Tử Trầm
Sơn
Phương tiện giao thông cá nhân là tài sản của
cá nhân. Mỗi người đều có quyền sở hữu tài sản theo quy định của
pháp luật và được pháp luật bảo vệ. Do vậy, việc đề xuất tịch thu
phương tiện tham gia giao thông căn cứ vào lỗi của chủ phương tiện đã
gây nhiều ý kiến trái chiều...
Thời gian vừa qua, trên
nhiều trang thông tin điện tử đều đăng tải các bài viết có nội dung liên
quan đến đề xuất tịch thu phương tiện của người tham gia giao thông nếu
đo được nồng độ cồn của người đang điều khiển phương tiện vượt quá
mức cho phép. Xét dưới góc độ pháp luật, việc người tham gia giao
thông điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi trong người có nồng
độ cồn vượt quá mức quy định là vi phạm pháp luật quy định về điều
khiển phương tiện giao thông. Hơn nữa, một người khi đã có “hơi men”
cũng có nghĩa họ sẽ bị hạn chế về khả năng điều khiển hành vi của
bản thân. Nếu người “có hơi men” tham gia giao thông thì không những gây
nguy hiểm cho chính bản thân họ mà còn cho cả những người khác. Đối
với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này, luật pháp hiện hành áp dụng
biện pháp răn đe là tạm giữ phương tiện và phạt tiền ở các mức độ nặng
nhẹ khác nhau, theo mức độ vi phạm.
Cũng dưới góc độ pháp luật, ngay trong Hiến
pháp cũng quy định về quyền sở hưu tài sản cá nhân. Vì thế, đề xuất
tịch thu phương tiện không thể "dễ dàng thực hiện" vì liên quan quyền
sở hữu tài sản đã được Hiến pháp quy định. Mặc dù, dư luận xã hội luôn
phản đối việc tham gia giao thông sau khi uống rượu, bia. Nhưng nếu chế
tài đối với hành vi này là tịch thu tài sản thì lại có thể không
dễ dàng nhận được sự ủng hộ từ du luận.
Xung quanh đề xuất này còn khá nhiều bất cập.
Tỷ dụ như, một người mượn xe của người khác để tham gia giao thông
nhưng quá trình tham gia giao thông, người này lại có sử dụng rượu,
bia quá mức và bị tịch thu phương tiện. Điều này sẽ phát sinh nhiều
phức tạp về quyền sở hữu tài sản là phương tiện tham gia giao thông
giữa người mượn và người cho mượn. Đấy là chưa nói đến việc, người
cho mượn mới thực sự là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản.
Pháp luật liên quan đến lĩnh vực này thường quy
định chế tài xử phạt bằng hình thức tạm giữ phương tiện trong thời
hạn nhất định, tịch thu giấy phép lái xe, phạt tiền. Hình thức tịch
thu phương tiện thường áp dụng đối với người có hành vi phạm tội
hình sự và phương tiện sử dụng là phương tiện trực tiếp liên quan
trong vụ án hình sự.
Tuy nhiên, nếu phân tích ở một góc độ khác lại
thấy rằng, trách nhiệm chính là ở người sở hữu tài sản. Ngay cả
khi cho ai đó mượn phương tiện để sưu dụng thì người cho mượn cũng
phải có ý thức cảnh giác và cân nhắc. Chế tài này sẽ đánh mạnh
vào trách nhiệm của người điều khiển phương tiện. Nếu người mượn
phương tiện mà để bị tịch thu thì chính họ phải chịu trách nhiệm
đối với chủ sở hữu.
Vấn đề chế tài là vậy, nhưng đối với người
Việt Nam, tài sản dù là một chiếc xe máy cũng là rất lớn. Đối với
nhiều gia đình, chiếc xe máy là phương tiên mưu sinh. Vì vậy, nếu chế
tài tịch thu phương tiện bị áp dụng chắc chắn sẽ tác động lớn đến
đời sống của bộ phận lớn nhân dân. Do vậy, để phù hợp hơn cần lấy
ý kiến nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân mới mong “đề xuất” mang
tính thực tế.
Với những người có nồng độ cồn trong người vượt quá mức quy định việc tạm giữ phương tiện của họ theo tôi thấy là nên. Bởi nếu tiếp tục tham gia thì nguy cơ gây tai nạn cho bản thân họ và những người tham gia giao thông là rất cao.
Trả lờiXóađúng rồi đấy bạn, giờ nghĩ đi nếu như mà tịch thu luôn phương tiện thì tôi nghĩ chẳng có chỗ nào mà để hết được, với lượng bia rượu tiêu thụ như hiện nay thì ra đường cũng không phải là ít những người có trong mình nồng độ cồn thấp, do đó nếu tịch thu sẽ gây ra hiệu ứng xấu liền
XóaTôi nghĩ chúng ta hãy nghĩ đến công tác tuyên truyền đầu tiên đã chứ đừng có đề cáo cái hình thức xử phạt quá vì mục đích của chúng ta là để giáo dục ý thức của người dân cơ mà, vậy trong khi công tác tuyên truyền của chún ta chưa được tốt mà chúng ta đã nghĩ đến phạt thế thì sao được
Trả lờiXóaTôi nghĩ đề xuất đó là chưa hợp lý, đúng là mức phạt cao người dân sẽ sợ và tăng ý thức lên nhưng thử hỏi người dân ai cũng biết về mức phạt đấy không, hay khi họ vi phạm rồi họ mới vỡ lẽ ra. do đó công tác tuyên truyền của chúng ta chưa được tốt thì hãy xem lại đầu tiên đi đã
XóaTôi nghĩ chưa thể làm thế này được, bởi lẽ thực tế rằng chúng ta tuyên truyền chưa tốt nên người dân chưa biết đến mức phạt của các vi phạm giao thông nó nặng như thế nào, như thế dẫn đến tình trạng là khi người dân bị bắt thì người dân mới biết như thế nào, và lúc đó thì của người ta đi rồi còn đâu nữa
Trả lờiXóagiờ người nông dân giành dụm bao nhiêu năm mới mua được chiếc xe giờ vi phạm một lần mà tịch thu xe luôn khác gì là lấy đi công sức của họ mấy năm qua, và liệu họ có biết hành động của họ sẽ bị xử nghiêm trọng như thế không, hay là đến khi họ bị tịch thu rồi họ mới biết
Trả lờiXóađúng rồi đấy bạn, tôi thấy ở nông thôn, khi người dân bị phạt khi vi phạm giao thông là xanh mặt luôn, vì mức phạt cao và đối với họ để có được số tiền đó thì phải lao động rất nhiều ngày mới có, giờ bảo là tịch thu xe luôn thì tôi nghĩ người dân sẽ không ủng hộ đâu
Xóatôi tin khi đưa luật này vào đời sống thì người dân sẽ phản đối ngay, đúng là xử phạt nặng thì người dân sợ, nhưng trước khi họ biết sợ thì xe họ không còn nữa rồi vì họ có biết mức phạt là bao nhiêu đâu. Do đó cần phải làm công tác tuyên truyền trước đi đã, trong lúc kinh tế khó khăn thế này mà cứ tăng mức phạt lên thì không hay đâu
Trả lờiXóaĐúng là đề xuất tịch thu phương tiện của người uống rượu bia vượt quá mức cho phép đã làm rấy lên nhiều quan điểm khác nhau, người thì đồng tình, người thì phản đối, mà phản đối nhiều nhất thì có lẽ là cánh đàn ông con trai rồi. Riêng về phần tôi thì tôi nghĩ rằng việc tịch thu hay không còn phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố, các nhà làm luật cần thiết phải suy xét hết các trường hợp làm sao cho có lợi cho người dân nhất mà vẫn giảm thiểu vi phạm giao thông.
Trả lờiXóaTịch thu phương tiện giao thông thì một số nước trên thế giới cũng đã làm rồi. Nếu áp dụng vào Việt Nam thì phải cẩn trọng và suy xét kỹ, không thể cẩu thả làm ngay được.
Trả lờiXóaTôi thì đồng ý với dự thảo tịch thu phương tiện giao thông nếu uống rượu bia khi tham gia giao thông. Pháp luật phải nghiêm, tuy nhiên cũng cần tính toán kỹ càng để thực hiện hiệu quả.
Trả lờiXóaThực ra những quyết tâm người đề ra chính sách làm giảm tai nạn giao thông và đẩy lùi tình trạng lạm dụng rượu bia là điều đáng mừng. Tuy nhiên, cuộc chiến chống những hành vi như vậy là cuộc chiến lâu dài đòi hỏi sự tham gia của toàn xã hội và cần thời gian chứ không đưa ra một chính sách hơi quá tay nhưng vậy được. Trong điều kiện nước ta thì điều đó thật khó áp dụng!
Trả lờiXóaTịch thu ngay và luôn
Trả lờiXóa