 |
Lãnh đạo các nước ASEAN chụp ảnh lưu niệm tối 26.4 |
Tử Trần Sơn
Với vị trí quan trọng của mình, những vấn đề liên quan đến
biển Đông luôn thu hút sự chú ý không chỉ của các quốc gia trong khu
vực mà còn đối với các quốc gia khác trên thế giới...
Thời gian gần đây, Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc
thay đổi hiện trạng ban đầu tại khu vực biển Đông. Hành động này vừa
bộc lộ rõ tham vọng của Trung Quốc tại khu vực này, vừa cho thấy
cách hành xử không tuân thủ luật pháp mà Trung Quốc đang cố tình
thực hiện. Tuy nhiên, cũng chính từ những hành động như vậy đã cho
thấy thực tế rằng, vấn đề biển Đông thực sự luôn là mối quan tâm
của không chỉ các quốc gia trong khu vực mà còn đối với cả các quốc
gia khác trên thế giới.
Với hàng ngàn bài viết liên quan đến chủ đề này đã nói nên
“sức nóng” tại khu vực biển Đông – nơi mà Trung Quốc đã và đang có
những hành động bất chấp cộng đồng quốc tế. Tại Hội nghị cấp cao
Asean lần thứ 26 diễn ra sáng 27/4 tại trung tâm Hội nghị Lula Lumpur,
Malaysia thì chủ đề về biển Đông lại tiếp tục được đề cập; trong đó
nhấn mạnh đến việc thúc đẩy thỏa thuận về Bộ quy tắc ứng xử trên
Biển Đông.
Việc thúc đẩy và hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông
đã được nêu ra nhiều lần tại nhiều diễn đàn quan trọng trong khu vực;
tuy nhiên điều quan ngại có lẽ vẫn xuất phát từ phía Trung Quốc với
quan điểm tự cho mình ở thế của một quốc gia có tiềm lực kinh tế,
chính trị, quân sự. Phía Trung Quốc dường như vẫn duy trì việc hành
động theo cách “nói một đằng và làm một nẻo”. Trên các diễn đàn
công khai, Trung Quốc tuyên bố đàm phán và giải quyết các tranh chấp
theo hướng hòa bình, nhưng thực tế họ đã và đang tiến hành một loạt
các hành động làm thay đổi hiện trang ban đầu tại khu vực Biển Đông.
Điều rất dễ để nhận thấy đó là Trung Quốc không hề có toàn quyền
tại khu vực này và họ đang cố tình tạo ra các “bằng chứng giả” dựa
trên các vật liệu có thật là: cát và xi măng. Các quốc gia như
Philippin, Inddonessia đã laatf lượt công bố các ảnh vệ tinh cho thấy
Trung Quốc đang thúc đẩy bất hợp pháp việc xây dựng các đảo nhân tạo
tại khu vực không thuộc chủ quyền của họ.
Tại Hội nghị này, Thủ tướng Najib RazK đặc biệt nhấn mạnh đến
việc cần thiết hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)
“Trong khi chúng ta tiếp tục cam kết gắn bó với nhau và cùng hợp tác
thì chúng ta cần giải quyết những khác biệt một cách hòa bình trong
khu vực của chúng ta, trong đó có cả các tuyên bố chủ quyền trên
những vùng biển chồng lấn mà không làm gia tăng căng thẳng...”. Ông
Najib RazK cũng khẳng định “Tôn trọng Công ước Liên Hợp Quốc về luật
biển năm 1982 phải là nền tảng của các quy tắc về hợp tác và hoạt
động trên Biển Đông. Với vai trò là Chủ tịch Asean, Malaysia hy vọng
sẽ đạt được tiến bộ trong nỗ lực sớm tiến tới kết quả của Bộ quy
tắc ứng xử trên Biển Đông”
Thiết nghĩ, với vị thế của một quốc gia lớn và trên cơ sở
khẳng định niềm tin với cộng đồng quốc tế thì Trung Quốc cần phải
chấm dứt ngay lập tức các hành động vi phạm tại khu vực Biển Đông
và tham gia vào việc hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử!
Đúng như dự đoán của tôi. Hội nghị cấp cao lần thứ 26 sẽ đề cập rất nhiều tới vấn đề biển đông. Có một điều đáng buồn là Campuchia lại phản lại asean để ủng hộ Trung Quốc một cách mù quáng.
Trả lờiXóa