 |
Bạc Hy Lai, một quan chức cấp cao của Trung Quốc vừa bị tòa án sơ thẩm kết án chung thân vì tội tham nhũng, nhận hối lộ và lạm quyền trong vụ bê bối chính trị lớn nhất Trung Quốc trong nhiều năm |
Kiều Linh
Từ
thời xa xưa không rõ từ khi nào, có lẽ bắt nguồn từ lúc xã hội hóa loài người,
có kẻ nô lệ, có kẻ chiếm hữu, vì vậy đã xảy ra tình trạng “chiếm đoạt”. Cho đến
nay, xã hội ngày một phát triển, người ta gọi với cụm từ “tham nhũng”. Tham
nhũng ở đây là nói đến những kẻ có chức có quyền, có địa vị trong xã hội mà
trong bài viết này chỉ đề cập đến những người suy thoái đạo đức, với lòng tham
vô độ, họ chẳng ngại ngần làm bất cứ việc gì miễn là đút đầy túi tham của họ,
đất nước càng phát triển, xã hội càng tân tiến,
thì tệ tham nhũng càng lớn.
Vậy
phải làm sao để tệ nạn này chấm dứt hoặc chí ít ra là cũng hạn chế đến mức thấp
nhất tiến tới xóa sạch. Câu trả lời là rất khó. Nhưng có lẽ để bắt đầu tìm câu
trả lời thì hãy xem xét từ trong xã hội Trung Quốc – nơi mà nạn tham nhũng đang
được phơi bày.
Từ khi lên nhậm chức, chủ
tịch Đảng Trung Quốc Tập Cận Bình đã có một cuộc cách mạng được gọi là “đả hổ,
diệt ruồi” nhằm ám chỉ chiến dịch chống tham nhũng trong toàn thể giới quan
chức của Trung Quốc. Kể từ khi mở màn chiến dịch chống tham nhũng đến nay, hàng
loạt quan chức từ lớn đến nhỏ, thậm chí cả quan chức cấp cao của Trung Ương
Trung Quốc đã nghỉ hưu, tướng lĩnh trong quân đội đã ngã ngựa, ông Tập Cận Bình
đã cho phanh phui hàng loạt cán bộ tham nhũng với khối tài sản khổng lồ. Nhiều
cán bộ khi biết mình ở trong tầm ngắm đã tự sát trước khi bị bắt.
Theo
AP, hàng loạt nhân vật từ cấp thấp đến cấp cao bị sờ gáy và “ngã
ngựa”, trong đó có cả những nhân vật chính trị tên tuổi như Bạc Hy
Lai, Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị; Vạn Khánh
Lương - Bí thư Thành ủy Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông. Nhưng vụ điều
tra ông Từ Tài Hậu mới được đánh giá là động thái “đả hổ” táo bạo
nhất cho đến nay của ông Tập. Kết quả điều tra cho thấy, tướng Từ
nhận hối lộ hơn 35 triệu NDT từ cựu Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần
PLA Cốc Tuấn Sơn - người bị buộc tội biển thủ, lạm dụng quyền
lực.
Liên tiếp những con
"hổ" lớn trong bộ máy chính trị Trung Quốc bị điều tra hoặc đã sa vào
vòng lao lý cho thấy quyết tâm chống tham nhũng của chính quyền ông Tập và đến
nay trong “danh sách đen” 100 tham quan trốn ra nước ngoài mà Trung Quốc công
bố công khai ngày 22/4, có 77 nam và 23 nữ. Có tới 48 vị nguyên là người đứng
đầu cơ quan đảng, chính quyền ở Trung ương hoặc địa phương, số còn lại là kiến
trúc sư, kế toán, nhân viên ngân hàng… Trung Quốc đã gửi danh sách 100 đối
tượng nói trên cho tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế để ban hành lệnh truy nã,
đề nghị cơ quan thực thi pháp luật của các nước liên quan phối hợp tiến hành
điều tra, truy bắt và bàn giao cho phía Trung Quốc.
Từ sau Đại hội 18 của
Đảng Cộng sản Trung Quốc, cùng với chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” đẩy mạnh đấu
tranh phòng chống tham nhũng, Trung Quốc còn phát động chiến dịch “săn cáo”
nhằm truy bắt số tham quan lẩn trốn ở nước ngoài. Năm 2014, với chiến dịch “săn
cáo”, Trung Quốc đã truy bắt được 680 nghi phạm lẩn trốn tại 69 quốc gia và
vùng lãnh thổ. Tháng 3 năm nay, Trung Quốc khởi động chiến dịch “Lưới trời”
nhằm tiếp tục truy bắt số tham quan đang lẩn trốn ở nước ngoài về quy án.
Điểm qua chiến dịch “đả
hổ, diệt ruồi” mà chủ tịch Trung Quốc phát động đã cho chúng ta cái nhìn thật
rõ nét rằng Trung Quốc có quá nhiều quan tham, đạo đức trong bộ máy lãnh đạo
của Trung Quốc trước thời ông Tập từ Trung ương đến địa phương, từ cao đến thấp
đã bị tha hóa và xuống cấp trầm trọng.
Tuy đã ra nhiều biện pháp
chống tham nhũng, nhưng nhiều quan chức Trung Quốc vẫn lách luật ăn chơi, phớt
lờ các lệnh cấm. Nhiều quan chức cấp cao, kể cả cấp bộ của Trung Quốc vẫn sẵn
sàng bỏ ra số tiền 6.000 nhân dân tệ (990USD)/một người cho một bữa ăn nhậu
sang trọng. Một người phục vụ bàn tại một nhà hàng cao cấp tiết lộ, chi tiêu
trung bình cho mỗi người trong một bữa tiệc khoảng gần 988 nhân dân tệ (162,7
USD). Tại các nhà hàng sang trọng hơn, con số này có thể lên tới 6.000 nhân dân
tệ (990 USD). Thậm chí, để né tránh chiến dịch chống tham nhũng, nhiều quan
chức Trung Quốc về nông thôn tắm hơi, các loại rượu ngon hay thuốc lá đắt tiền
cũng được giấu trong những vỏ bọc đơn giản.
Đánh giá về chiến dịch
chống tham nhũng hiện tại, tờ Le Figaro của Pháp dẫn lời một cựu thư ký của cố
lãnh đạo Triệu Tử Dương - cựu Thủ tướng Trung Quốc và Tổng thư ký của Đảng Cộng
sản Trung Quốc, cho rằng, chiến dịch này chỉ là hình thức và nhằm tạo hình ảnh
đẹp cho ban lãnh đạo mới của ông Tập mà thôi. Ngay cả Hoàn cầu Thời báo cũng đã
thừa nhận: “Thật lòng mà nói thì trong ngắn hạn, khó lòng mà cải thiện được đạo
đức của cán bộ Trung Quốc”. Le Figaro cũng đồng ý với nhận định này, khi mà
tham nhũng ở Trung Quốc dường như hiện diện ở mọi cấp, mọi nơi.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét