Người Thủ Thư
Thời gian gần đây, dư luận đang đặc biệt
quan tâm đến đề xuất tịch thu ô tô nếu xác định vi phạm của người điều khiển là
có nồng độ cồn vượt quá mức quy định. Việc đưa ra đề xuất này dựa trên những
căn cứ pháp lý đó là các quy định pháp luật hiện hành. Một trong những lý do để
đưa ra đề xuất này đó là nhằm hạn chế tai nạn giao thông.
Giảm tai nạn giao thông là mong muốn
chung của toàn xã hội, không chỉ là mong muốn của riêng cá nhân nào. Vì vậy chủ
đề về các giải pháp làm hạn chế đến mức tối đa các tai nạn giao thông luôn thu
hút sự quan tâm của dư luận. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng tai nạn
giao thông, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ chính ý thức của người tham
gia giao thông. Vì vậy, bài viết này không bàn về đề xuất tịch thu phương tiện
vì vi phạm (là ô tô) của người điều khiển mà đề cập đến ý thức của một bộ phận
người dân khi tham gia giao thông.
Cùng với sự phát triển của đất nước,
các phương tiện giao thông đã tăng lên đáng kể, trong khi đó cơ sở hạ tầng giao
thông hiện tại chưa thật đáp ứng được sự gia tăng nhaanh chóng của phương tiện.
ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tình trang ùn tắc giao
thông thường xuyên diễn ra, nhất là vào các giờ cao điểm. Đứng trước thực trạng
này, nhiều người cho rằng chính việc hạn chế về cơ sở hạ tầng giao thông, cùng
sự xuống cấp của các tuyến đường là nguyên nhân làm gia tăng các tai nạn giao
thông. Tuy nhiên, nhìn nhận khách quan sẽ thấy rằng ý thức của người tham gia
giao thông có tác động rất lớn đến việc làm hạn chế các tai nạn giao thông.
Trong những năm gần đây, rất nhiều các
công trình giao thông đã được triển khai xây dựng và hoàn thành phục vụ nhu cầu
đi lại của nhân dân. Cùng với đó, nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ...đã được
đầu tư, tu bổ, mở rộng. Tuy nhiên, ý thức của người tham gia giao thông lại
chưa được nâng cao, vẫn còn tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, cố tình đi vào đường
cấm, lạng lách, đánh võng, vượt đèn đổ. Thậm chí có người tham gia giao thông
khi nồng độ cồn trong máu vượt quá mức cho phép. Điều này chính là một trong những
tác nhân làm tăng các tai nạn giao thông trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề cần đề cập đó là ý thức bảo
vệ các công trình giao thông của người dân. Mặc dù nhà nước đã rất quan tâm đầu
tư, cải tạo, nâng cấp và mở rộng các tuyến đường phục vụ nhu cầu đi lại; nhiều
công trình được đầu tư hiện đại, nhưng lại nhanh chống xuống cấp do chính “bàn
tay của một số người không có ý thức”. Tỷ dụ như, mới đây, dự án nâng cấp, mở rộng
Quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mới hoàn thành
đưa vào sử dụng được hơn hai tháng. Tuyến đường gần 20.000 tỷ đồng này có hệ thống
dải phân cách, biển báo, đèn hiệu kiên cố và hiện đại, giúp các phương tiện lưu
thông an toàn, thuận tiện. Tuy nhiên, dọc tuyến đường, đặc biệt là những nơi tập
trung đông dân cư hay những khu vực có nhiều nhà hàng, quán xá, gara ôtô..., một
số người dân đã tự ý tháo dỡ hệ thống dải phân cách giữa đường làm lối đi tự
phát. Tình trạng cố ý phá dỡ dải phân cách, tấm chống lóa trên tuyến quốc lộ 1A
xảy ra ở nhiều huyện như Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Hậu Lộc... nhưng tập trung nhiều
nhất ở huyện Quảng Xương với hàng chục điểm hư hại hoặc thay đổi so với thiết kế
ban đầu. Tại xã Quảng Ninh, huyện Quảng Xương, chỉ trong khoảng chiều dài hơn một
km đã có ít nhất hai điểm bị tháo phân cách với tổng chiều dài khoảng 30 m.
Thậm chí có đoạn nhiều loạt tấm kim loại chống lóa phía trên
dải phân cách cứng cũng bị tháo dỡ vô tội vạ. Toàn tuyến có đến hàng trăm tấm
chống lóa đã “bốc hơi” chỉ trong một thời gian ngắn. Người dân vô tư trèo qua
đường, thậm chí mang vác hàng hóa cắt ngang dòng phương tiện đang lưu thông với
tốc độ cao. Có những điểm để tiện cho việc "xé rào”, người dân không chỉ
tháo lan can sắt mà còn dựng các bao tải đất hay xếp gạch đá thành bậc để vượt
qua dải phân cách. Nhiều biển báo giao thông trên tuyến đường này cũng bị người
dân tháo trộm đem về sử dụng.
Rõ ràng, những việc làm trên thể hiện hành vi thiếu ý thức của
một nhóm người vì lợi ích nhóm cục bộ. Hành vi ấy không chỉ phá hoại tài sản
công mà còn vô ý gây thêm những rủi ro cho người và phương tiện tham gia giao
thông.
Như vậy, việc nâng cao ý thức bảo vệ tài sản công của người
dân cũng như ý thức của người tham gia giao thông sẽ là một trong những giải
pháp tích cực góp phần quan trọng vào việc làm giảm tai nạn giao thông. Do vậy,
vì lợi ích chung của cộng đồng, vì hạnh phúc của mọi nhà, hãy nâng cao ý thức bảo
vệ các công trình giao thông công cộng, mỗi người hãy tự nâng cao ý thức khi
tham giao thông.
Bảo vệ các công trình giao thông công cộng là trách nhiệm
không chỉ của riêng ai.
nâng cao ý thức của người dân thì tôi nghĩ cũng là một phần thôi, phần nữa đó là chất lượng các công trình giao thông và các công trình công cộng khác cần phải xem xét lại. Giống ở quê tôi, một đoạn đường thôi sửa đi sửa lại nhiều lần rồi vẫn thế, hè sửa thì chưa đến mùa xuân thì đã nát lại như cũ rồi
Trả lờiXóaTai nạn giao thông cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự hư hỏng nặng của những công trình giao thông. Tôi không phủ nhận có nhiều công trình hư hỏng là do thi công có vấn đề. Nhưng nếu chúng ta, mỗi công dân có ý thức gìn giữ của công thì giá trị sử dụng của chúng kéo dài hơn.
Trả lờiXóa