Kiều Linh
Chuyện
gì cũng vậy, cứ ầm ầm ĩ ĩ để rồi sau một thời gian sẽ lắng xuống. Tuy nhiên dư
âm của nó sẽ như thế nào mới là chuyện đáng nói và chuyện ầm ĩ như vậy sẽ ảnh
hưởng đến đâu, ai chịu ảnh hưởng, ai chịu trách nhiệm mới là vấn đề đáng bàn .
Cuối
cùng thì câu chuyện “tuổi thật, tuổi giả” của cầu thủ bóng đá Công Phượng cũng
có hồi kết, và một cái kết có hậu. Ừ thì cứ nói có hậu cho em ấy được vui bởi
vừa qua Sở tư pháp tỉnh Nghệ An có văn bản chính thức trả lời “đúng là Công Phượng 19 tuổi”.
Sự
thật ba năm rõ mười lăm rồi, giờ đây chẳng có báo chí nào vào cuộc giật tít,
câu viu người đọc về câu chuyện của cầu thủ này.
Ờ
thì có gì đâu để mà bàn, giờ thì chỉ còn lại sự bẽ bàng cho những người gọi là
“đi điều tra, đi tìm sự thật”. Không biết họ đang nghĩ gì? Chỉ thương và tội
nghiệp cho gia đình em Công Phượng, mất ăn, mất ngủ cũng chỉ vì những tờ báo lá
cải và cũng phải khâm phục em ấy bởi dù các phương tiện thông tin đại chúng đưa
tin không tốt về em, nhưng em vẫn vững tin để tập luyện, cố gắng đạp lên búa
rìu dư luận, phấn đấu để đạt được những gì mà em mơ ước.
Còn
những người “đã đi tìm sự thật” và làm hẳn một chương trình phát sóng trên
truyền hình để cả nước xem, bây giờ sự thật được làm sáng tỏ, họ sẽ phải chịu
trách nhiệm về những việc mà mình đã làm tổn thương đến người khác? Nhà nước ta
cho cái quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, nhưng không phải là cứ thích nói
thế nào cũng được, không phải dùng ngòi bút của mình để bẻ cong sự thật hoặc
giờ đây sự thật được phơi bày thì họ im lặng hay chỉ là đưa ra một lời xin lỗi
suông sau khi đã làm những trò lố không thuộc phận sự của mình.
Theo khoản 2 Điều 15 Luật Báo chí,
báo chí phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên
tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá
nhân. Bên cạnh đó, nếu cá nhân hay cơ
quan, tổ chức cho rằng báo đăng sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín, gây thiệt
hại về tài sản thì họ có quyền khởi kiện báo chí ra tòa để yêu cầu bồi thường
theo Điều 611 BLDS. Ngoài ra, nếu nhà báo cố tình đưa thông tin sai sự thật thì
tùy động cơ, tính chất, mức độ, hành vi vi phạm mà có thể bị xử lý hình sự về
tội vu khống hoặc tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân…
Cũng theo Nghị định 02/2011 của Chính
phủ, nếu báo chí thông tin sai sự thật nhưng chưa nghiêm trọng thì bị phạt tiền
từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Nếu thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng
nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Người vi phạm
còn có thể bị phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, tước thẻ
nhà báo ...
Vậy chiểu theo những quy định trên
thì những người đã đưa thông tin sai sự thật, ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm
của cá nhân cầu thủ bóng đá Nguyễn Công Phượng, thiết nghĩ phải được xử lý
nghiêm, không thể chỉ là một lời xin lỗi suông !
Chuyện chẳng có gì nghiêm trọng có nhất thiết báo chí phải thổi phồng lên như thế không? Không nên làm xáo trộn ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống của Nguyễn Công Phượng cũng như gia đình của em ấy. Thử hỏi nếu như Công Phượng không tài giỏi trong bóng đá thì chắc chuyện này sẽ chẳng bao giờ xảy ra.
Trả lờiXóaMà đúng người của công chúng công nhận phải nhận nhiều điều thị phi, cứ như thế này thì chắc chẳng ai dám phấn đấu đưa tên tuổi mình đi lên hết, không dám cầu tiến vì sợ bị soi mói quá nhiều vào đời tư.
Trả lờiXóaThế đấy bạn ạ, giỏi cũng không được yên, dốt cũng bị chê đủ điều, trong cuộc sống con người ta cứ biết nhìn nhau mà sống có phải tốt đẹp hơn không?
XóaCũng phải công nhận trong chuyện này Công Phượng khá bình tĩnh, em chọn cách im lặng là tốt nhất, cuối cùng em ấy cũng được yên thân. Thiết nghĩ báo chí cứ làm ầm như thế rồi được thời gian là im ắng và dần được lãng quên, vậy có nhất thiết phải làm như thế không, lại ảnh hưởng cả hai bên, chuyện thật vô bổ.
Trả lờiXóaTóm lại là cứ để em ấy được phát triển bình thường như bao cầu thủ khác.
Trả lờiXóaViệc đưa ra những nhận định thiếu khách quan như vậy của cơ quan truyền thông và của một chương trình quốc gia như thế ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống ngay người bị hại, là hành vi xâm phạm nghiêm trọng các quyền lợi của công dân mà pháp luật bảo vệ. Chính vì vậy cần phải xử lý nghiêm vi phạm này nhất là trong tình hình ngày nay khi các phương tiện truyền thông nhiều khi đưa tin rất thiếu trách nhiệm!
Trả lờiXóa