Huấn luyện viên tấn công trọng tài tới mức rơi cả giày
Đại hội thể dục thể thao toàn quốc là ngày
hội, là cuộc vận động lớn trong cả nước về thể dục thể thao. Đó không chỉ là
dịp để các vận động viên tranh tài mà còn là dịp để người dân cả nước rèn luyện
thân thể. Như một lẽ thường, Đại hội thể dục thể thao toàn quốc chính là ngày
hội của ngành thể thao cả nước, nhưng nhìn những gì đã diễn ra tại Đại hội thể
dục thể thao toàn quốc lần thứ VII vừa được tổ chức tại Nam Định thì nó đã
không đúng như ý nghĩa ban đầu của nó.
Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII
tại Nam Định vừa kết thúc hôm 16/12 nhưng những dư âm của nó dường như vẫn chưa
hết. Điều đáng nói là, với một ngày hội thể thao tốn kém hàng nghìn tỉ đồng
nhưng những gì mà nó mang lại thì có lẽ lại là điều đáng bàn. Thay vì đem đến
cho người dân một ngày hội thực sự thì Đại hội lần này lại khiến người ta nhớ
tới về những câu chuyện bi hài.
Điều đầu tiên mà ai cũng có thể dễ dàng nhận
thấy đó là, Nhà thi
đấu đa năng tỉnh Nam Định được xây dựng với tổng vốn 854 tỉ đồng, quy mô, hiện
đại với 4.000 chỗ ngồi. Thế nhưng nhiều người xót xa chứng kiến cảnh cả khán
đài mênh mông chỉ có vài người lác đác ngồi theo dõi, điều chớ trêu thay, những
người ngồi theo dõi, đa số lại là VĐV các môn khác đến cổ động cho “quân” nhà.
Có những buổi thi đấu, lực lượng công an, bảo vệ còn đông hơn cả khán giả.
Môn bóng đá nam của Đại hội diễn ra mà dường
như người hâm mộ không biết đến sự tồn tại của nó. Thường môn bóng đá là môn
thể thao vua, nhưng ở Đại hội TDTT toàn quốc thì bóng đá “chẳng là cái gì”. Môn
bóng đá Nam chỉ có đúng 5 đội tham gia đăng ký thi đấu, trong khi bóng đá nữ
cũng không khá hơn (5 đội như bóng đá nam). Điều đáng nói hơn nữa là, trong
những trận đấu của môn bóng đá nam cũng chỉ có vài khán giả ngồi hun hút giữa
một sân vận động hàng chục nghìn chỗ ngồi. Thậm chí câu chuyện về bóng đá còn
bi hài đến mức là Đội Thừa Thiên Huế cứ nghĩ là mình không thể được đá trận
chúng kết thế là bắt máy bay về sớm, không ngờ họ lại được đá trận chung kết vì
Đà Nẵng bất ngờ bị thua thế là toàn bộ ban huấn luyện và các cầu thủ lại vội
vàng mua vé máy bay trở ra Hà Nam để đá trận chúng kết với Nghệ An.
Một điều dễ nhận thấy nữa đó là bệnh thành
tích của những người làm chuyên môn. Một vận động viên đẳng cấp châu lục như
Ánh Viên đang tập huấn tại Mỹ cũng trở về thi đấu và đạt thành tích mà các kình
ngư bôi lội ở các quốc gia khác cũng phải nể phục khi giành tới 18 huy chương
vàng. Vận động viên marathon Phạm Thị Bình ở Quảng Ngãi mặc dù đã được các bác
sĩ khuyên không nên thi đấu vì có thể sẽ bị đột tử vì bệnh tim bẩm sinh, thế
nhưng Phạm Thị Bình vẫn thi đấu để rồi xe cứu thương đã được Ban tổ chức huy
động đi theo sát vận động viên này để đề phòng trường hợp không may xảy ra và
cuối cùng Phạm Thị Bình cũng đã giành được HCV.
Rồi là những câu chuyện vận động viên, huấn
luyện viên “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với trọng tài, với những người cầm
cân nảy mực.
Đó là những câu chuyện bi hài xung quanh Đại
hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII vừa qua. Một ngày hội thể thao mang
tầm cỡ quốc gia nhưng lại chẳng được mấy người quan tâm, gần như chỉ những
người trong cuộc tự thi đấu, tự chứng kiến và tự trao giải, cổ vũ. Điều đó
khiến không ít người tự hỏi đó là Đại hội hay là “hội đại”? Nói đi thì cũng
phải nói lại, một ngày hội thể thao tiêu tốn hàng nghìn tỉ đồng của ngân sách
thế mà thực sự nó mang lại được gì? Được ai quan tâm? Trách nhiệm của các cơ
quan chức năng ở đâu? Đã đến lúc những người có trách nhiệm, ngành thể dục thể
thao phải xem xét lại cách thức tổ chức của mình. Đừng để ngày hội thể dục thể
thao trở thành ngày hội của những câu chuyện khôi hài, lãng phí.
Nam
Phong
Theo tôi một phần là do khâu truyền thông không tốt, giải này so với trong nước thì cũng không phải nhỏ mà ít ai quan tâm đến thì là quá kém.
Trả lờiXóaMình cũng đồng ý với bạn, thật khó hiểu khi mà các trận thi đấu của các vận động viên đều không có bóng dáng khán giả cổ vũ, cho dù đó là môn vua bóng đá.
XóaHuấn luyện viên hành động không đẹp như vậy bảo sao học trò nó nghe theo, thật buồn cho cách cư xử này.
Trả lờiXóaTrong thể thao đã có rất nhiều cuộc xung đột xảy ra giữa các đội thi đấu với nhau, đó là những hình ảnh thiếu thiện cảm. Đáng lẽ ra đó là bài học cho những người huấn luyện viên, cho các học trò, thế nhưng điều này vẫn tiếp diễn, quả là không đẹp một chút nào.
Trả lờiXóaMột câu hỏi đặt ra là: phải chăng chúng ta đã đầu tư không đúng nơi đúng chỗ?
Trả lờiXóaĐúng là chúng ta đang chạy theo thành tích thật, cuộc tranh tài ở đây đều giống như con kiến đấu với con voi vậy, thật là khập khiễng quá đi mất.
Trả lờiXóaHôm qua xem thời sự tôi có nghe một ông phát biểu đại loại rằng: "cho Ánh Viên tham gia như thế này cũng tốt, điều đó giúp cho các VĐV khác có ý chí phấn đấu hơn". Liệu rằng các VĐV cố gắng hơn hay nản hơn khi mà 18 huy chương vàng đều nằm trong tay Ánh Viên?
Trả lờiXóaVới lại ánh Viên còn phát biểu rằng đây là cơ hội để em cọ xát, theo tôi thì em nên cọ xát trên trường thi đấu quốc tế, chứ với tài năng như em mà thi đấu ở giải trong nước này thì quá là bình thường.
Trả lờiXóaMình cũng cảm thấy bất bình về giải đấu lần này quá, khâu tổ chức đã kém rồi, lại thêm tài năng các VĐV nó chênh lệch nhau quá đi.
XóaDám coi thường cả tính mạng của bản thân vì thành tích, đây không phải vì tinh thần của thể thao. Đáng buồn cho suy nghĩ quá chủ quan của VĐV Phạm thị Bình.
Trả lờiXóaMình phải tự nhận là mình chăm cập nhật tin tức và đọc, nhưng nói thật giờ mới biết đại hội thể dục thể thao đã diễn ra xong xuôi rồi. Phải bàn đến đầu tiên là truyền thông, không phải chưa tốt mà là quá kém. Bỏ mấy hàng tỉ đồng mà truyền thông không ai biết, người dân họ không biết thì sao có thể tham gia và cổ vũ được chứ. Thứ hai là công tác chuẩn bị kém chuyên nghiệp. Một đại hội toàn quốc mà tổ chức như hội thao của huyện.
Trả lờiXóa