Nhà công vụ tại 12 Nguyễn Chế Nghĩa
Gần đây, dư luận cả nước đặc biệt quan tâm tới câu
chuyện rất nhiều lãnh đạo sau khi nghỉ hưu đã không trả nhà công vụ mà vẫn tiếp
tục sử dụng hoặc cho người khác thuê, người khác sử dụng sai mục đích. Câu chuyện
càng được sự quan tâm sâu sắc hơn nói lại gắn liền với các sai phạm trong các vấn
đề nhà đất liên quan đến ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ.
Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, câu chuyện về trả nhà công vụ đã được nhiều đại biểu
quốc hội đề cập, thậm chí câu chuyện này đã làm nóng hội trường trong những
phiên chất vấn, phiên giải trình. Có đại biểu cho rằng, việc một số lãnh đạo
sau khi nghỉ hưu không trả nhà công vụ, tức là tham nhũng nhà công vụ, có người
lại gọi đó là thứ “nợ xấu khó đòi”…
Trong lúc dư luận sôi sục về khối tài sản phải bị thu hồi
của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, ngày 6/12 vừa qua, ông Hoàng Văn Nghiên, nguyên Chủ tịch UBND
thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi chủ tịch UBND Thành phố xin bàn giao lại nhà
công vụ tại 12 Nguyễn Chế Nghĩa, Hà Nội. Điều đáng nói là, ông Nghiên đã nghỉ hưu từ rất nhiều năm
nay. Hơn nữa, trước đó tháng 3/2013, Sở Xây dựng
thành phố Hà Nội nỗ lực tìm địa điểm mới là căn nhà tại Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy)
để ông Nghiên an cư và trả lại biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa để thành phố dùng
vào việc khác. Ngày 20/5/2013, ông Nghiên có thư chấp thuận với phương án này.
Tuy nhiên, đến tháng 7/2013, ông Nghiên bất ngờ đổi ý, đề nghị tìm nhà ở vị trí
mới. Ngày 20/11 vừa qua, ông
Nghiên chính thức có thư chấp thuận phương án mà Sở Xây dựng đề xuất trước đó.
Theo đó, sau khi trả lại biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa, ông sẽ được thành phố
mua một lô đất 163m2 tại khu đô thị Đông Hồ, Nghĩa Đô, sau đó thành phố xây nhà
và cho ông Nghiên thuê. Nếu có nhu cầu, thành phố sẽ bán căn biệt thự trên cho
ông theo Nghị định 61. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi, liệu không có sự
vào cuộc của các cơ quan truyền thông, của cử tri thì liệu chuyện này có xảy
ra?
Đó chỉ là những câu chuyện nổi xung quanh câu chuyện trả nhà
công vụ hiện nay. Tuy nhiên, khi nói đến việc trả nhà công vụ vẫn còn rất nhiều
ý kiến. Với một số người hiện đã nghỉ hưu nhưng chưa trả nhà công vụ thì cho
rằng chỗ này chỗ kia nói không trả nhà công vụ, nói như vậy là không đúng. Bởi
họ cho rằng, từ sau khi nghỉ hưu chưa thấy cơ quan nào đưa quyết định thu hồi
lại nhà, cũng chưa có ai ở cơ quan nhà nước lên tiếng đòi nhà, và nhiều nhà
công vụ cũng không ai đòi. Có người lại cho rằng, với căn hộ tôi được phân ở,
có phải đã có quyết định thu hồi, đòi lại nhà mà tôi không trả đâu. Gần đây họ
vẫn thu tiền thuê nhà của tôi, vậy tức là vẫn công nhận quyền được thuê nhà,
tức là họ đâu có đòi lại nhà. Tôi cũng đồng ý nguyên tắc nhà công vụ là phải
trả, nhưng bây giờ trả cho ai. Cứ có quyết định thu hồi lại nhà, đòi lại nhà
thì tôi sẵn sàng trả ngay, chứ có phải mình cố tình chây ỳ để được ở đó mãi
đâu. Thậm chí có người còn nói, trả nhà công vụ thì trả cho ai?...
Điều đó cho thấy, xung quanh câu chuyện này hiện nay vẫn còn
rất nhiều ý kiến. Tuy nhiên, với cá nhân tôi, để giải quyết câu chuyện trả nhà
công vụ không quá khó. Trước hết, mỗi người cần ý
thức tự giác về trả nhà công vụ trước. Có người cho rằng phải đòi thì mới trả,
rồi là trả cho ai? Đó là suy nghĩ không đúng. Nhà công vụ là nhà mà Nhà nước cấp
để người đó sử dụng phục vụ cho công việc, khi hết nhiệm vụ thì đương nhiên anh
phải trả, không thể cứ im đi rồi không ai nhắc đến thế là xong. Trả nhà công vụ
cho ai? Trả cho chính cơ quan, tổ chức đã cho mượn, cho thuê. Bởi vậy, nói rằng
không biết trả cho ai là hoàn toàn không đúng. Nói về câu chuyện này, khi trả lời
phóng viên báo chí Nguyên Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế
Duyệt khẳng định: “Tôi
không nghĩ nhà công vụ là thứ nợ xấu khó đòi. Ai tự giác, họ sẽ trả ngay, còn sở
dĩ một số người về hưu đã lâu mà chưa chịu trả nhà công vụ là vì lòng tham vô
đáy. Nhà công vụ là nhà của dân, của nước, được xây dựng từ mồ hôi, nước mắt của
mọi người. Ai không chịu trả nhà, dân sẽ phê phán”.
Đó là ở khía cạnh thứ
nhất, ở khía cạnh khác, cần xây dựng quy định về quản lý, sử dụng nhà công vụ. Trong
đó phải quy định rõ đối tượng nào thuộc diện được cấp nhà công vụ? Sử dụng nhà
công vụ như thế nào? Khi nào phỉa trả nhà công vụ?... Phải xây dựng cơ chế, quy
định rõ ràng về vấn đề này nếu không ai mạnh thì người ấy làm, còn ai muốn trả
thì trả mà không thể quản lý. Ở một góc độ khác cũng cần phải xem xét, đánh giá
công lao của người lãnh đạo đó đối với đất nước, với địa phương để quy định cấp
mới, mua mới nhà ở thuộc diện được hưởng để ghi nhận công lao của họ, nhất là với
những người chưa có nhà ở, sao cho hợp tình hợp lý. Việc đó cũng phải quy định
rõ ràng. Có như vậy, mới giải quyết căn bản được vấn đề này.
Nam Phong
Thật ra việc không trả nhà công vụ của một bộ phận cán bộ về hưu chứ không phải là một hiện tượng phổ biến. Nhiều khi chúng ta cần phải chung tay lên án về vấn đề này thì hiệu quả mới có thể cao được. Vụ việc này một lần nữa phản ánh sự trái chiều của xã hội, là những hành vi cần lên án mạnh mẽ, đấu tranh bằng dư luận xã hội nhiều hơn!
Trả lờiXóacác vị cán bộ về hưu nhiều lúc thích viện lý do này nọ để phân bua cho việc mình không trả lại nhà công vụ, nhưng thực tế các vị ấy không trả là vì tham thôi. cũng không có gì lạ, vì đang có chỗ ở cố định ai lại muốn chuyển đi chuyển lại? nhưng mà dù vậy cũng không thể làm như thế. nhà công vụ là do tiền mồ hôi nc mắt của dân xây lên chứ ko phải từ dưới đất chui lên mà các vị ấy muốn chiếm dụng là chiếm dụng. đừng viện cái lí do ko ai đòi. tự bản thân các vị phải có ý thức tự giác trả lại nhà công vụ chứ không phải người ta thúc đến mông rồi mới chịu trả. để đến nước ấy thì nhục nhã lắm!
Trả lờiXóaNhà công vụ là nhà của dân của đất nước, cho nên cái gì là của chung thì mãi mãi không nên tư lợi làm của riêng được. Mỗi người cần nêu cao trách nhiệm của bản thân, tự giác chấp hành chứ đừng để nước đến chân rồi mới nhảy.
Trả lờiXóa