 |
Lãnh đạo các nước tại lễ khai mạc Hội
nghị Cấp cao ASEAN ở Malaysia
|
Tử Trầm Sơn
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26
(HNCC ASEAN 26) được khai mạc sáng nay (27/4), tại Thủ đô Kuala Lumpur,
Malaysia với chủ đề “Người dân của chúng ta, Cộng đồng của chúng ta, Tầm nhìn của
chúng ta”.
Tại
Hội nghị lần này, lãnh đạo 10 nước ASEAN sẽ tập trung bàn phương hướng và biện
pháp tiếp tục thúc đẩy hình thành Cộng đồng ASEAN 2015; xây dựng tầm nhìn Cộng
đồng ASEAN sau năm 2015; cải tiến tổ chức bộ máy về lề lối làm việc; quan hệ đối
ngoại của Hiệp hội; vai trò trung tâm của ASEAN; các thách thức đối với ASEAN
và hướng xử lý; và trao đổi về tình hình khu vực, quốc tế.
Cùng
với các nội dung trên, một trong những vấn đề mà các quốc gia trong khu vực và
cộng đồng quốc tế đang rất quan tâm đó là vấn đề về Biển Đông. Đây cũng là một
nội dung quan trọng được nêu lên tại Hội nghị lần này. Trước khi Hội nghị diễn
ra, Trung Quốc đã cho thấy rõ tham vọng của họ tại khu vực Biển Đông bằng việc
thúc đẩy xây dựng các đảo nhân tạo, làm thay đổi hiện trạng ban đầu tại khu vực
này. Các động thái của Trung Quốc đã gây quan ngại sâu sắc đối với các quốc gia
có quyền lợi liên quan cũng như cộng đồng quốc tế. Nhiều chuyên gia phân tích
bày tỏ sự lo lắng về hòa bình và ổn định tại khu vực này khi phía Trung Quốc vẫn
đơn phương tiến hành các hoạt động vi phạm Công ước của LHQ về Luật Biển năm
1982. Do vậy, việc lên án mạnh mẽ các hành động của Trung Quốc là một việc làm
cần thiết; đồng thời cần phải đẩy mạnh việc hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử trên
Biển Đông.
Nhằm
duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực này thì việc xây dựng bô quy tắc ứng xử
trên Biển Đông là hết sức quan trọng. Nhất là khi Trung Quốc liên tục có những
hành động đơn phương làm thay đổi hiện trạng ban đầu của khu vực này.
Việc
ASEAN 26 ra tuyên bố lên án mạnh mẽ hành động bồi đắp mà Trung Quốc thực hiện ở
Biển Đông có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện quan điểm rõ ràng trong việc
xác định phương hướng giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.
Tại hội nghị này,
Thủ tướng Najib Tun Abdul Razak cũng nhấn mạnh: Trong khi chúng ta tiếp tục cam
kết gắn bó với nhau và cùng hợp tác với các nước bên ngoài ASEAN thì chúng ta
cũng cần giải quyết những khác biệt một cách hòa bình trong khu vực của chúng
ta, trong đó có cả các tuyên bố chủ quyền trên những vùng biển chồng lấn mà
không làm gia tăng căng thẳng. Những diễn biến gần đây đã làm gia tăng quan ngại
về vấn đề Biển Đông và đã cho thấy tầm quan trọng của các tuyến vận tải hàng hải
quốc tế đối với giao thương quốc tế. Cũng là lẽ tự nhiên là khi bất cứ sự việc
gì xảy ra ở đây đều thu hút sự chú ý. Do vậy, ASEAN phải chủ động giải quyết những
diễn biến này, nhưng phải theo cách xây dựng và tích cực. Tôn trọng luật pháp
quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, phải là
nền tảng của các quy tắc về hợp tác và hoạt động trên Biển Đông. Với vai trò là
Chủ tịch ASEAN, Malaysia hy vọng sẽ đạt được tiến bộ trong nỗ lực sớm tiến tới
kết quả của Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Trong
tuyên bố cũng nhấn mạnh việc tôn tạo, bồi đắp nói trên làm xói mòn lòng tin, sự
tin cậy và phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông. Rõ ràng, nếu
Trung Quốc tiếp tục đơn phương hành động vi phạm tại khu vực Biển Đông sẽ càng
làm gia tăng các căng thẳng tại khu vực này. Để giải quyết các tranh chấp, các
bên cần tôn trọng giải pháp hòa bình, đàm phán cùng giải quyết. Do vậy, các
nhà lãnh đạo ASEAN tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn
định, an ninh và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, nhấn mạnh các bên cần
bảo đảm việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên (DOC) ở
Biển Đông, nhằm xây dựng, duy trì và tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn
nhau, kiềm chế trong các hành động, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.
Và
chính vì vậy, nếu với vị thế của một quốc gia phát triển, Trung Quốc cần giữ uy
tín của mình, cũng như tranh để xói mòn và suy giảm lòng tin trên trường quốc tế
bằng việc chấm dứt các hành động vi phạm tại khu vực Biển Đông; cần tôn trọng
hiện trạng ban đầu của khu vực này.
Việc Hội nghị cấp cao của ASEAN ra tuyên bố chung, một lần nữa khẳng định tính chính nghĩa trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhân dân ta với vùng biển thiêng liêng của tổ quốc. Tuy nhiên, cũng nhận thấy rằng cần tự lực tự cường và cùng với sự đoàn kết giúp đỡ quốc tế, chúng ta mới có thể bảo vệ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Hy vọng ASEAN có nhiều hành động như thế này hơn nữa!
Trả lờiXóa