Các sạp báo ở Pháp bày bán tạp chí Charlie Hebdo
Làng báo
chí châu Âu đang dấy lên cuộc tranh luận về việc Tạp chí Charlie Hebdo trong ấn
bản mới nhất vừa được xuất bản sau khi văn phòng tòa soạn tạp chí bị tấn công khủng
bố tiếp tục đăng hình biếm họa về đấng tiên tri Mohammed của người Hồi giáo
trên trang bìa của Tạp chí. Cụ thể, Tạp
chí Charlie Hebdo đã đăng trên trang bìa hình biếm họa nhà tiên tri Mohammed
chau mày, nước mắt rơm rớm, cầm tờ giấy ghi dòng chữ: “Tôi là Charlie”. Tựa đề
biếm họa là “Tất cả đều được tha thứ”.
Một cuộc tranh luận nổ ra về giới hạn nào cho quyền tự
do ngôn luận? Tạp chí Charlie Hebdo đã đúng khi tiếp tục đăng hình biếm họa
đấng tiên tri Mohammed trên trang bìa của tạp chí này? Cả châu Âu đang đứng về
phía Tạp chí Charlie Hebdo khi các cuộc tuần hành quy mô lớn liên tục
diễn ra nhằm lên tiếng ủng hộ Tạp chí Charlie
Hebdo.
Tuy nhiên, việc Tạp chí Charlie
Hebdo tiếp tục
đăng tải bức ảnh biếm họa đấng tiên tri Mohammed vô hình đã gây nên làn sóng
phản đối trong cộng đồng người hồi giáo. Ngay sau khi Tạp chí Charlie Hebdo
phát hành ấn bản này với số lượng lớn, Tổ chức Hồi giáo Ai Cập Dar al-Ifta đã ngay lập
tức khẳng định quyết
định của tạp chí Charlie Hebdo “là hành vi khiêu khích 1,5 tỷ người Hồi giáo
trên toàn thế giới”. Trang web Hồi giáo Tabnak ở Iran chỉ trích: “Charlie Hebdo
một lần nữa sỉ nhục đấng tiên tri”. Điều đó cho thấy, câu chuyện tranh luận
giữa ai đúng, ai sai? Giới hạn nào cho quyền tự do ngôn luận ở đây vẫn chưa có
hồi kết.
Phương Tây luôn rất coi trọng quyền tự do ngôn luận và
luôn muốn đảm bảo quyền tự do ngôn luận. Cũng giống như Tạp chí Charlie Hebdo,
mục đích của họ là tạo tiếng cười cho mọi người bằng các bài viết, bức tranh
biếm họa, bởi vậy mọi người vẫn thường được biết đến tạp chí này như một tạp
chí biếm họa. Họ luôn cho mình cái quyền được vẽ tranh biếm họa bất kỳ ai, dù
đó là người nào đi chăng nữa, kể cả đấng tiên tri Mohammed của người Hồi giáo.
Với những người theo đạo Hồi, đấng tiên tri Mohammed
luôn được họ tôn thời, được xem là thánh. Bởi
với họ Mohammed
là tên người sáng lập đạo Hồi (sinh khoảng năm 570 ở Mecca, mất ngày 8/6/632 ở
Medina - hai thành phố phía tây Ả Rập ngày nay). Các tín đồ Hồi giáo trên khắp
thế giới luôn coi ông là vị sứ giả cuối cùng mà Thượng Đế gửi xuống để dẫn dắt
nhân loại. Với họ đấng tiên tri Mohammed còn quan trọng hơn cả mạng sống của
mình. Một khi đấng tiên tri của họ bị xúc phạm, bị sỉ nhục thì họ sẽ tìm mọi
cách để báo thù, dù phải đánh đổi cả tính mạng của mình và bất kể người dám sỉ
nhục đấng tiên tri của họ là ai.
Phương Tây luôn thường tự
hào vỗ ngực rằng, mình là văn minh, là văn hóa cao, là dân trí cao. Nhưng họ
lại không nghĩ được rằng việc mang lãnh tụ tinh thần người Hồi giáo là nhà tiên
tri Mohammed ra bêu riếu thì sẽ gây ra hậu quả như thế nào? Ở châu Âu và nhiều nước phương Tây
khác, người ta đề cao tự do báo chí, tự do ngôn luận. Nhưng hình như người ta
lại quên mất một điều rằng, tự do ngôn luận không có nghĩa là thích chửi ai thì
chửi, thích xúc xiểm, thóa mạ ai thì cứ việc làm…
Trong trường hợp này, việc họ tiếp tục đăng tải hình
ảnh biếm họa về đấng tiên tri Mohammed thì có lẽ họ đã nhầm. Họ nên xem xét lại
cách biểu đạt của mình về quyền tự do ngôn luận cho phù hợp, tránh lại mang họa
vào thân.
Việt Nguyễn
Việc tạp chí biến họa này của nước Pháp bị tấn công khủng bố là một điều đáng bị lên án. Tuy nhiên, nói đi thì cũng lại nói lại không tự nhiên mà những kẻ khủng bố cực đoan lại tiến hành những hành động dã man vô nhân đạo như thế. Vì những tư tưởng những tính toán tiền tài của mình vì thứ tự do vô giá trị mà tạp chí này xâm phạm đến tín ngưỡng của người khác và hậu quả là nhãn tiền. Thật tiếc thay dường như những toan tính chính trị đã làm người ta quên đi điều đó tiếp tục sai như vậy nữa sẽ còn làm hậu quả tệ hại hơn. Người dân Pháp và tạp chí này nên nghĩ lại cách của làm của mình!
Trả lờiXóa