Người Thủ Thư
Sau một loạt các vụ việc tham nhũng ở Trung Quốc bị phanh phui cùng việc nhiều quan chức bị điều tra đã hé lộ nhiều “vấn đề” trong điều hành nền kinh tế của Trung Quốc. Chỉ căn cứ vào số lượng tài sản liên quan đến tệ nạn tham nhũng cũng đã cho thấy nó có sự liên quan rất lớn đến việc sử dụng tài sản công. Nhiều nhà phân tích về kinh tế Trung Quốc thì cho rằng, đằng sau những sự kiện này là một “sự dối trá” hay “không trung thực” trong cách điều hành kinh tế của Trung Quốc. Điều đáng chú ý là “sự dối trá” đã và đang thâm nhập sâu sắc vào nền kinh tế Trung Quốc – một nền kinh tế được đánh giá là đang trỗi dậy mạnh mẽ trên thế giới.
Theo đánh giá của một số thời báo thì việc khai báo khống mức độ tăng trưởng để lấy thành tích giờ đây không còn là xa lạ ở Trung Quốc và nó vẫn đang diễn ra hàng năm ở hầu khắp các tỉnh thành của nước này. Nhưng hiện nay, việc khai báo khống các đề xuất ngân sách cho các dự án phát triển để đục khoét ngân sách nhà nước lại đang là điều thịnh hành đối với các quan chức tham nhũng ở Trung Quốc.
Một điều dễ nhận ra trong cách thức “khai báo gian dối” đó là “những người có trách nhiệm” khi thực hiện báo cáo với chính phủ đã cố tình khai khống thành tích tăng trưởng ở địa phương mình quản lý lên mức chêch lệch cao hơn thực tế vào cuối năm. Trên thực tế, việc tính toán các số liệu để đưa ra con số tăng trưởng ở địa phương là một công việc phức tạp và chỉ có các quan chức ở mỗi vùng mới có thể xử lý được, con số tăng trưởng sau khi được tính toán xong sẽ được chuyển lên chính phủ để đưa ra tốc độ tăng trưởng của cả nước. Có lẽ cũng chính lý do này khiến một số quan chức ở Trung Quốc mới “có gan” làm liều khi cố tình khai báo tăng thêm về sự tăng trưởng so với thực tế đang diễn ra.
Mặc dù, chính phủ Trung Quốc đã có nhiều biện pháp tích cực để ngăn chặn tình trạng này như việc Bộ Tài chính Trung Quốc công khai tuyên bố chấm dứt các khoản chi ngân sách được gọi là “sai sự thật”. Nhưng có lẽ, động thái được coi là “mạnh mẽ” này cũng không thể đạt được hiệu quả tích cực khi mà tình trạng tham nhũng không chỉ dừng lại ở phía các địa phương.
Tình trạng này thực sự đúng như đánh giá của một số nhà kinh tế. “sự gian dối” đang len lỏi và có nguy cơ cháy bùng trong nền kinh tế Trung Quốc. Bởi vì, các “chiêu thức” tham nhũng trước đây như nhận hối lộ hay bòn rút ngân quỹ đã bị hạn chế và thay vào đó là việc các quan chức Trung Quốc liều lĩnh lập ra các dự án giả mạo rồi đề xuất ngân sách nhà nước. Điều nay sẽ là hiểm họa khôn lường đối với nền kinh tế Trung Quốc.
Vấn đề khai báo gian dối hay tìm cách chiếm giữ ngân sách rõ ràng là một thách thức đối với nền kinh tế Trung Quốc. Cho dù Trung Quốc có cho rằng “sự khai báo không trung thực đó” là điều chấp nhận được trong giới hạn cho phép, nhưng hàng loạt các vụ tham nhũng lớn bị phanh phui đã cho thấy “vấn đề đó” dường như không còn nằm trong giới hạn cho phép nữa. Bức tranh kinh tế màu hồng đã bị lộ rõ nhiều khoảng màu tối. Và nếu muốn giải quyết được tận gốc của vấn đề này thì có lẽ hãy bắt đầu bằng việc từ bỏ chính “thói quen” được hình thành nên từ suy nghĩ và hành động của họ, đó là “từ bỏ những sự gian dối”!
Đi sâu vào nền kinh tế của Trung Quốc chúng ta mới thấy sự bất ổn định của nó. Bên cạnh sự giàu sang quyền quý có không ít những căn nhà hoang tàn. Và không ít những người dân chỉ sống bằng ngô, bằng khoai và không hề có điện.
Trả lờiXóaMột nền kinh tế rất lớn, sau một thời gian ngắn mà nó đã thành nền kinh tế số 1 thế giới vượt qua cả cường quốc kinh tế từ rất lâu nay là Mỹ. Nhưng mà nhiều nhà kinh tế vẫn có cái nhìn khá bi quan về sự tăng trưởng cao của nó nhưng có điều sự tăng trưởng này không bền vững, rất dễ bị suy giảm.
Trả lờiXóa