Các mũi xâm lược Việt Nam của quân Trung Quốc
Để phản bác luận điệu trắng trợn, xuyên tạc của Trung Quốc
về cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, khi Hoàn cầu thời báo tung clip tái hiện cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 mà truyền
thông nước này vẫn gọi là: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam”. “Vietnamdanchu2013”
xin tiếp tục gửi tới độc giả bài viết “Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979
như thế nào?” nhằm giúp bạn đọc hiểu được bản chất của cuộc chiến tranh phi
nghĩa này do Trung Quốc phát động cũng như biết được tại sao họ lại xâm lược Việt
Nam?
Cuối thập niên 60 của
thế kỷ 20, quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô rạn nứt, đỉnh điểm là hai nước đã
tiến hành cuộc chiến tranh biên giới Trung - Xô vào năm 1969. Lúc này làn sóng “bài”
Xô dâng cao trong giới lãnh đạo Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc bắt đầu tập trung vào thực hiện “Bốn hiện đại hóa”,
đẩy mạnh chống Liên Xô và thúc đẩy quan hệ chiến lược với Mỹ, Nhật và Tây Âu nhằm
tranh thủ vốn và kĩ thuật. Để lôi kéo thành lập liên minh chống Liên Xô,
Trung Quốc đã vận động một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, tuy nhiên Việt
Nam thể hiện quan điểm không tham gia liên minh này và không chủ trương chống
Liên Xô.
Bên cạnh
đó, lúc này quân tình nguyện Việt Nam đang phối hợp với các lực lượng yêu nước Campuchia
tiến hành các chiến dịch quân sự chống lại lực lượng quân sự Khơ me Đỏ và chính
quyền Pol Pot. Tuy nhiên, chính quyền Pol Pot lại là lực lượng được
Trung Quốc hậu thuẫn. Chính Trung Quốc đã tài trợ tiền, vật chất, cũng như chỉ
đạo hoạt động cho chế độ diệt chủng Khơ me Đỏ này.
Đó được
xem là hai lý do cơ bản để Trung Quốc tấn công xâm lược Việt Nam. Chủ tịch
Trung Quốc lúc bấy giờ là Đặng Tiểu Bình tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học”
và ngay lập tức họ huy động 60 vạn quan tràn qua các tỉnh biên giới phía Bắc Việt
Nam, xâm lược Việt Nam.
Rạng sáng 17/ 2/1979,
Trung Quốc bất ngờ đưa quân tràn qua biên giới, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên
giới lãnh thổ Việt Nam từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) với
chiều dài 1.200 km.
Trung Quốc sử dụng 9
quân đoàn chủ lực và 32 sư đoàn bộ binh độc lập; 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư
đoàn, nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không cùng hàng trăm pháo hạng nặng,
hàng nghìn súng cối và dàn hỏa tiễn. Quân Trung Quốc ước lượng có 600.000 người,
gấp hơn 10 lần lực lượng tham chiến thực tế của Việt Nam.
Trên mặt trận Lạng Sơn, các cánh
quân lớn của Trung Quốc chia làm nhiều mũi đánh vào Bản Chất (Đình Lập), Chi
Ma, Ba Sơn (Lộc Bình), Tân Thanh, Tân Yên (Văn Lãng) và khu vực thị trấn Đồng
Đăng (Lạng Sơn). Dù bị bất ngờ song chỉ với lực lượng dân quân địa phương, Việt
Nam đã quả cảm chặn đánh, ghìm chân quân Trung Quốc nhiều ngày.
Ngày 20/2, Trung Quốc
tăng cường lực lượng chi viện, mở các đường tấn công mới vào điểm cao nhằm tiến
xuống phía nam Đồng Đăng. Quân và dân Lạng Sơn bám trụ trận địa, đánh trả mạnh
mẽ các mũi tấn công phía trước, phía sau của địch, buộc quân xâm lược phải co về
đối phó và bị đẩy lùi ở nhiều mặt trận.
Sau 10 ngày chiến đấu
không đạt được mục tiêu, ngày 27/2, Trung Quốc tung thêm một quân đoàn nhằm vào
thị xã Lạng Sơn dùng chiến thuật biển người hòng xâm chiếm các mục tiêu quan trọng.
Cuộc chiến diễn ra quyết liệt giữa 2 quân đoàn tăng cường của Trung Quốc và lực
lượng vũ trang địa phương Việt Nam. Ở điểm cao 417, đoàn An Lão đã đánh bật
hàng chục đợt tấn công, loại khỏi vòng chiến đấu trung đoàn 850 của Trung
Quốc. Đặc biệt, ở khu vực cầu Khánh Khê trên đường 1B, chiến sĩ đoàn Tây Sơn đã
kiên cường chặn đứng một sư đoàn quân và một tiểu đoàn xe tăng Trung
Quốc.
Lính Trung Quốc bị bắt
Ở hướng Cao Bằng, hai quân
đoàn tăng cường của Trung Quốc hình thành hai cánh quân lớn từ phía tây bắc
theo đường Thông Nông đánh xuống và từ phía đông bắc qua Thạch An, Quảng Hòa
đánh lên nhằm hợp điểm ở thị xã Cao Bằng.
Cả hai cánh quân đều bị
bộ đội địa phương và dân quân Cao Bằng đánh chặn. Cánh quân tây bắc dựa
vào sức đột phá của xe tăng bị chặn tại Hòa An. Cánh quân đông bắc cũng bị đánh
quyết liệt ở Thạch An và Quy Thuận, bị chặn đứng trên đường số 4. Mũi đánh vào
Trà Lĩnh, Phục Hòa gồm 2 sư đoàn nhằm chiếm đèo Mã Phục, Khâu Chia cũng bị lực
lượng vũ trang địa phương phản kích xé tan đội hình, bỏ chạy về bên kia biên giới.
3 ngày đầu, quân Trung
Quốc tại Cao Bằng đã bị thiệt hại 4 tiểu đoàn, bị phá hủy hàng chục xe tăng, xe
bọc thép và buộc phải đưa lực lượng dự bị vào vòng chiến. Trên trận địa phòng
ngự tại đồi Khâu Chia, các lực lượng của Việt Nam đã chặn đứng một sư đoàn
Trung Quốc trong 12 ngày, diệt hơn 4.000 lính. Ngày 12/3, quân Trung Quốc tháo
chạy.
Trên tuyến Hoàng Liên Sơn, mờ
sáng 17/2, các sư đoàn tuyến 1 của hai quân đoàn Trung Quốc ồ ạt tấn công toàn
biên giới Hoàng Liên Sơn từ phía tây bắc đến đông bắc thị xã Lào Cai. Cùng với
việc đánh nhiều mũi vào các huyện Bát Xát, Mường Khương, bắn pháo dữ dội vào thị
xã, quân Trung Quốc đồng thời bắc cầu qua sông Nậm Thi, cho xe tăng và bộ binh
tiến vào thị xã Lào Cai và khu vực Bản Phiệt. Dân quân, tự vệ thị xã cùng các lực
lượng vũ trang ở đây đánh trả quyết liệt. Sau 7 ngày, hai quân đoàn Trung Quốc
không qua nổi trận địa đánh chặn, phục kích của quân và dân Hoàng Liên
Sơn.
Trên các hướng Lai
Châu, Hà Tuyên, Quảng Ninh, cùng một lúc quân Trung Quốc chia các hướng đánh
vào nhiều điểm. Hai sư đoàn Trung Quốc tiến công theo đường 10 vào Nậm
Cúm, Phong Thổ (Lai Châu) và đụng độ với lực lượng vũ trang địa phương. Qua hơn
20 ngày, quân Trung Quốc vẫn bị chặn ở Phong Thổ.
Ở Hà Tuyên, một sư đoàn
Trung Quốc tấn công vào các đồn chốt biên phòng đã vấp phải sự kháng cự quyết
liệt của công an vũ trang, dân quân, bộ đội các huyện Đồng Văn, Thanh Thủy, Mèo
Vạc và đồng bào các dân tộc. Hơn 1.000 lính Trung Quốc thiệt mạng.
Tại Quảng Ninh, Trung Quốc
dùng hai sư đoàn bộ binh tiến công vào Pò Hèn, Móng Cái, Cao Ba Lanh, huyện
Bình Liêu. Trong hai ngày 19 và 20/2, hai trung đoàn Trung Quốc đã bị đánh lui,
tháo chạy sát về biên giới.
Ngày 5/3 Việt Nam tổng động viên chuẩn bị cho cuộc chiến tranh vệ quốc
Ngày 5/3/1979, Chủ tịch
nước Tôn Đức Thắng ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Cùng ngày, Trung Quốc
tuyên bố "hoàn thành mục tiêu chiến tranh" và rút quân. Các nhà quan
sát lúc đó cho rằng rút lui là hành động rất khó, có thể gây cho Trung Quốc nhiều
tổn thất nếu bị quân tinh nhuệ Việt Nam phản công.
Ngày 7/3, thể hiện thiện
chí hòa bình, Việt Nam tuyên bố cho phép Trung Quốc rút quân. 18/3, Trung Quốc
hoàn thành việc rút quân.
Tuy nhiên, từ 18/3/1979 đến cuối năm 1988, Trung Quốc đã không rút
hết quân như tuyên bố. Suốt gần 10 năm đó, chiến sự vẫn tiếp diễn, cao điểm nhất
là năm 1984-1985. Nhiều đơn vị quân đội của Trung Quốc đã được luân chuyển tới
biên giới, biến Việt Nam thành thao trường.
Như vậy,
rõ ràng chúng ta thấy, đây là một cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa của Trung
Quốc. Họ đã phát động một cuộc chiến mà chính họ là người chuẩn bị rất kỹ lưỡng,
cuộc chiến đó đã khiến hàng chục nghìn dân thường vô tội và quân đội Việt Nam
phải hy sinh. Điều đó, thế giới đã biết rất rõ. Việt Nam không muốn chiến
tranh, không thích phải đổ máu, thế nhưng vì bản tính bành trướng, bá quyền của
chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc họ đã tiến hành cuộc chiến này để giành lấy điều
có lợi cho mình.
Thế
nhưng, hiện nay họ đang âm mưu xuyên tạc trắng trợn cuộc chiến phi nghĩa này. Họ
muốn tuyên truyền để che giấu bản chất xâm lược của họ, mà clip trên Hoàn cầu
thời báo chỉ là một ví dụ điển hình.
Về
clip trên Hoàn cầu thời báo, Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm -
nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, đồng thời là
người có 10 năm trực tiếp tham chiến trong cuộc chiến tranh biên giới khẳng định:
Trong clip này, các cảnh và trang
phục đã được phục dựng.
Tuy nhiên, xem lướt qua clip này,
tôi thấy chi tiết quân TQ đội mũ sắt không chính xác vì ngày đó, quân TQ được
trang bị mũ khác, không hiện đại như mũ sắt.
Ngoài ra, khi đọc qua nội dung lược
dịch từ clip, tôi thấy có nhiều điểm rất không đúng với thực tế. Tôi xin lấy
một ví dụ về thông tin không chính xác mà chính tôi là người tham gia trong
trận chiến đó.
Đó là nội dung: “Quốc lộ 10 là con
đường duy nhất để Việt Nam chi viện cho lực lượng phòng thủ Cam Đường.
Cạnh con đường này có ngọn núi cao
500m. Ngày 21/2, sư đoàn 316A của Việt Nam đã cử một đơn vị tiên phong chiếm
giữ điểm cao này”.
Điểm được nói đến trên đây chính là
điểm cao 608 do Sư đoàn 316 chiếm giữ. Thực tế chỉ có một đại đội giữ nhưng họ
dùng cả một sư đoàn đánh 1 tuần, không chiếm nổi.
Ngày đó, chính tôi là người chỉ huy
đại đội đó - Đại đội 10, Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 148, Sư đoàn 316.
Sau đó, thấy tình hình như vậy thì
quân ta tạm rút về chứ không phải là họ đánh chiếm được.
Ngoài chi tiết này, còn nhiều chi
tiết khác sai sự thật.
Lâm Trấn
đúng là quê khổng tử tự xưng quân tử mà làm việc như một kẻ tiểu nhân bỉ ổi vậy.thù Liên Xô quay sang "dạy Việt Nam bài học" và muôn đời vẫn vẫy trung quốc mạnh cỡ nào cứ sang Việt Nam y như rằng bị đẩy lùi.chiến tranh biên giới kéo giài từ 1979-1988 là cuộc chiến tranh phi nghĩa do chính trung quốc gây ra và phát động trước, chứ chẳng có gì là tự vệ ở đây cả,chúng luôn nói lẽ phải chính nghĩa về phí chúng nhưng ta nên nhớ người trung quốc nói một đằng nhưng làm một nẻo chẳng biết đường nào mà lần
Trả lờiXóa