Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam
Sau tất cả những
gì đã xảy ra ở Biển Đông trong năm 2014 khi Trung Quốc đóng vai trò là kẻ gây
rối, một câu hỏi đặt ra và được nhiều
người quan tâm, đó là Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông trong năm 2015? Tình
hình Biển Đông sẽ ra sao?
Theo
bài viết trên báo mạng Nhật Bản The Diplomat, Biển Đông tiếp tục được xếp vào
trong số 10 diễn biến tại Đông Nam Á cần phải theo dõi trong năm 2015. Tác giả
Prashanth Parameswaran cho rằng năm 2015 rất có thể sẽ tiếp tục là một năm đầy
sóng gió, nếu căn cứ vào xu thế hiện nay. "Với những gì đã xảy ra trong
vài năm qua, ta không nên gạt Biển Đông ra khỏi danh sách (những sự kiện cần
chú ý), mặc dù rất khó dự đoán chính xác sự việc sẽ diễn biến ra sao",
Parameswaran nhận định.
Trên tạp chí của nhóm Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Á châu
thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS tại Washington số ra gần
đây, rất nhiều chuyên gia về Biển Đông quả quyết rằng Biển Đông sẽ tiếp tục là
một điểm nóng trong năm 2015.
Chuyên gia về Trung quốc, bà Bonnie Glaser cho rằng bãi Bãi
Cỏ Mây, ở vùng quần đảo Trường Sa rất có thể trở thành điểm nóng. Trên bãi cạn
này có xác một chiếc tàu cũ do Hải quân Philippines cố tình cho mắc cạn vào năm
1999 để làm chỗ đóng quân cho một toán lính Thủy đánh bộ làm nhiệm vụ canh gác.
Trong năm 2014, lực lượng Trung Quốc đã thành công trong việc ngăn không cho
Philippines mang vật liệu xây dựng đến nơi này để gia cố chiếc tàu và tiếp tế
cho lực lượng đồn trú tại đây.
Một số chuyên gia khác cho rằng Biển Đông cũng có nguy cơ bị
khuấy động do việc Trung Quốc đưa giàn khoan trở lại.
Phát biểu trong hội thảo có chủ đề Châu Á - Thái Bình Dương,
những dự báo cho năm 2015 do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược CSIS tổ chức sáng
29/1 tại Washington D.C, Bà Bonnie Glaser nói: "Quan chức Quốc phòng Trung
Quốc liên tục khẳng định rằng tình hình an ninh ở Biển Đông không có gì đáng
ngại, và vì thế trong thời điểm này họ không tiến tới việc tuyên bố một khu vực
ADIZ. Vì thế, nếu Trung Quốc thay đổi đánh giá của họ về tình hinh an ninh,
hoặc khi họ có khả năng thiết lập ADIZ thì họ có thể sẵn sàng thay đổi đánh giá
về tình hình an ninh và sẽ tuyên bố dựng ADIZ. Tôi từng nghe các quan chức quân
đội cao cấp của Trung Quốc thẳng thừng nói rằng thực thế đây là một phần trong
sách lược của họ. Không quân Trung Quốc chắc chắn muốn có sự hiện diện của ADIZ
ở Biển Đông, Biển Hoa Đông và Hoàng Hải. Rõ ràng, họ có kế hoạch cho điều
này."
Sau khi hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng thềm lục địa và
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cũng như tiến hành một loạt các hành động gây
hấn trên Biển Đông với Việt Nam và một số quốc gia khác trong khu vực trong năm
2014. Gần đây, Trung Quốc liên tục tiến hành các hoạt động xây dựng cải tạo bất
hợp pháp trên 7 bãi đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung
Quốc cất quân xâm lược năm 1988, 1995 gồm Gạc Ma, Chữ Thập, Ga Ven, Tư Nghĩa,
Su Bi, Châu Viên và Vành Khăn.
Động thái này dấy lên mối quan ngại về xu thế thúc đẩy yêu
sách chủ quyền gây quan ngại (vô lý và phi pháp) của Trung Quốc đối với gần như
toàn bộ Biển Đông, một trong những tuyến hàng hải trọng yếu hàn đầu của thế
giới. Bắc Kinh tuyên bố cái gọi là "chủ quyền lịch sử" đối với 90%
diện tích Biển Đông dựa vào 1 bản đồ của Trung Hoa dân quốc năm 1947 và khi lên
nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã đẩy mạnh thực thi yêu sách (phi lý) này trong
vài năm qua.
Điều đó cho thấy, trong năm 2015 Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến
hành các hoạt động nhằm thay đổi thực trạng trên Biển Đông, đó là sử dụng yêu
sách “đường chín đoạn”, rồi “đường mười đoạn” để hiện thực hoá “đường lưỡi bò”
phi pháp của họ. Bên cạnh đó, họ sẽ tiếp tục cải tạo các bãi đá ngầm, xây đảo
trái phép tại Biển Đông.
Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện phần thứ hai trong chiến lược Biển Đông của mình là tiếp tục
thắt chặt quan hệ kinh tế với các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để đưa họ gần hơn
“quỹ đạo” của Trung Quốc. Làm như vậy không chỉ giúp Trung Quốc đạt được các mục
tiêu về phát triển kinh tế và vai trò lãnh đạo khu vực mà còn khiến ASEAN gặp
khó khăn hơn trong việc giải quyết những thách thức xuất phát từ Bắc Kinh ở Biển
Đông. Theo The Diplomat, chiến lược này còn mang mưu đồ chia rẽ ASEAN.
Cuối cùng, Trung Quốc sẽ tiếp tục hiện
đại hóa hải quân: tổ chức diễn tập hải quân quy mô lớn hơn trong vùng tranh
chấp. Ngoài ra Trung Quốc sẽ đánh lạc hướng tham vấn với ASEAN về DOC và COC.
Tóm lại, Trung Quốc sẽ xây dựng nền móng cho sự chiếm đóng lâu dài tại Biển
Đông, bất chấp quyết định của Tòa trọng tài Liên Hợp Quốc liên
quan đến vụ Philippines kiện Trung Quốc.
Nam
Phong
Trung Quốc có âm mưu đen tối với biển đông. Chúng có nhiều động thái khiêu khích, xâm lấn một cách trái phép vùng biển và đảo của các quoccs gia ven biển Đông. Vừa qua la vụ giàn khoan HD981 đã thể hiện sự hống hách ngang ngược của Trung Quốc. Trung quốc muốn độc chiến biển Đông vì đó là 1 nước lớn có tiền lực mạnh, vì thế mà chúng không ngừng khiêu khích, gây rối an ninh. Nhưng chúng ta phải thực sự kiềm chế để không mắc vào cái bẫy mà TQ vạch ra.
Trả lờiXóaTrung Quốc có âm mưu đen tối với biển đông. Chúng có nhiều động thái khiêu khích, xâm lấn một cách trái phép vùng biển và đảo của các quoccs gia ven biển Đông. Vừa qua la vụ giàn khoan HD981 đã thể hiện sự hống hách ngang ngược của Trung Quốc. Trung quốc muốn độc chiến biển Đông vì đó là 1 nước lớn có tiền lực mạnh, vì thế mà chúng không ngừng khiêu khích, gây rối an ninh. Nhưng chúng ta phải thực sự kiềm chế để không mắc vào cái bẫy mà TQ vạch ra.
Trả lờiXóavãi cả Trung Quốc tuyên bố tình hình quốc phòng ở biển đông năm 2015 không có gì đáng ngại!
Trả lờiXóanăm 2014, trung quốc đã không biết bao phen làm cho biển đông dậy sóng, vậy mà năm nay trung quốc nói thế thì không biết biển đông có lặng được sóng không nữa...
Trung Quốc giống như một cô gái cho mình là xinh đẹp. Cố gắng làm mọi điều để gây sự chú ý của những người xung quanh. Khi giá trị bản thân không nổi bật để thu hút thì Trung Quốc sử dụng những chiêu bài phá phách. Và Biển Đông là đối tượng được nhắm tới.
Trả lờiXóanăm 2014, trung quốc đã làm mưa, làm gió trên biển đông rồi!
Trả lờiXóavậy nên năm 2015 này, chúng ta cũng phải quan ngại rằng, trung quốc có thể sẽ làm nên sóng thần trên biển đông chứ chắc không có cái gọi là đáng lo ngại ở đây!
trung quốc sẽ làm gì trên biển đông vào năm 2015 đây?
Trả lờiXóavới những dự đoán như bào báo đã nêu ra thì có thể Trung Quốc sẽ gây bão trên biển đông vào năm nay, thậm chí có thể là cơn cuồng phong, cuốn hêts mọi thứ...
be careful!
chỉ mong, thực sự là chỉ biết mong muốn rằng năm 2015 này, trung quốc sẽ dừng các hành động gây hấn trên biển đông
Trả lờiXóachỉ mong đừng có mang giàn khoan vào lại nữa..
năm 2014 đã quá sóng gió rồi...