Người Thủ Thư
Có lẽ chẳng còn ai xa lạ với cụm từ “con
đường tơ lụa” khi nó được gắn với tham vọng của Trung Quốc. Đã từ
rất lâu, “con đường tơ lụa” là một phần trong “Giấc mộng Trung Hoa”
của Trung Quốc. Với hàng loạt các hành động nối tiếp hành động
trong thời gian vừa qua, Trung Quốc càng cho thấy rõ tham vọng thái
quá của mình. Nói là thái quá có lẽ còn hơi nhẹ vì nhiều hành
động mà Trung Quốc đã thực hiện là vi luật pháp quốc tế. Với vị
thế đang lên, Trung Quốc cho mình một cái “đặc quyền” là bằng sức
mạnh quân sự, kinh tế, chính trị để áp đặt ý chí của mình đối với
nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Hiển nhiên, cả thế
giới đều đã được chứng kiến và coi đó là kiểu hành động “mang tên
giàn khoan HD981” củ Trung Quốc. Mặc dù bản chất của hành động ấy
chính là việc “xâm phạm chủ quyền kiểu mới” nhưng Trung Quốc lại cố
tình lớn tiếng nói về cái gọi là “chính nghĩa”. Thế giới cũng đã
được mục sở thị cái kiểu hành sự “nói một đằng và làm một nẻo”
của Trung Quốc. Người ta không hề thấy bóng dáng của hòa bình, hữu
nghị, tôn trọng lẫn nhau khi mà Trung Quốc vẫn cố tình có nhiều hành
động khiêu khích trên khu vực Biển Đông và tìm cách thay đổi hiện
trạng ban đầu tại khu vực này.
Gần đây, nối tiếp các hành động thực hiện
“giấc mộng Trung Hoa”, Trung Quốc tiếp tục dùng hàng tỷ USD thúc đẩy
chiến lược con đường tơ lụa mới, nhằm giải tỏa áp lực kinh tế trong
nước và cạnh tranh sức ảnh hưởng với Mỹ tại khu vực châu Á. Ấy, rõ
ràng là Trung Quốc đang củng cố tham vọng bá chủ của mình mà thôi.
Thực tế, chiến lược con đường tơ lụa mới được
công bố lần đầu năm 2013, gồm 2 cấu phần là vành đai kinh tế (trên
bộ) và con đường tơ lụa (trên biển). Chiến lược này nhàm tới ba lục
địa Á, Âu, Phi, với một đầu là trung tâm kinh tế Đông Á, một đầu Châu
Âu – cả hai đều rất phát triển và các quốc gia nằm giữa có tiềm
lực phát triển lớn.
Để hiện thực hóa việc chiến lược ấy, trong đó
có con đường tơ lụa, Trung Quốc đã “dám chi” 40 tỷ USD thành lập quỹ
con đường tơ lụa vào cuối năm 2014. Nhưng điều đáng nói là, quỹ này
được thành lập trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang đứng trước
thách thức của tệ nạn tham nhũng. Nhiều quan chức cấp cao bị điều
tra về hành vi này. Điều đó, một lần nữa khẳng định Trung Quốc đã
và đang tìm cách đẩy làn sóng áp lực trong nước hướng ra bên ngoài,
mà việc thúc đẩy hoàn thiện con đườn tơ lụa là một trong những mục
tiêu nằm trong toan tính ấy. Nguồn tin liên quan cho hay, Bắc Kinh sẽ sử
dụng 62 tỷ USD đầu tư vào ngân hàng Phát triển Quốc gia (CDB) và Ngân
hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank), nhằm hỗ trợ cho chiến lược tư lụa
mới, hay nói cách khác là “Một vành đai, một con đường”
Và cuối cùng, điều cần phải nhắc lại là, dù
con đường ấy có tên là “con đường tơ lụa” hay một cái tên khác thì
cũng phải tuân thủ các quy tắc pháp luật. Nói một cách khác, một
con đường theo đúng nghĩa phải phục vụ cho lợi ích chung và phải bao
gồm các quy tắc luật pháp phù hợp, không ảnh hưởng tới chủ quyền
và lợi ích của các quốc gia khác. Và Trung Quốc, cần phải tuân thủ
các quy tắc ấy!
Trung quốc là một cường quốc mới nổi ở châu Á, nhưng cùng với sự lớn mạnh của Trung Quốc thì tham vọng của những nhà cầm quyền lại tăng lên bội phần. Trung Quốc cậy vào kinh tế mạnh, quân sự lớn để uy hiếp các nước trong khu vực. Với tham vọng bá chủ châu Á thì những động thái của Trung quốc ngày càng trở lên khó chấp nhận. Như vụ đặt giàn khoan HD981 ở vùng biển Việt Nam. Đây chỉ là sự cậy lớn ức hiếp bé, coi thường luật pháp quốc tế.
Trả lờiXóaLòng tham của Trung Quốc giống như cái thùng không đáy. Vì là thùng không đáy nên Trung quốc có cố gắng thì nó cứ trôi đi chẳng đọng lại được gì. Càng cố càng mất vì có đáy đâu mà để giữu của cải thu được.
Trả lờiXóa