- Trần Huỳnh Duy Thức có bị kết án
oan?
BBC tiếng Việt đưa tin. Trao đổi với
BBC, ông Trần Văn Huỳnh (bố Trần Huỳnh Duy Thức) nói, “trong bối cảnh hiện nay
khi mà Việt Nam đang đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)
với Hoa Kỳ, thì ông hy vọng con trai ông cùng các tù nhân lương tâm khác sẽ
được trả tự do trước thời hạn”.
Ông Huỳnh cũng nói với BBC, “Con tôi
khẳng định là mình bị kết tội oan sai theo kết luận của Tòa sơ thẩm và Tòa
phúc thẩm và hy vọng bản án sẽ được xem xét lại theo đúng quy định của pháp
luật Việt Nam.”
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, năm
2001, Trần Huỳnh Duy Thức thành lập Công ty cổ phần Internet Một kết nối kinh
doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin và dịch vụ điện thoại. Tuy nhiên, do
có sẵn tư tưởng bất mãn với chế độ, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước,
Thức nhen nhóm tư tưởng đòi thay đổi cơ chế kinh tế và thể chế chính trị của Việt
Nam. Vì vậy cuối năm 2005, Thức thành lập "Nhóm nghiên cứu Chấn" và
lôi kéo Lê Thăng Long, Lê Thị Thu Thu, Trần Thị Thu, Cù Thị Phương (đều là nhân
viên của Công ty Một kết nối). Thức và các đối tượng này tổ chức nghiên cứu,
phân tích tình hình và cho rằng Việt Nam bị khủng hoảng kinh tế vào cuối năm
2010 nên đây là thời cơ hành động, thời điểm "phất cờ".
Lúc đó, Thức sẽ tham gia lãnh đạo
"chính phủ mới" để điều hành đất nước. Để thực hiện ý đồ này, Thức đã
lập website "Chanlachong" tuyên truyền cho hoạt động của "Nhóm
nghiên cứu Chấn", lôi kéo tầng lớp trí thức, làm tài liệu kêu gọi tập hợp
lực lượng lấy tên gọi là "Tuyên ngôn Lạc Hồng" nêu rõ mục đích:
"Tôi sẽ lãnh đạo dân tộc Lạc Hồng giành lấy quyền lực chính trị cho toàn dân
chúng trong năm Canh Dần 2010; tiếp cận với những lãnh đạo cao cấp của Đảng và
Nhà nước nhằm tác động chuyển hóa tư tưởng, gây nghi ngờ, mất đoàn kết nội bộ;
kêu gọi Chính phủ các nước và tổ chức phi chính phủ có tư tưởng thù địch chống
Việt Nam ủng hộ hoạt động của "Nhóm nghiên cứu Chấn"...
Bản cáo trạng còn phân tích, Thức
phân công nhiệm vụ cho từng người trong nhóm, vạch rõ kế sách "Đoài đánh
Đoài". Cụ thể, Thức cho rằng trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam có hai
thành phần, Thức sẽ tác động để người "cấp tiến" loại trừ người
"cơ hội". Trong những năm đầu thành lập, "Nhóm nghiên cứu
Chấn" chủ trương liên kết với lực lượng mà Thức cho là "cấp
tiến" trong Đảng Cộng sản Việt Nam để nắm quyền lãnh đạo đất nước và cho
đến năm 2020 sẽ xóa bỏ hoàn toàn vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thức lập ra 3 blog: "Trần Đông Chấn", "Psonkhanh",
"Change we need" và một số e-mail với tên gọi khác nhau nhằm che giấu
thân phận, tránh bị phát hiện; đăng tải nhiều tài liệu có nội dung xuyên tạc sự
thật, chống đối sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Chính phủ, gây mất niềm
tin của quần chúng nhân dân. Cơ quan điều tra đã thu thập trên blog "Trần
Đông Chấn" có 22 tài liệu, blog "Psonkhanh" có 15 tài liệu,
"Change we need" có 23 tài liệu mang những nội dung chống đối nêu
trên.
Ngoài ra, Thức còn làm tài liệu
"Con đường Việt Nam" vạch ra một kế hoạch tổng thể về hoạt động nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân. Ngoài ra, để triển khai kế sách "Đoài đánh
Đoài", Lê Thăng Long đã tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XII để nếu trúng
cử sẽ có tiếng nói ảnh hưởng đến Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo vị trí trong cơ
quan quyền lực cao nhất để tiếp cận, tác động lãnh đạo cao cấp ủng hộ hoạt động
của "Nhóm nghiên cứu Chấn". Thức giúp vận động bầu cử cho Long, chuẩn
bị nội dung trả lời phỏng vấn báo chí...
Vậy, Trần Huỳnh Duy Thức bị kết án có
oan, sai hay không? Câu trả lời là không? Đó là bản án thích đáng dành cho
những kẻ mang dã tâm chống phá đất nước, muốn lật đổ chế độ này để tìm kiếm
vinh quang dưới sự bảo trợ của nước ngoài.
Rõ ràng, hành động trên của một số tổ
chức trên rõ ràng là hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam,
dùng con bài “nhân quyền” để gây sức ép, chống phá Việt Nam.
Việt Nguyễn