Nhà báo David Lamb
Xung quanh cuộc chiến
tranh Việt Nam của Mỹ hiện nay vẫn còn tồn tại một số quan điểm khác nhau. Để
giúp độc giả có cái nhìn khách quan, chân thực về vấn đề này, dưới góc độ bài
viết này, tác giả xin đăng lại ý kiến của chính những người trong cuộc, những
người đã từng là phóng viên chiến trường trong những ngày chiến tranh ác liệt
nhất. Chính họ sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng thể và đầy khách quan nhất về
cuộc chiến tranh.
Với gần 40 năm làm báo,
phóng viên gạo cội người Mỹ, David Lamb đã đặt chân tới gần 190 quốc gia, có
mặt tại những sự kiện nóng của thế giới như cuộc cách mạng Iran năm 1979, nạn
đói tại châu Phi, cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991… Nhưng với ông hơn 2 năm lăn
lộn tại chiến trường Việt Nam, đối mặt với cái chết thường trực, mới là kỷ niệm
đáng nhớ nhất trong cuộc đời làm báo của ông.
Trả lời phỏng vấn của
phóng viên VOV thường trú tại Mỹ, nhà báo David Lamb đã chia sẽ : “Hồi đó, tôi là một
nhà báo trẻ mới ngoài 20 tuổi và đang làm việc tại San Francisco. Nghĩ rằng
cuộc chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến lớn đối với thế hệ chúng tôi nên
khi đó tôi bỗng tự thốt lên "Chúa ơi, nếu không viết về cuộc chiến tranh
này thì mình còn làm báo làm gì nữa, sao không lái taxi hay làm nhân viên ngân
hàng cho rồi". Thế là tôi liên hệ với biên tập viên phụ trách mảng quốc tế
của hãng tin UPI và tình nguyện sang Việt Nam. Chừng một tháng sau thì đề nghị
của tôi được chấp thuận.
Trên thực tế, tôi được cử sang thay thế một
đồng nghiệp UPI đã thiệt mạng tại chiến trường Việt Nam và người kế nhiệm tôi
sau đó cũng không thể trở về. Trong 3 phóng viên UPI khi đó, tôi là người duy
nhất sống sót. Nguy hiểm là vậy nhưng tôi không bao giờ hối tiếc về quyết định
đã sang Việt Nam”.
Khi được hỏi về quan điểm của ông về cuộc chiến tranh Việt Nam trước và sau khi đến Việt
Nam? Người phóng viên gạo cội này không ngần ngại mà trả lời rằng: “Đó
là một sự thay đổi lớn trong nhận thức. Trước khi đến Việt Nam, về cơ bản tôi
ủng hộ chiến tranh, cho rằng đó là điều Mỹ nên làm, tức là chống lại chủ nghĩa
Cộng sản. Chúng ta nên đặt những suy nghĩ của tôi trong bối cảnh thời gian vì
khi đó đang là thời kỳ Chiến tranh lạnh và cuộc chiến tranh Triều Tiên cũng kết
thúc cách đó chưa lâu.
Tôi sinh ra tại Boston trong một gia đình Cộng
hòa bảo thủ. Chúng tôi ủng hộ cuộc chiến vì tin rằng bất cứ những gì mà chính
phủ, đất nước nói đều đúng. Nhưng trong 2 năm ở Việt Nam, quan điểm của tôi đã
hoàn toàn đảo ngược.
Tôi nhận ra rằng đây là cuộc chiến mà Mỹ sẽ
không thể chiến thắng, cuộc chiến mà đáng lẽ Mỹ không nên tham gia. Hồ Chí Minh
không hề là mối đe dọa với Mỹ, ông ấy chỉ muốn chúng tôi rút khỏi Việt Nam chứ
đâu muốn tấn công chúng tôi hay tiến hành một cuộc cách mạng ở Mỹ. Đáng tiếc là
rất nhiều người Mỹ khi đó đã không nhận thức được điều này”.
Trả lời phóng vấn của phóng viên thường trú
Đài Truyền hình Việt Nam tại Mỹ, ông Dvid Lamb một lần nữa khẳng định: “Chỉ
sau một thời gian ở Việt Nam quan điểm của tôi đã bắt đầu thay đổi và tôi nhận
ra sự vô nghĩa của việc Mỹ tham gia vào cuộc chiến và Mỹ chẳng có mục tiêu gì ở
đó, thực tế là sau đó tôi đã ngã theo quan điểm của công chúng Mỹ, công chúng Mỹ
đã định hình quan điểm đó trước khi tôi nhận ra, công chúng Mỹ đã đi trước báo
chí trong việc quay lưng lại với chiến tranh. Nhà báo bọn tôi đã đi sau công luận,
công chúng Mỹ bắt đầu phong trào phản chiến trước rồi đến báo chí bắt đầu phản
chiến sau và rõ ràng là báo chí mới là người tiên phong trong việc khơi dậy
phong trào phản chiến”.
Ông cũng nói thêm rằng:
“Tôi chỉ ước rằng giá như người Mỹ học được bài học này từ năm 1960 để không
can dự vào cuộc chiến này và đến ngày nay rất nhiều người mỹ phải không hối hận
rằng chúng ta đã sai lầm quá thể. Ấy vậy mà các anh thấy Mỹ lại tiếp tục lặp lại
sai lầm khi phát động cuộc chiến ở Apganistan vào năm 2001, không biết là nước
Mỹ có còn nhớ rằng bài học đó nữa hay không, rõ ràng là nước Mỹ đã sai lầm”.
Còn với cựu phóng viên Daniel
SoutherLand, một phóng viên tại chiến trường Việt Nam, Lào, Campuchia thì cho rằng:
“Tôi phải nói rằng sự tổn thương của người dân thường trong chiến tranh là sự
ám ảnh tôi nhất, tôi đã chứng kiến rất nhiều người mất gia đình. Tôi rất tiếc
là cuộc chiến kéo dài lâu quá, tôi hối tiếc là quá nhiều người bị mất người
thân trong cuộc chiến tranh này”.
Những lời nói và suy nghĩ trên được nói ra từ chính những người trong cuộc
và ở bên kia chiến tuyến. Chính họ đã nhận thấy sự sai lầm của Mỹ khi tiến hành
cuộc chiến phi nghĩa này. Họ thừa nhận thất bại khi không hiểu hết về người Việt
Nam, không hiểu hết về ý chí quật cường, lòng yêu nước, sự dũng cảm, hy sinh vì
Tổ quốc của người Việt Nam và họ khâm phục ý chí, lòng quả cảm đó.
Sắp tới ngày kỷ niệm chiến thắng 30/4, khi cả dân tộc đang hướng đến
ngày lễ trọng này, ngày đánh dấu sự kiện lịch sử trọng đại, đất nước thống nhất,
non sông thu về một dải, dân tộc được độc lập, tự do, thế nhưng một số người lại
cho rằng đó là một “vết đen” trong lịch sử dân tộc, là ngày “quốc hận”, họ muốn
khôi phục lại chế độ Việt Nam cộng hòa. Họ đổ lỗi cho Đảng Cộng sản Việt Nam,
cho Chủ tịch Hồ Chí Minh là những người đã gây nên cuộc chiến này.
Những kẻ đó hãy mở to mắt ra mà nhìn, rộng tai ra mà nghe để thấy rằng,
chính những con người đó là những kẻ đang phản bội và phá hoại đất nước này.
Việt Nguyễn
Dưới con mắt khách quan của những người làm báo, những phóng viên trên các mặt trận đã lột tả cho những người ngoài cuộc biết thêm nhiều sự thật về cuộc chiến hơn. Chiến tranh Việt Nam cũng đã được không ít những con người như thế, họ đã cho thế giới biết về sự khốc liệt, cũng như sự kiên cường của con người Việt.
Trả lờiXóasự việc đã quá rõ ràng và chính phóng viên người Mỹ cũng đã khẳng định cuộc chiến mà Mỹ gây ra cho Việt Nam nửa thế kỉ trước quả là vô nghĩa vì chúng ta chỉ muốn độc lập tự do, chúng ta chả cần tấn công nước Mỹ, ấy thế mà Mỹ đã quá sai lầm, nghĩ chúng ta muốn chiến tranh để rồi họ tấn công Việt Nam bằng những lực lượng, vũ khí hiện đai nhất. Nhưng rốt cuộc, chính nghĩa luôn chiến thắng và họ phải nhục nhã về nước
Trả lờiXóanhững phóng viên, những con người trong cuộc, lại còn là chính phóng viên của nước Mỹ đến tác nghiệp tại chiến trưởng Việt Nam thì chắc chắn họ là những con người am hiểu nhất tính chất cuộc chiến này, thế nên đánh giá của phóng viên người Mỹ đá nói lên được những điều thực chất về cuộc chiến này, về sai lầm nghiêm trọng mà người Mỹ đã gây ra cho Việt Nam, khiến những đau khổ, mất mát ấy đến nay vẫn còn
Trả lờiXóaCó rất nhiều phóng viên nước ngoài bước ra khỏi cuộc chiến ở Việt Nam với sự ám ảnh. Họ ám ảnh bởi sự tàn ác của Quân đội Mỹ và chính quyền Sài gòn, ám ảnh bởi sự kiên cường và sức sống dỏe dai của người Việt Nam
Trả lờiXóahay
Trả lờiXóa(y)
Trả lờiXóaviệt nam thân yêu
Trả lờiXóaChiến tranh ở Mỹ ở Việt Nam là hình ảnh của sự ác độc và tàn bạo của Mỹ. Không chỉ có người Việt Nam cảm nhận được điều này mà rất nhiều người đã đặt chân hoặc chưa đặt chân tới Việt Nam cũng cảm nhận được điều này.
Trả lờiXóa