Xe máy đi vào đường cao tốc
Nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm giao thông và kéo giảm tỷ
lệ tai nạn giao thông, vừa qua Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia đã đề xuất áp
dụng biện pháp tịch thu, bán đấu giá xe máy chạy vào đường cao tốc. Tuy nhiên,
đề xuất này đã ngay lập tức nhận được những phản ứng trái chiều, bên cạnh những
ý kiến đồng tình thì có không ít ý kiến phản đối đề xuất này.
Có ý kiến cho rằng, người dân có quyền sở hữu và sử dụng xe
máy hay ô tô. Làm đường cao tốc cho riêng ô tô để bảo đảm an toàn giao thông là
hợp lý. Nhưng đường dành riêng cho xe máy đâu sao không thấy làm? Những nơi có
đường cao tốc đi qua đều gần vùng dân cư, sao lại ưu tiên làm đường cho ô tô mà
không làm đường cho xe máy, vậy xe máy của dân chạy bằng đường nào? Trong khi
đó, có ý kiến khác lại chia sẻ, tịch thu xe thể hiện sự kém cỏi và bất lực. Mấu
chốt ở chỗ, vi phạm chưa chắc đã bị bắt, bị bắt chưa chắc đã việc gì. Nên xem
lại tại sao người dân nhờn pháp luật. Nếu CSGT làm nghiêm túc thì với mức phạt
hiện tại đủ sức răn đe rồi.
Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM còn cho
rằng đề xuất này là trái luật. Theo ông Hậu, “Nếu ta tịch thu và bán đấu
giá thì đó là tài sản riêng của người dân và điều này sẽ vi phạm quyền sở hữu,
trong đó có quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản được quy định trong Luật
Dân sự. Tài sản sử dụng hợp pháp muốn bán thì phải được sự đồng ý của họ. Nếu
họ vi phạm giao thông thông thường thì chỉ có thể phạt tiền, tước giấy phép lái
xe. Chỉ có thể tịch thu khi họ vi phạm pháp luật mà thôi”.
Trước phản ứng của dư luận, trả lời phỏng vấn Báo Giáo dục
Việt Nam, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban An toàn giao
thông quốc gia cho biết:
Theo Nghị định 171, người điều khiển mô tô, xe máy đi vào đường
cấm bị xử phạt từ 200.000 - 400.000 đồng. Đường cao tốc cũng là một trong những
đường cấm xe gắn máy. Nhưng rõ ràng nếu người tham gia giao thông điều khiển mô
tô, xe máy trên đường cao tốc mà chúng ta cũng chỉ xử phạt như đi vào những
đường cấm xe trong đô thị hay đường một chiều…thì không hợp lý bởi đường cao
tốc là trục đường chính của cả vùng, thậm chí của cả quốc gia.
Hơn
nữa, mô tô, xe máy không được tham gia giao thông trên đường cao tốc bởi nếu
xảy ra tai nạn, mức độ nghiêm trọng sẽ rất cao. Không thể có chuyện đã đi xe
máy với vận tốc ít nhất 80 km/h vào đường cao tốc, cơ hội sống sót của người
điều khiển phương tiện này và những người có liên quan khác là cao được.
Có
vẻ như ở miền Bắc, số người vi phạm chạy xe máy trên đường cao tốc nhiều hơn
như ở cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường vành đai 3, Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 3
mới chặng Hà Nội - Thái Nguyên…Nếu chúng ta không có chế tài đủ mạnh, đủ sức
răn đe thì người dân sẽ vẫn cố tình tham gia giao thông trên đường cao tốc và
con số vi phạm sẽ ngày càng gia tăng bởi người ta đã hình thành thói quen sử
dụng cao tốc làm đoạn đường đi lại thường xuyên của họ. Đó là điều vô cùng nguy
hiểm! Để khắc phục thói quen đó cần một thời gian còn dài hơn nữa. Do vậy, Ủy
ban đã đề xuất với Chính phủ xem xét tăng nặng chế tài xử phạt đối với hành vi
điều khiển mô tô, xe máy đi vào đường cao tốc: tịch thu phương tiện.
Bên cạnh đó, ông Hùng cũng cho biết thêm: “Tôi
nghĩ mục tiêu không phải là để xử phạt lấy tiền bởi tịch thu phương tiện còn tạo
ra khó khăn, phức tạp hơn nhiều cho lực lượng thực thi công vụ chứ không chỉ
đơn thuần là khó khăn cho người bị tịch thu phương tiện.
Thế nhưng, chúng ta cần phải có những chế tài đủ mạnh như
thế để ngăn ngừa hành vi trên. Tôi nghĩ sức mạnh răn đe của chế tài này chính
là lời cảnh báo tốt nhất để người tham gia giao thông không vi phạm và đó cũng
chính là thông điệp mạnh mẽ để bảo vệ sức khỏe, tính mạng, tài sản của những
người tham gia giao thông trên đường cao tốc đồng thời duy trì mức an toàn và
đảm bảo giao thông thông suốt cho trục đường huyết mạch của khu vực, quốc gia.
Đó là cái chúng ta cần hướng tới”.
Với cá nhân tôi, tôi cho rằng việc đề xuất biện pháp này
thực sự chưa hợp lý cho lắm, bởi nhẽ:
Thứ nhất, với nhiều người dân, xe máy là tài sản lớn đối với
họ, chưa nói là rất lớn. Khi tịch thu xe máy của họ thì gần như một phần gia
sản của họ sẽ bị đem bán đấu giá như vậy rõ ràng chưa hợp lý.
Thứ hai, thực tế cho thấy, đi xe máy vào đường cao tốc chủ
yếu là người dân ở các vùng nông thôn, miền núi, chưa hiểu biết pháp luật
nhiều. Thậm chí có không ít người còn không biết được quy định xe máy không
được phép đi vào đường cao tốc. Với những người này, xe máy lại càng có giá
trị. Bởi vậy, thay vì tịch thu xe máy, chúng ta phải tuyên truyền, giáo dục
pháp luật về giao thông thế nào để người dân nhận thức được các quy định của
pháp luật, đồng thời đảm bảo an toàn tính mạng cho họ và người tham gia giao
thông.
Thứ ba, xử phạt là biện pháp cuối cùng trong tổng thể các
giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, vấn đề ở đây là làm thế nào để người dân
nhận thức được để không vi phạm đó mới là cái đích cao nhất cần hướng tới
(trong đó có cả xử phạt nhưng không phải là quan trọng nhất). Bởi vậy, đừng tư
duy cứ thấy sai là xử, là tịch thu. Đồng ý là phải có chế tài đủ mạnh nhưng
trước khi áp dụng chế tài cần phải xem các giải pháp trước đã sử dụng hết chưa,
phát huy hiệu quả hết chưa?
Việt Nguyễn
Mình đi về quê đi qua đường cao tốc, bởi đi nhanh mà đường thẳng nên gần nhà. Trên những nút lên xuống nhìn thấy những người đi xe máy, se đạp trên đường mà thấy nguy hiểm quá. Phần vì những chiếc xe tải và xa khách đi rất nhanh, tốc độ cao nên nếu không cẩn thận có tai nạn, một phần là vì đây là đường giành cho các loại ô tô.
Trả lờiXóaý thức tham gia giao thông của người dân mình kém thế đấy bạn ak, người dân ta cứ chỉ vì lợi ích của mình thôi mà đôi khi bất chấp tất cả, họ sẵn sàng lao lên đường cao tốc để có thể có đoạn đường đẹp hơn mặc dù cho những cảnh báo nguy hiểm xung quanh họ
XóaTôi nghĩ không những tịch thu mà cần phải có biện pháp răn đe mạnh hơn nữa, hãy học hỏi phương tây kìa, dân họ chấp hành luật giao thông như thế bởi lẽ khi người dân bước ra đường một cái là cả rừng luật đổ lên đầu họ, nếu mà họ vi phạm một cái là hình phạt đối với họ sẽ rất là nặng
Trả lờiXóaCông nhận rằng điều luật đưa ra với mức xử lý là nặng thật đấy, nhưng thử hỏi liệu có áp dụng được vào thực tế được không và có làm nghiêm được không khi người việt nam ta vẫn đang rất trọng chữ nghĩa chữ tình hơn là chữ luật. do đó đã đưa ra luật thì phải quán triệt chặt và làm thật nghiêm
Trả lờiXóadân ta là thế khó hiểu lắm, nhìn trên ti vi rằng vi phạm giao thông rồi cũng bảo đó là xấu cần phải xử nghiêm dẹp đi nhưng đôi khi ra đường chính mình lại rơi vào hoàn cảnh đấy, cảnh báo nguy hiểm này nọ rồi mà vẫn cứ lao đầu vào, không hổ được mạnh danh là liều nhất quả đất
Trả lờiXóađúng là dân ta ý thức kém, nhưng cũng không thể trách dân ta hoàn toàn nữa, chúng ta cũng cần phải nhìn nhận thực tế rằng mặc dù mức phạt đưa ra là cao nhưng người dân có biết đến mức phạt thế không, hay là khi người dân bị phạt đã rồi người dân mới biết, như thế thì làm sao có hiệu quả chứ
Xóađúng rồi đấy bạn ak, chúng ta quy định mức phạt cao như thế nên tôi tin nếu người dân thực sự biết thì họ sẽ chẳng giám vi phạm đâu, vì người dân ta còn nghèo tiền phạt cao thế là cả tháng người ta đi làm đấy chứ có đùa đâu, cái trách ở đây là một phần công tác tuyên truyền của chúng ta
Xóatịch thu xe nhưng rồi có cách giải quyết gì với những người vi phạm đấy không? tôi nghĩ cần phải nghiêm cứu chút nữa, vì xe đôi khi còn là xe mượn của người khác, mà cái xe cũng không có tội gì cả, do đó cần phải nghiêm cứu để xử người vi phạm là đúng hơn. hi vọng rằng luật ra làm sao cho người dân phải sợ mà chấp hành
Trả lờiXóaTôi đồng tình với tác giả, giờ cả nửa đời người người ta mới tiết kiệm để mua được chiếc xe giờ tịch thu luôn khác gì là đẩy họ vào con đường khốn khổ cơ chứ, rồi nữa, nếu làm thế sao chúng ta không cho lực lượng chức năng canh chực ở các phía của đường cao tốc đi, như thế thì ai còn giám nữa chứ
Trả lờiXóađúng rồi bạn ak, có trường hợp đó là xe mượn của người khác nữa, mà cái xe có tội gì đâu, tội là ở người vi phạm cơ chứ. mà tôi nghĩ giờ quy định phạt cũng hơi quá, chúng ta hãy làm công tác giáo dục tuyên truyền trước thì hay hơn, phải đẩy mạnh tuyên truyền sao cho người dân thực sự hiểu và để người dân tuân thủ luật pháp
Xóađúng là làm thế thì hơn quá thật, nhưng tôi nghĩ với ý thức của dân ta như thế thì cần phải làm nghiêm thôi, có thể không phải là biện pháp tịch thu xe mà đôi khi là biện pháp phạt nặng thôi, tôi nghĩ 2tr đồng đối với người dân ta là lớn rồi, nhưng phải tuyên truyền làm sao để người dân biến đến con số đó hơn là cứ phạt rồi người dân mới biết
Xóaa
Trả lờiXóakhâu tuyên truyền của chúng ta tôi nghĩ còn quá kém, chứ nếu mà tuyên truyền tốt thì chẳng người dân nào giám vi phạm đâu, nghĩ xem, giờ người nông dân làm cả tháng đôi khi còn chưa được 3tr mà cứ uổng rượu vào đi xe cái là mất hết 2tr5 ngay, như thế họ xót lắm chứ bộ, do đó đầu tiên phải đẩy mạnh tuyên truyền
Trả lờiXóa